Thực trạng tài trợ hộ nghèo tại Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Kạn:

Một phần của tài liệu TÀI TRỢ VỐN ĐẦU TƯ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH BẮC KẠN (Trang 39 - 44)

II. Thực trạng tài trợ vốn hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn:

2.Thực trạng tài trợ hộ nghèo tại Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Kạn:

Bắc Kạn:

2.1. Tình hình thực hiện tài trợ hộ nghèo:

Từ ngày thành lập đến ngày 01 tháng 06 năm 2003, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn thực hiện quy trình tài trợ trực tiếp đến hộ nghèo theo Quyết định số 80A; Từ tháng 6 năm 2003 đến nay thực hiện quy trình tài trợ trực tiếp đến hộ nghèo theo Quyết định số 316/NHCS - KH ngày 02/05/2003 và văn bản số 676/NHCS - TD ngày 22/04/2007 của Tổng giám đốc NHCSXH. Tài trợ trực tiếp được hiểu, hộ nghèo trực tiếp nhận tiền vay không qua tổ chức trung gian.

* Điều kiện tài trợ:

Thực hiện theo Quyết định số 316/NHCS - KH ngày 02/05/2003, điều kiện vay vốn là hộ gia đình nghèo, được Tổ TK&VV bình xét, có tên trong danh sách 03/td chương trình vốn tài trợ hộ nghèo và được Uỷ ban nhân dân xã xác nhận. Như vậy khi xét duyệt đảm bảo tài trợ đúng người, đúng đối tượng và đúng với chủ trương, chính sách.

* Lãi suất tài trợ:

- Lãi suất tài trợ ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ Quyết định tài trợ từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Từ 01/07/2007 lãi suất tài trợ áp dụng thống nhất cho tất cả các vùng là 0,65%/tháng.

- Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi tài trợ.

* Phương thức tài trợ:

NHCSXH áp dụng phương thức tài trợ từng lần, nghĩa là người vay phải trả hết nợ lần trước, nếu tiếp tục là đối tượng thụ hưởng chính sách tài trợ mới được vay tiếp lần sau. Số tiền được vay lần sau có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn phụ thuộc vào nhu cầu của người vay và khả năng đáp ứng của NHCSXH.

Hiện nay, NHCSXH chỉ cho phép áp dụng tài trợ bổ xung để khôi phục sản xuất, kinh doanh đối với trường hợp người vay bị rủi ro bất khả kháng do nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn… để người vay có điều kiện khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.

Thủ tục tài trợ bổ xung:

- Căn cứ để NHCSXH tài trợ bổ xung là biên bản xác nhận nợ bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan có ghi nhu cầu vay vốn bổ xung để phục hồi sản xuất do Tổ TK&VV, các Tổ chức Chính trị - Xã hội xác lập.

- Thủ tục vay vốn: Hộ gia đình có dư nợ bị thiệt hại có nhu cầu vay vốn bổ xung viết giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất và khế ước nhận nợ (mẫu số 01/TD) ghi rõ nội dung thuộc “chương trình tài trợ … để khôi phục sản xuất kinh doanh bị rủi ro do nguyên nhân khách quan” gửi Tổ TK&VV để Tổ TK&VV lập danh sách: Họ và tên người vay, số tiền xin vay bổ xung tổ trưởng Tổ TK&VV ký danh sách đề nghị gửi NHCSXH.

Sau khi đã xét duyệt và giải quyết tài trợ NHCSXH gửi danh sách những hộ được vay cho Tổ TK&VV, gửi tổ chức Chính trị - Xã hội để theo dõi như quy định hiện hành.

* Thời hạn cho tài trợ:

Căn cứ vào chu kỳ phát triển của cây trồng vật nuôi để định thời hạn nợ, nhưng ở tỉnh Bắc Kạn đối tượng tài trợ chủ yếu là tài trợ chăn nuôi trâu, bò, trồng cây ăn quả, do vậy thời hạn tài trợ thường là 3 đến 5 năm. ngắn hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,63%.

* Mức tài trợ:

Theo quy định của Hội đồng quản trị NHCSXH, mỗi hộ được vay tối đa là 15 triệu đồng, nhưng thực tế ở Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn mức tài trợ bình quân 1 hộ trong những năm gần đây từ 7 đến 10 triệu đồng, mức vay như vậy là phù hợp với mỗi hộ nghèo vay vốn tại địa phương.

