Một số nhìn nhận đánh giá

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo (Trang 73)

Y tế

2.3. Một số nhìn nhận đánh giá

Trong những năm vừa qua, đã có nhiều chủ chương, chính sách cải cách đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo được tiến hành và đã mang laị một số kết quả bước đầu. Hiện Nhà nước xóa bỏ dần cơ chế bao cấp hoàn toàn cho lĩnh vực này thông qua chủ trương xã hội hóa giáo dục, cho phép các trường công lập được tự chủ hơn về tài chính và thực hiện việc tuyển dụng và sử dụng lao động theo tinh thần của Bộ Luật lao động hiện hành. Những chính sách mới đó bước đầu đã có tác động làm tăng nguồn thu cho các cơ sở giáo dục và đào tạo, góp phần làm tăng quy số đào tạo.

Bên cạnh một số kết quả đã đạt được, những cải cách về cơ chế trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập và tồn tại nhiều vấn đề mâu thuẫn đang ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực này. Nhiều bất cập và hạn chế của cơ chế quản lý giáo dục và đào tạo đã được trình bày ở phần trên.

Thứ nhất: Hiện các tổ chức sự nghiệp trong giáo dục, cung như các TCSN công nói chung cơ chế hoạt động vẫn như một co quan hành chính, kéo theo đó là cơ chế nhân sự trong giáo dục cung mang tính hành chính theo. Quyền chủ động của các cơ sở giáo dục ở địa phương là rất hạn chế, quyền quyết định về nhân sự chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các cơ quan có thẩm quyền.

Thứ hai: Hiện chủ trương của nhà nước là ngày càng gia tăng quyền tự chủ cho các trường nhưng lại thiếu một cơ chế quản lý, giám sát và kiểm soát cán bộ. Vì thực chất tăng quyền tự chủ là tăng quyền cho thủ trưởng các đơn vị này, như vậy không có một cơ chế quản lý, đánh giá và kiểm soát thủ trưởng các đơn vị thì làm sao ta có thể khẳng định việc hoạt đông của trường là hiệu quả.

Thứ ba: Cơ cấu chi tiêu ngân sách hiện nay còn mất cân đối, tỷ lệ chi cho đầu tư là rất thấp mà chủ yếu là chi thường xuyên. Khi đó việc xem xét hiểu quả đầu tư ngân sách cho ngành giáo dục những năm qua vẫn còn bị bỏ ngỏ ỏ các cấp chính quyền. Chính do vậy mà cơ sở vật chất, của các cơ sở giáo dục công lập hiện nay, nhất là giáo dục phổ thông không đáp ứng nhu cầu dạy và học, ở nhiều nơi đang xuống cấp nghiêm trọng do qui mô học sinh tăng. Điều này tất yếu chất lượng đào tạo của các trường là không cao. Hiện bản thân Bộ Giáo dục và Đào tạo không thể kiểm soát được nguồn lực tài chính dành cho chính ngành mình quản lý, do bộ máy quản lý các cơ sở GD- ĐT còn bị phân tán và nhiều bất cập, trong khi qui mô giáo dục đang tăng lên

Thứ tư: Hiện nguồn tài chính hoạt động của các trường chủ yếu là trông chờ vào ngân sách rót xuống, mà nguồn ngân sách thì hạn hẹp chỉ đủ để các trường chi cho thường xuyên. Khi đó cơ chế học phí hiện hành còn rất nhiều hạn chế, các trường vẫn chưa thể chủ động nguồn tài chính để hoạt động.

