Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ phòng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà (Trang 51 - 52)

Cơ sở vật chất là một trong những nhân tố quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Nó là yếu tố đảm bảo về điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện. Đồng thời hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ phòng được tạo ra lại là yếu tố quan trọng tác động đến mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng bởi năng lực và tính tiện ích của nó. Một khách sạn muốn phát triển kinh doanh lưu trú phải có một hệ thống cơ sở vật chất tốt. Cho nên có thể nói rằng trình độ phát triển của cơ sở vật chất-kỹ thuật là điều kiện, đồng thời cũng là sự thể hiện trình độ phát triển của một khách sạn.

Qua phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ phòng của khách sạn ở chương 2, ta có thể thấy hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như các trang thiết bị của khách sạn đã bị xuống cấp khá trầm trọng, một số đã trở nên không còn phù hợp với thị hiếu và thẩm mỹ của người tiêu dùng. Biện pháp khả thi nhất để nâng cao chất lượng cơ sở vật chất của khách sạn là đầu tư mua mới, đưa vào sử dụng các trang thiết bị hiện đại, đồng bộ kết hợp sửa sang, cải tạo lại các khu phòng và nâng cao ý thức giữ gìn tài sản chung cho nhân viên.

Trước hết, nhân viên bộ phận phòng phải tăng cường công tác bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị trong phòng khách.

Hàng ngày nhân viên phục vụ phòng phải lau bụi, làm vệ sinh các trang thiết bị trong phòng để kéo dài thời gian sử dụng của chúng vì “ của bền tại người”. Bên cạnh đó cùng với nhân viên ở bộ phận bảo dưỡng sửa chữa phải có sự kiểm tra, bảo dưỡng

thường xuyên hơn nữa các trang thiết bị kỹ thuật, máy móc trong phòng như điều hoà, tivi, hệ thống đèn, tủ lạnh,…và hệ thống điện, nước, điện thoại trong phòng. Đặc biệt nhân viên ở bộ phận phòng là những người thường xuyên trực tiếp quản lý, bảo vệ, kịp thời phát hiện những hỏng hóc để có những thông báo đến bộ phận bảo dưỡng, sửa chữa. Các nhân viên chú ý hơn tới khu vực tầng 4 và tầng 5 vì đây là hai tầng có các phòng có mức giá cao nhất. Vì thế, những máy móc đã quá cũ, hỏng cần thông báo ngay với ban quản lý nhằm thay thế bổ sung thiết bị mới mà vẫn đảm bảo tính đồng bộ với các trang thiết bị còn lại trong phòng.

Các dụng cụ, vật dụng trong phòng ngủ cũng cần được kiểm tra thường xuyên, nếu có hỏng hóc phải được sửa chữa, thay thế. Bên cạnh đó các đồ gỗ như giường, tủ, bàn ghế…cần được định kỳ làm mới.

Toàn bộ các phòng khách cần phải được sơn lại tường và nên đổi màu sơn khác như màu trắng hoặc màu xanh để không gian phòng được rộng và sáng hơn.

Thứ hai, khu vực hành lang mỗi tầng khách sạn nên bố trí một vài cây cảnh để cảnh quan thêm đẹp hơn. Đồng thời khách sạn cũng cần thực hiện việc trải thảm trong phòng khách và toàn bộ các hành lang khu vực buồng ngủ nhằm giảm tiếng ồn và tăng tính thẩm mỹ.

Dưới đây là biểu thống kê các trang thiết bị trong phòng khách cần phải bổ sung, thay mới:

Biểu 3.1: Các trang thiết bị trong phòng khách cần được bổ sung, thay mới

S TT Tên trang thiết bị Số lượng Đơn vị tính Nội dung đề xuất Thời gian hoàn thành Thành tiền

1 Tủ quần áo 3 chiếc Thay bản lề

cánh cửa tủ

Đến hết ngày 31/05

45.000

2 Giường ngủ 5 chiếc Thay lát giường 15/06 500.000

3 Tủ lạnh 1 chiếc Thay mới 30/06 1.200.000

4 Khăn mặt 200 chiếc Thay mới 31/05 2.400.000

5 Khăn tắm 200 chiếc Thay mới 31/05 8.000.000

6 Dép đi trong phòng 20 đôi Bổ sung 31/05 200.000

7 Kệ để đồ dùng cá nhân trong phòng tắm

40 chiếc Thay mới 31/05 200.000

8 Ấm đun nước 5 chiếc Bổ sung 30/06 300.000

9 Tổng 12.845.000

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà (Trang 51 - 52)