Bên cạnh đó, theo Nghị quyết số 16/NHCS -HĐQT ngày 05/02/2007 thì mức tài trợ tối đa đối với hộ nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh đầu tư vào các đối tượng tài trợ như: Chăn nuôi đại gia súc; Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày; Nuôi trồng thuỷ hải sản; Góp vốn với hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh ngành nghề truyền thống được thực hiện mức tài trợ tối đa là 30 triệu đồng/hộ với lãi suất 0,9%.

2.2. Kết quả tài trợ – Thu nợ:

Mục tiêu hoạt động của NHCSXH là nhằm giúp hộ nghèo thoát khỏi nghèo đói, vươn lên hoà nhập cộng đồng, có cuộc sống khá giả, từng bước biết làm giàu để sớm hoà nhập với nền sản xuất hàng hoá. NHCSXH tỉnh Bắc Kạn đã không ngừng tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất - kinh doanh cho hộ nghèo. Thực tế được thể hiện qua bảng số liệu về kết quả tài trợ – thu nợ tính đến 31/12/2007 đối với hộ nghèo như sau:

Bảng số 3: Bảng kết quả tài trợ – thu nợ đối với hộ nghèo của NHCSXH tỉnh BắcKạn

Đơn vị tính: triệu đồng, hộ, %

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007

1. Doanh số tài trợ hộ nghèo 20.518 47.690 79.392 120.454 179.720 2. Số lượt hộ vay vốn 4.784 9.372 12.211 15.743 14.562 3. Doanh số thu nợ 11.633 17.198 19.161 32.178 .87.263 4. Dư nợ cuối năm 78.257 115.941 182.377 281.177 447.621 Trong đó: - Nợ quá hạn 769 620 1.887 2.011 2.196 - Tỷ lệ 0.98 0.53 1.035 0.715 0.49 5. Số hộ nghèo còn dư nợ 16.418 21.424 28.001 36.543 33.562 6. Dư nợ bình quân 1 hộ 3,5 4,1 4,69 7,0 9,8 7. Tổng số hộ nghèo đói 12.604 10.740 7.140 31.141 29.934 8. Số hộ thoát nghèo 2.279 1.864 3.600 4.503 5.710

(nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Bắc Kạn)

* Về doanh số tài trợ: Thực hiện theo Quyết định, ngày 22/12/2004 NHNo&PTNT tỉnh đã bàn giao nguyên trạng việc tài trợ hộ nghèo sang NHCSXH tỉnh Bắc Kạn, với tổng dư nợ bàn giao: 36.570.941.100đ. Trong đó: Nợ trong hạn: 35.984.264.100đ; Nợ quá hạn: 432.807.300đ; Nợ khoanh: 153.869.700đ.

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy năm 2003 đến 2007 là giai đoạn thực hiện chương trình dự án xoá đói giảm nghèo của tỉnh.Với số hộ đói nghèo cả tỉnh theo số liệu điều tra chuyển sang năm 2003 là: 12.604 hộ/ 58.608 hộ, như vậy doanh số tài trợ của NHCSXH đến với các hộ nghèo qua các năm không ngừng tăng lên, tổng doanh số tài trợ trong 5 năm là 447.774 triệu đồng, với số lượt hộ được vay vốn là: 56.672 hộ.

Có được kết quả khả quan như trên là do NHCSXH tỉnh Bắc Kạn đã phối kết hợp cùng các Ban ngành trong tỉnh tham gia đồng bộ, từ khâu chuẩn bị tài liệu tập huấn nghiệp vụ đến khâu giải ngân, hướng dẫn tổ trưởng về quản lý, sử dụng vốn, nâng cao trách nhiệm của từng ngành, từ đó đảm bảo từng món vay có hiệu quả.