Thứ năm là: mặc dù ngân sách nhà nước cho GD-ĐT tăng lên cả về tuyệt đối và tương đối trong tổng chi ngân sách nhà nước, nguồn ngân sách này vẫn còn quá ít so với nhu cầu tổ chức và thực hiện quá trình giáo dục trong những năm tới đây. Điều này đặt ra nhu cầu xã hội hoá giáo dục là một vấn đề cấp bách và không thể tránh khỏi. Một vấn đề khác là cơ chế cấp phát và bao cấp tài chính hiện nay không tạo động ra động lực để các trường quan tâm đến việc cải thiện chất lượng dạy và họ. Vì với cơ chế hiện cấp tài chính theo đầu vào dựa trên số lượng học sinh, sinh viên của các trường, mà không cần quan tâm đến chất lượng đầu ra và hiệu quả hoạt động của trường. Như vậy làm sao nền giáo dục nước ta chánh khỏi sự tụt.

Thứ sáu là: sự đầu tư phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền về cả cơ sở vật chất và lực lượng giáo viên. Mặc dù nhà nước đã thực hiện một số chính sách, nhưng các vùng xa xôi và các vùng nghèo việc đầu tư cho các

vùng này còn hạn chế, các vùng này cần được hỗ trợ nhiều hơn nữa phát triển giáo dục.

Thứ bảy là: Các cơ chế chính sách được ban hành thiếu đồng bộ gây cản trở cho các trường công trong triển khai thực hiện và chưa tạo ra các tác động như các nhà hoạch định chính sách mong đợi. Sự thiếu đồng bộ thể hiện rõ nhất qua các chính sách cho phép các trường tự chủ về tài chính, trong khi một loạt các chính sách khác như cấp phát ngân sách, chính sách học phí, chính sách học bổng và miễn giảm học phí và đặc biệt là cơ chế nhân sự như tuyển dụng và sử dụng nhân lực chưa được thay đổi ở mức tương ứng. Điều này phản ánh một nguyên tắc cơ bản, đó là một cơ chế, chính sách ra đời sẽ khó có thể đưa vào cuộc sống nếu thiếu các chính sách hỗ trợ cũng được thực hiện một cách nhất quán và đồng bộ. Các chính sách hiện hành đang níu kéo nhau, kìm hãm nhau thay vì chúng cần bổ sung cho nhau và tác động hỗ trợ cho nhau. Điều này khẳng định chất lượng yếu kém trong xây dựng và thực thi cơ chế chính sách.

Thứ tám là: thực hiện nguyên tắc thị trường đối với hoạt động của các cơ sở công và thực hiện chính sách xã hội trong giáo dục là hợp lý trong bối cảnh của nền kinh tế. Tuy nhiên, các cơ chế chính sách hiện nay chưa tách bạch được hai mảng vấn đề này. Một đơn vị sự nghiệp có thu chỉ thực hiện được chính sách xã hội nếu khả năng về tài chính cho phép, tức là phát huy được cơ chế tự chủ để tăng nguồn thu mà pháp luật cho phép (hoặc tiết kiệm chi phí). Như vậy đang có sự nhầm lẫn giữa chính sách xã hội do Nhà nước thực hiện và chính sách xã hội do trường thực hiện. Thực trạng trên đây làm cho các trường công rất lúng túng trong thực hiện cơ chế tự chủ.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP VỀ ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ CÁC TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP CÔNG TRONG LĨNH VỰC

GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

3.1. Một số mục tiêu cụ thể phát triển giáo dục đến năm 2010

Nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở các trình độ vào năm 2010 đạt 40%, trong đó từ cao đẳng trở lên 6%, trung học chuyên nghiệp 8%, công nhân kỹ thuật 26%. Thực hiện phổ cập trung học cơ sở trong cả nước. Cụ thể:

- Giáo dục mầm non: đến năm 2010 hầu hết trẻ em đều được chăm sóc, giáo dục bằng những hình thức thích hợp. Tăng tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ từ 15% năm 2005 và 18% năm 2010. Đối với trẻ 3-5 tuổi tăng tỷ lệ đến trường, lớp mẫu giáo từ 58% năm 2005 lên 67% vào năm 2010; riêng trẻ em 5 tuổi tăng tỷ lệ huy động đến mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp 1 từ 85% năm 2005 lên 95% vào năm 2010.

- Giáo dục phổ thông: thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí , thể, mỹ. Cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp; tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực. Tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường từ 97% năm 2005 lên 99% năm 2010.

