cho sản xuất nơng nghiệp sẽ khác với các nước có điều kiện tự nhiên khơng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Sáu là, quy mô, tốc độ gia tăng dân số có tác động đến việc xây dựng và thực
hiện chính sách nơng nghiệp của một quốc gia. Một quốc gia mà có quy mơ dân số lớn, có tốc độ gia tăng dân số nhanh thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm là rất lớn, do đó sẽ có cách quan tâm tương đối đặc thù so với một quốc gia quy mô dân số nhỏ, tốc độ gia tăng chậm.
Bảy là, chính sách nơng nghiệp cịn chịu sự tác động của điều kiện thực hiện bản
thân chính sách. Chính sách nơng nghiệp được xây dựng phải dựa trên điều kiện kinh tế, trình độ phát triển của một quốc gia cụ thể. Các mục tiêu và giải pháp của chính sách nơng nghiệp khơng thể vượt quá các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và từng khu vực, vùng miền. Nếu thốt ly điều kiện thực thi chính sách nơng nghiệp sẽ khó có cơ hội thành cơng.
1.2.5. Vai trị của chính sách nơng nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội hội
Chính sách kinh tế là công cụ, phương tiện không thể thiếu được của nhà nước quản lý điều hành nền kinh tế. Thơng qua những chính sách kinh tế cụ thể sẽ truyền các tác động quản lý kinh tế của nhà nước đến các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Chính sách kinh tế là cách thức, biện pháp để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch và chiến
lược phát triển kinh tế của đất nước. Thực tiễn vận hành nền kinh tế của đất nước, nhất là trong 20 năm đổi mới vừa qua, chúng ta có thể nhận thấy trong cơ chế quản lý kinh tế, các chính sách kinh tế là yếu tố năng động nhất, có tính nhạy cảm rất lớn trước những biến động của đời sống kinh tế - xã hội của nước ta. Chính tính năng động, sự nhạy cảm này đã tạo ra nhu cầu không ngừng hồn thiện hệ thống chính sách nhằm giải quyết những vấn đề mà đời sống kinh tế của đất nước đặt ra. Một bài học thấy rõ trong thời kỳ đổi mới đất nước là khi nào mà Nhà nước, các địa phương, ngành kịp thời xây dựng và thực hiện các chính sách phù hợp thì sẽ mang lại kết quả cao, và ngược lại khi nào Nhà nước, các địa phương, ngành chậm xây dựng và thực hiện các chính sách khơng phù hợp thì kết quả rất thấp.
Công cuộc đổi mới đất nước, mà trọng tâm và trước hết là đổi mới về kinh tế đã khẳng định vai trò to lớn của các chính sách kinh tế. Một hệ thống chính sách kinh tế đồng bộ và phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước trong mỗi giai đoạn lịch sử sẽ là nhân tố đóng vai trị quyết định đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, quá trình đổi mới cũng cho chúng ta khơng ít bài học về việc xây dựng và thực thi chính sách kinh tế khơng thích hợp đã có tác động xấu đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
Chính sách kinh tế nông nghiệp là một bộ phận quan trọng của hệ thống chính sách phát triển kinh tế. Vai trị của chính sách kinh tế nơng nghiệp được thể hiện trên các phương diện sau đây:
Một là, chính sách kinh tế nông nghiệp tạo lập môi trường thuận lợi, phát huy
quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân, góp phần quan trọng trong việc giải phóng mọi năng lực sản xuất. Nó huy động và thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực như vốn, đất đai, khoa học công nghệ, sức lao động... để thúc đẩy kinh tế, nông nghiệp phát triển.
Hai là, chính sách kinh tế nơng nghiệp có tác động thúc đẩy quá trình chuyển
Ba là, chính sách kinh tế nơng nghiệp tác động trực tiếp đến các hộ gia đình, tổ
chức và cá nhân trong việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, khai thác tiềm năng đất đai, lao động… ở nông thôn. Đồng thời, điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho phát triển nơng nghiệp, thúc đẩy q trình xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn, xây dựng nơng thơn mới, theo hướng hiện đại, văn hóa, văn minh.
Bốn là, chính sách kinh tế nơng nghiệp có vai trị thúc đẩy cho sự sản xuất hàng
hóa tập trung của người nơng dân, góp phần khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nơng thơn.
Năm là, chính sách kinh tế nơng nghiệp có vai trị làm cơ sở cho việc thực hiện
các giải pháp khác nhằm không ngừng phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực nông thôn.