* Về doanh số thu nợ: Để tạo điều kiện cho người nghèo trả nợ, đồng thời để cán bộ tín dụng thường xuyên tiếp cận với khách hàng. NHCSXH cơ sở tổ chức tổ giao dịch lưu động xuống từng xã, kết hợp với tổ trưởng, chính quyền địa phương lên lịch thu vào một ngày nhất định. Ngân hàng uỷ quyền cho tổ trưởng thu lãi (không uỷ quyền thu gốc) vì vậy NHCSXH tỉnh Bắc Kạn thực hiện tương đối tốt công tác thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nợ gốc, lãi. Kết quả cụ thể thu nợ gốc được thể hiện qua các năm theo bảng trên, tỷ lệ thu lãi bình quân đạt 91,22% so với lãi phải thu của chi nhánh. Nguyên nhân lãi thu chưa cao là do, Tổ chức Chính trị -Xã hội các cấp chưa thực sự quan tâm và chưa có văn bản chỉ đạo đối với Tổ chức Chính trị - Xã hội cấp xã (tổ chức nhận uỷ thác) và đối với Tổ trưởng Tổ TK&VV trong việc thu lãi tồn đọng và thu nợ; Số dư nợ nhận bàn giao từ NHNo hiện tại nhiều hộ vay chây ỳ không trả nợ; Mặt khác kế hoạch thu NHCSXH giao là cao, do Chi nhánh xây dựng cao trên cơ sở dư nợ bình quân năm, thực tế đầu năm dư nợ thấp, cuối năm mới đẩy được dư nợ.

* Cơ cấu dư nợ theo thời hạn:

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn tài trợ hộ nghèo với thời hạn được xác định dựa trên nhu cầu sản xuất chăn nuôi của đối tượng vay vốn và thời hạn tài trợ phù hợp với quy định chung trong hệ thống NHCSXH là:

+ Tài trợ ngắn hạn: Dưới 12 tháng.

+ Tài trợ trung hạn: Từ trên 12 tháng đến 60 tháng.

Theo số liệu đến 31/05/2007 tổng dư nợ của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn là 287,8 tỷ đồng, trong đó: Dư nợ tài trợ ngắn hạn: 1,8 tỷ chiếm 0,63%/tổng dư nợ;

Dư nợ tài trợ trung hạn: 286 tỷ chiếm 99,27%/ tổng dư nợ.

Kết quả tài trợ của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua ta thấy dư nợ tài trợ trung hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, dư nợ tài trợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ… Qua thực tế cho thấy nhu cầu về vay trung hạn của người nghèo có xu hướng tăng lên, ngân hàng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu đó (biểu hiện ở tỷ trọng dư nợ trung hạn chiếm 99,27%/tổng dư nợ).

Việc tài trợ hộ nghèo với thời hạn càng dài thì càng là gánh nặng đối với cán bộ tín dụng. Đây là vấn đề khó, vì nó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải am hiểu chu kỳ sản xuất (cây, con, giống…) Để xác định thời hạn tài trợ và kỳ hạn thu nợ phù hợp, đảm bảo thu hồi vốn và lãi mà vẫn phục vụ được mục tiêu xoá đói giảm nghèo, giúp người nghèo phát triển sản xuất, vươn lên thoát khỏi nghèo đói.

2.3. Thực trạng chất lượng vốn tài trợ đối với hộ nghèo:

Tài trợ hộ nghèo không vì mục đích lợi nhuận, mục tiêu chính là xoá đói giảm nghèo với những đặc điểm riêng biệt, do đó chất lượng vốn tài trợ được xem như khả năng cam kết về pháp lý và độ tín nhiệm của hộ nghèo đối với ngân hàng.

Với quan điểm tài trợ hộ nghèo như trên, vấn đề chất lượng vốn tài trợ đối với hộ nghèo ở NHCSXH không thể hiểu theo nghĩa chất lượng vốn tài trợ thông thường như ở các Ngân hàng thương mại (tức là được định lượng bằng doanh số tài trợ,

doanh số thu nợ, lợi nhuận).

Chất lượng vốn tài trợ đối với hộ nghèo được định lượng thông qua khả năng tiếp cận, đáp ứng nhu cầu vốn của hộ nghèo của NHCSXH.

Hiệu quả mà đồng vốn đem lại như số hộ thoát khỏi đói nghèo, trình độ sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo được nâng lên. Để đảm bảo chất lượng vốn tài trợ NHCSXH phải có nguồn vốn đủ lớn, ngoài cân bằng thu, chi còn bổ sung tăng trưởng và bảo toàn vốn tự có cho chính mình.