- Trung học cơ sở: Cung cấp cho học sinh học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở , tạo điều kiện để học sinh tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống lao động. Đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở ở trong cả nước 2010. Tăng tỷ lệ học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi lên 90% vào năm 2010.

- Trung học phổ thông: Tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thông từ 45% năm 2005 lên 50% vào năm 2010.

- Giáo dục nghề nghiệp: nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại. Gắn đào tạo vói nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động...

- Trung học chuyên nghiệp: thu hút học sinh trong độ tuổi vào các trường trung học chuyên nghiệp đạt 15% vào năm 2010. Dạy nghề : thu hút học sinh sau trung học cơ sở vào học các trường dạy nghề từ 10% năm 2005 lên 15% năm 2010. Dạy nghề bậc cao: thu hút học sinh sau trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp vào học các chương trình này từ 5% năm 2005 lên 10% năm2010.

- Giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học: Nâng tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân từ 118 năm học 2000-2001 lên 200 vào năm 2010. Tăng quy mô đào tạo thạc sỹ từ 11.727 học viên năm 2000 lên 38.000 , nghiên cứu sinh từ 3.870 năm2000lên15.000vàonăm2010.

- Giáo dục không chính quy: củng cố và nâng cao kết quả xoá mù chữ cho người lớn, đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện có hiệu quả các chương trình sau xoá mù chữ, bổ túc trên tiểu học để góp phần thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010.

- Giáo dục trẻ khuyết tật: Tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được học tập ở một trong các loại hình lớp hoà nhập, bán hoà nhập hoặc chuyên biệt, đạt tỷ lệ 70% vào năm 2010

3.2. Định hướng đổi mới cơ chế quản lý

3.1.1. Quan điểm đổi mới

Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay, việc đổi mới đó cần phải dựa trên cơ sở các quan điểm có tính nguyên tắc sau:

- Việc đổi mới cơ chế tổ quản lý các TCSN công trong lĩnh vực giáo dục, phải được thực hiện đồng thời với việc đổi mới vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ giáo dục tại nền kinh tế thị trường theo hướng chuyển dần vai trò "nhà nước trực tiếp cung ứng" sang vai trò "nhà nước đảm bảo sao cho dịch vụ giáo dục và đào tạo được cung ứng". Hiện không còn chính sách như thời bao cấp do vậy nhà nước cần phải tập trung vào việc tạo khuân khổ luật pháp và ban hành chính sách sao cho các dịch vụ giáo dục và đào tạo được cung cấp đầy đủ cho người dân. Khi đó nhà nước không nên can thiệp sâu và trực tiếp vào hoạt động tác nghiệp của các tổ chức mà cần trao quyền tự chủ, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức này.

- Đưa mạnh hơn nữa cơ chế thị trường vào hoạt động của các cơ sở này nhằm phân bổ nguồn lực hợp lý hơn và góp phần tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả hoạt động.

- Phải thống nhất loại hình tổ chức cho các trường công lập và việc thành lập, tổ chức và hoạt động cần được thể chế hóa bằng một bộ Luật riêng. Đồng thời phải tạo môi trường cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo công và giữa cơ sở công với các cơ sở ngoài công lập.

- Tăng quyền tự chủ hoạt động thực sự cho các cơ sở công về các vấn đề tổ chức nội bộ, nhân sự, cơ chế trả lương và cơ chế tài chính. Cần phải tháo dỡ các rào cản về cơ chế đang cản trở hoạt động của các đơn vị này. Một mặt tăng quyền tự chủ cho các tổ chức này thì phải đi đôi với tăng cường giám sát, kiểm tra và đánh giá hoạt động của các trường.

- Đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức công cung ứng dịch vụ giáo dục cần đi đôi với việc mở rộng và tăng cơ hội tiếp cận giáo dục của người dân nói chung và đối với người nghèo, những đối tượng dễ bị tổn thương nói riêng, Nhà nước cần ưu tiên cho các vùng nghèo và đảm bảo cho người nghèo được hưởng các dịch vụ giáo dục cơ bản. Bện cạnh đó nhà nước cần phải đầu

tư vào giáo dục cơ bản mà tư nhân không muốn tham gia nhưng lại có lợi ích xã hội lớn

- Giáo dục cấp phổ thông Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ chốt trong cung ứng dịch vụ giáo dục phổ thông. Nhưng cũng cần đẩy mạnh mở cửa cho khu vực tư nhân tham gia vào cung cấp dịch vụ giáo dục phổ thông nhằm bổ sung cho cung về dịch vụ do nhà nước cung cấp.

- Đối với giáo dục đại học và cao đẳng Nhà nước nên giảm dần qui mô cung cấp dịch vụ giáo dục đại học và cao đẳng về tương đối, tiến tới Nhà nước ưu tiên, tập trung nhiều hơn vào một số lĩnh vực giáo dục mang lại lợi ích chung cho xã hội. Cần mở cửa mạnh hơn lữa cho khu vực tư nhân tham gia cung ứng và khi đó nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô.

- Riêng đối với các trường đại học công lập nhất thiết phải thực hiện chức năng nghiên cứu và phải thiết lập quan hệ hợp tác với bên ngoài.

- Nhà nước nên chuyển phương thức quản lý theo đầu vào sang phương thức quản lý dựa vào kết quả đầu ra đối với tất cả các trường công lập, xóa bỏ cơ chế quản lý tài chính theo phương thức cấp theo đầu vào trước đây, mà phân bổ ngân sách theo đầu ra, dựa vào số học sinh tốt nghiệp, kết quả đào tạo và quá trình hoạt động của trường.

- Phải xóa bỏ cơ chế quản lý tài chính theo mô hình “hành chính, bao cấp” trước đây đối với các trường công sang mô hình quản lý tài chính “tự chủ, linh hoạt như một doanh nghiệp”. Đổi mới cơ chế cấp ngân sách cho các trường công lập theo hướng này, nhưng vẫn cần có chính sách ưu tiên ngân sách cho các vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế còn khó khăn.

- Cần phải có cơ chế cho nguồn thu sự nghiệp hợp lý hơn, để tạo điều kiện các trường có thể đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhằm đáp ứng được những yếu cầu tình hình hiện nay. Nhà nước cần tách việc hỗ trợ cho học sinh nghèo ra khỏi tài chính của trường. Đồng thời, thành lập quỹ học bổng hỗ trợ cho

học sinh, sinh viên nghèo và cấp học bổng theo một qui trình xét duyệt thống nhất.

3.2.2. Mục tiêu.

- Tăng số lượng và chất lượng dịch vụ giáo dục ở tất cả các bậc học, đồng thời cải cách phải làm tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ của người nghèo.

- Tạo môi trường cạnh tranh và buộc các tổ chức công lập, trước hết là các trường đại học công lập, hoạt động phải cạnh tranh lẫn nhau, đồng thời cạnh tranh với các trường đại học ngoài công lập khác.

- Đối với các trường công cung cấp dịch vụ giáo dục phổ thông, mục tiêu là tăng chất lượng dạy và học và tăng hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.

- Đối với các trường đại học, mục tiêu trung và dài hạn là: (1) tăng chất lượng dạy và học, (2) tăng hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và giảm sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, (3) phát huy tính sáng tạo của đội ngũ giáo viên, (4) đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng ở các trường đại học công lập và tạo dựng mối quan hệ hợp tác nghiên cứu giữa: trường-trường, trường- viện và trường-doanh nghiệp.

- Tạo điều kiện để các TCSN công trong lĩnh vực giáo dục sớm thích nghi với môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

3.2.3. Một số giải pháp chủ yếu

1. Chuyển đổi trường công lập sang hình thức tổ chức một pháp nhân độc lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận và đưa cơ chế quản lý doanh

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w