1. Hiệu quả trả lương đối với đời sống người lao động
STT Loại lao động Số lao động Đơn vị Thu nhập bình quân 1 Lãnh đạo công ty 4 đ/người/tháng 7.600.000 2 Lao động quản lý 28 đ/người/tháng 4.500.000 3 Lao động phục vụ 66 đ/người/tháng 2.600.000 4 Lao động công nghệ 514 đ/người/tháng 1.791.294 5 Lao động toàn công ty 612 đ/người/tháng 2.040.401
Qua bảng số liệu trên cho thấy mặc dù tiền lương bình quân của bộ phận quản lý không chênh lệch quá cao so với tiền lương bình quân của lao động trực tiếp sản xuất, nhưng thu nhập bình quân thì lại có sự chênh lệch rõ nét. Đó là do các khoản phụ cấp giành cho bộ phận này nhìn chung là cao.
Kết quả là thu nhập bình quân của lãnh đạo công ty và bộ phận quả lý thì tương đối cao, nhưng tiền lương của người lao động thì còn thấp, nhưng nhìn chung với mức thu nhập bình quân 2.040.401 đồng của toàn công ty như hiện nay không phải là thấp.
Nguyên nhân của vấn đề thu nhập bình quân của lao động công nghệ còn thấp bởi đa số họ đều là lao động giản đơn, công việc không đòi hỏi trình độ cao, nhưng số lượng lao động này lại chiếm đa số. Đây cũng là một hạn chế trong công tác trả lương của công ty khi xác định đơn giá tiền lương cho bộ phận này còn quá thấp, thể hiện sự phân biệt quá cao trong cách trả lương cho người lao động. Điều đó sẽ không khuyến khích được họ tích cực làm việc, nâng cao năng suất lao động.
Mặt khác, trong quá thu thập ý kiến của người lao động trong công ty bằng việc phát 45 phiếu điều tra, thu về 45 phiếu và tất cả đều hợp lệ thì kết quả thu được cũng phản ánh một phần thu nhập của người lao động đối với đời sống của họ.
Kết quả điều tra về tình hình thu nhập của người lao động được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 27: Tình hình thu nhập của lao động năm 2007
STT Chỉ tiêu Tỷ lệ %
3 Đủ nuôi sống bản thân 21.3
4 Không đủ sống 11.1
5 Tổng 100
Theo như kết quả trên thì thấy tỷ lệ có thu nhập giành để tích lũy cao nhất (36%), tiếp đến tỷ lệ số lao động có thu nhập đủ nuôi sống gia đình và bản thân khá cao (31,6%) .Đây là một kết quả tốt phản ánh công tác tiền lương của công ty năm qua cũng có mặt tích cực.
Nhưng bên cạnh đó, vẫn tồn tại một bộ phận chỉ đủ nuôi sống bản thân mình, đặc biệt vẫn còn tồn tại bộ phận có thu nhập không đủ sống. Tuy con số này không phải là cao (21,3% và 11,1%), nhưng đây cũng là vấn đề cần quan tâm của các cán bộ tổ chức tiền lương cũng như lãnh đạo trong công ty, cần có chiến lược gì để nâng cao đời sống của bộ phận lao động này cũng như đời sống lao động toàn công ty khi tình hình giá cả đang ngày càng leo thang như hiện nay.
2. Hiệu quả công tác tiền lương đối với công ty
Phương pháp phân tích: So sánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình quân.
* Bước 1: Tính tốc độ tăng năng suất lao động và tiền lương bình quân kỳ kế hoạch và thực hiện: Công thức: Iw = kh th W W và IL = LLh k th Trong đó:
Iw, IL : Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân và tăng tiền lương bình quân;
Wth , Wkh : Mức năng suất lao động kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch;
Ith , Ikh : Tiền lương bình quân kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch. * Bước 2: Tính khả năng giảm giá thành sản phẩm:
Công thức: Z = ( w i I I -1 ) x d0
Z : % tăng (giảm) giá thành do tăng, giảm chi phí tiền lương/đơn vị sản phẩm;
do : Tỷ trọng tiền lương trong giá thành sản phẩm.
dựa vào phương pháp và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong năm qua, ta có kết quả sau:
Bảng 28: Tốc độ tăng tiền lương bình quân và năng suất lao động bình quân
STT Chỉ tiêu W L
1 Đơn vị đ/người/tháng đ/người/tháng
2 Kỳ kế hoạch 4.660.000 1.503.510
3 Kỳ thực hiện 5.307.500 1.632.321
4 Tốc độ tăng (I) 1,139 1,086
Tỷ trọng tiền lương trong giá thành sản phẩm của công ty: d0 = 0,321 => Z = ( 11,,139086 - 1 ) x 0,321 = - 0,028 < 0
Như vậy, theo kết quả như trên ta có tốc độ tăng năng suất lao động bình quân năm 2007 cao hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân (1,139 > 1,086)
=> Điều này là hợp lý, từ đó dẫn khả năng giảm giá thành cho công ty
(Z =- 0,028 < 0). Nó cũng cho thấy hiệu quả của công tác tiền lương trong năm qua. Tuy nhiên với khả năng giảm giá thành là (- 0,028) chưa phải là cao, do đó có thể đánh giá công tác tiền lương của công ty tuy có hiệu quả nhưng hiệu quả không chưa cao.
Nhận xét chung: Như vậy, công tác tiền lương của công ty cổ phần Diêm Thống Nhất trong năm qua đã đạt được những hiệu quả nhất định cả đối với đời sống người lao động cũng như đối với công ty. Tuy nhiên hiệu quả đạt được vẫn còn ở mức khiêm tốn, còn tồn tại những hạn chế chưa khắc phục được. Do đó, nhiệm vụ đặt ra là phải tiếp tục hoàn thiện công tác tiền lương của công ty trong thời gian tới.
Vậy công ty đã có phương hướng, chiến lược cũng như giải pháp gì cho thời gian tới?
PHẦN III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY LƯƠNG CỦA CÔNG TY