Những năm qua, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn đã phục vụ tốt chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh và đặc biệt là chương trình xoá đói giảm nghèo. Đáp ứng nguồn vốn kịp thời phục vụ hộ nghèo phát triển sản xuất, chăn nuôi…. NHCSXH đã góp sức cùng các Ban ngành, Đoàn thể xã hội và bà con nông dân nghèo trong tỉnh làm hạ tỷ lệ hộ nghèo đói, từ 21,51% năm 2003 xuống còn 8,5% năm 2007 theo chuẩn nghèo cũ và 50,87% theo chuẩn nghèo mới với 12.246 hộ thoát nghèo. Nguồn vốn đã giải ngân tới tận tay hộ nghèo, không thông qua tổ chức trung gian, vốn đầu tư đúng đối tượng, chủ yếu là tài trợ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, tạo điều kiện cho hộ nghèo có việc làm, đời sống người dân vì thế mà ngày càng được cải thiện, góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương cũng như trong cả nước. Qua các lớp tập huấn do NHCSXH tổ chức trình độ hiểu biết về chính sách, quy trình nghiệp vụ tài trợ đối với Tổ trưởng Tổ TK&VV được nâng lên, thực hiện tốt trách nhiệm trong hợp đồng đã ký với NHCSXH.

2.3.1. Nợ quá hạn tài trợ hộ nghèo ở chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn.

Bảng số 4: Bảng dư nợ và nợ quá hạn qua từng năm đối với tài trợ hộ nghèo ở Chi nhánh NHCSXH tỉnh BắcKạn Đơn vị tính: triệu đồng, hộ, % Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tông dư nợ cuối kỳ 78.257 115.941 182.377 281.177 447.621

Trong đó: - Nợ quá

hạn 769 620 1.887 2.011 2.196

- Tỷ lệ 0.98 0.53 1.035 0.715 0.49

(nguồn: Báo cáo tổng kết 5 nămNgân hàng chính sách xã hội Tỉnh Bắc Kạn)

Bên cạnh những mặt đã đạt được qua số liệu về kết quả tài trợ - thu nợ ở bảng tổng hợp của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn cho ta thấy: Tỷ lệ nợ

quá, đây là chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá chất lượng vốn tài trợ của ngân hàng kết quả thực hiện qua các năm như sau. Mặc dù so với tỷ lệ bình quân chung toàn ngành thì tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn xét về tỷ lệ thì giảm nhưng về số nợ quá hạn lại tăng lên qua từng năm tỷ lệ thuận với sự tăng lên của dư nợ. Cụ thể: Năm 2003: 0.98%; Năm 2004: 0,53%; Năm 2005: 1,035%; năm 2006: 0,715%; năm 2007: 0,49% trên tổng dư nợ tài trợ.

Có thể nói rằng chất lượng vốn tài trợ đối với hộ nghèo của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn nhìn chung chưa được tốt. Nguyên nhân chủ yếu là do khí hậu khắc nghiệt dẫn đến mất mùa, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp. Có nhiều hộ vay vốn bị thiệt hại do nguyên nhân bất khả kháng gây ra nhưng chưa được các cấp, các ngành quan tâm xử lý theo chế độ quy định như: khoanh nợ, xoá nợ...; do hoạt đông của một số Tổ K&VV mang tính hình thức, chỉ quan tâm đến vấn đề giải ngân, chưa quan tâm đến việc kiểm tra sử dụng tiền vay không đôn đốc thu lãi, thu nợ khi đến hạn; Thời gian trước đây do công tác quản lý Tổ TK&VV còn lỏng lẻo nên đã xảy ra tình trạng một người vay nhiều sổ, một gia đình có nhiều thành viên cùng vay vốn ở các Tổ chức hội khác nhau dẫn đến khả năng trả nợ của hộ nghèo bị ảnh hưởng.

Một nguyên nhân khác là do đạo đức của Tổ trưởng Tổ TK&VV chưa được đề cao trong quá trình xét duyệt ở cấp cơ sở nên đã xảy ra nhiều trường hợp tổ trưởng xâm tiêu vốn của hộ vay, không thực hiện trả lãi, trả gốc đúng hạn cho ngân hàng. Trong khi lực lượng cán bộ tín dụng của NHCSXH lại quá mỏng chưa đủ để dàn trải quản lý các món vay theo quy định; Bên cạch đó các món vay cũ chuyển từ NHNo và kho bạc sang đã hết thời hạn gia hạn nợ, mặc dù đã được đôn đốc nhiều lần song do các hộ này thiếu ý thức, trây ỳ hoặc gặp khó khăn về tài chính để trả nợ.

Một phần của tài liệu TÀI TRỢ VỐN ĐẦU TƯ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH BẮC KẠN (Trang 39 - 44)