Định hướng đổi mới cơ chế quản lý

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo (Trang 79 - 82)

Y tế

3.2. Định hướng đổi mới cơ chế quản lý

3.1.1. Quan điểm đổi mới

Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay, việc đổi mới đó cần phải dựa trên cơ sở các quan điểm có tính nguyên tắc sau:

- Việc đổi mới cơ chế tổ quản lý các TCSN công trong lĩnh vực giáo dục, phải được thực hiện đồng thời với việc đổi mới vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ giáo dục tại nền kinh tế thị trường theo hướng chuyển dần vai trò "nhà nước trực tiếp cung ứng" sang vai trò "nhà nước đảm bảo sao cho dịch vụ giáo dục và đào tạo được cung ứng". Hiện không còn chính sách như thời bao cấp do vậy nhà nước cần phải tập trung vào việc tạo khuân khổ luật pháp và ban hành chính sách sao cho các dịch vụ giáo dục và đào tạo được cung cấp đầy đủ cho người dân. Khi đó nhà nước không nên can thiệp sâu và trực tiếp vào hoạt động tác nghiệp của các tổ chức mà cần trao quyền tự chủ, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức này.

- Đưa mạnh hơn nữa cơ chế thị trường vào hoạt động của các cơ sở này nhằm phân bổ nguồn lực hợp lý hơn và góp phần tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả hoạt động.

- Phải thống nhất loại hình tổ chức cho các trường công lập và việc thành lập, tổ chức và hoạt động cần được thể chế hóa bằng một bộ Luật riêng. Đồng thời phải tạo môi trường cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo công và giữa cơ sở công với các cơ sở ngoài công lập.

- Tăng quyền tự chủ hoạt động thực sự cho các cơ sở công về các vấn đề tổ chức nội bộ, nhân sự, cơ chế trả lương và cơ chế tài chính. Cần phải tháo dỡ các rào cản về cơ chế đang cản trở hoạt động của các đơn vị này. Một mặt tăng quyền tự chủ cho các tổ chức này thì phải đi đôi với tăng cường giám sát, kiểm tra và đánh giá hoạt động của các trường.

- Đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức công cung ứng dịch vụ giáo dục cần đi đôi với việc mở rộng và tăng cơ hội tiếp cận giáo dục của người dân nói chung và đối với người nghèo, những đối tượng dễ bị tổn thương nói riêng, Nhà nước cần ưu tiên cho các vùng nghèo và đảm bảo cho người nghèo được hưởng các dịch vụ giáo dục cơ bản. Bện cạnh đó nhà nước cần phải đầu

tư vào giáo dục cơ bản mà tư nhân không muốn tham gia nhưng lại có lợi ích xã hội lớn

- Giáo dục cấp phổ thông Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ chốt trong cung ứng dịch vụ giáo dục phổ thông. Nhưng cũng cần đẩy mạnh mở cửa cho khu vực tư nhân tham gia vào cung cấp dịch vụ giáo dục phổ thông nhằm bổ sung cho cung về dịch vụ do nhà nước cung cấp.

- Đối với giáo dục đại học và cao đẳng Nhà nước nên giảm dần qui mô cung cấp dịch vụ giáo dục đại học và cao đẳng về tương đối, tiến tới Nhà nước ưu tiên, tập trung nhiều hơn vào một số lĩnh vực giáo dục mang lại lợi ích chung cho xã hội. Cần mở cửa mạnh hơn lữa cho khu vực tư nhân tham gia cung ứng và khi đó nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô.

- Riêng đối với các trường đại học công lập nhất thiết phải thực hiện chức năng nghiên cứu và phải thiết lập quan hệ hợp tác với bên ngoài.

- Nhà nước nên chuyển phương thức quản lý theo đầu vào sang phương thức quản lý dựa vào kết quả đầu ra đối với tất cả các trường công lập, xóa bỏ cơ chế quản lý tài chính theo phương thức cấp theo đầu vào trước đây, mà phân bổ ngân sách theo đầu ra, dựa vào số học sinh tốt nghiệp, kết quả đào tạo và quá trình hoạt động của trường.

- Phải xóa bỏ cơ chế quản lý tài chính theo mô hình “hành chính, bao cấp” trước đây đối với các trường công sang mô hình quản lý tài chính “tự chủ, linh hoạt như một doanh nghiệp”. Đổi mới cơ chế cấp ngân sách cho các trường công lập theo hướng này, nhưng vẫn cần có chính sách ưu tiên ngân sách cho các vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế còn khó khăn.

- Cần phải có cơ chế cho nguồn thu sự nghiệp hợp lý hơn, để tạo điều kiện các trường có thể đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhằm đáp ứng được những yếu cầu tình hình hiện nay. Nhà nước cần tách việc hỗ trợ cho học sinh nghèo ra khỏi tài chính của trường. Đồng thời, thành lập quỹ học bổng hỗ trợ cho

học sinh, sinh viên nghèo và cấp học bổng theo một qui trình xét duyệt thống nhất.

3.2.2. Mục tiêu.

- Tăng số lượng và chất lượng dịch vụ giáo dục ở tất cả các bậc học, đồng thời cải cách phải làm tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ của người nghèo.

- Tạo môi trường cạnh tranh và buộc các tổ chức công lập, trước hết là các trường đại học công lập, hoạt động phải cạnh tranh lẫn nhau, đồng thời cạnh tranh với các trường đại học ngoài công lập khác.

- Đối với các trường công cung cấp dịch vụ giáo dục phổ thông, mục tiêu là tăng chất lượng dạy và học và tăng hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.

- Đối với các trường đại học, mục tiêu trung và dài hạn là: (1) tăng chất lượng dạy và học, (2) tăng hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và giảm sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, (3) phát huy tính sáng tạo của đội ngũ giáo viên, (4) đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng ở các trường đại học công lập và tạo dựng mối quan hệ hợp tác nghiên cứu giữa: trường-trường, trường- viện và trường-doanh nghiệp.

- Tạo điều kiện để các TCSN công trong lĩnh vực giáo dục sớm thích nghi với môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w