Một số tồn tại và giải pháp hoàn thiện trong công tác kế toán NVL tạ

Một phần của tài liệu Một số ý kiến nhận xét, đánh giá chung về tổ chức kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương (Trang 63 - 64)

Thực Phẩm Minh Dương.

Hiện nay văn phòng của công ty và các khu sản xuất được bố trí tại những địa điểm khác nhau, điều này nhiều khi gây khó khăn cho công tác quản lý của doanh nghiệp. Từ năm 2005, công ty đã tiến hành tập trung văn phòng và các nhà máy lại khu sản xuất Di Trạch, để tiện cho việc quản lý và điều hành công ty.

Bộ máy kế toán của công ty hiện nay phần lớn là những nhân viên trẻ, có năng lực được sắp xếp tương đối hợp lý, nhưng trình độ chuyên môn còn hạn chế. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu những thay đổi của chế độ kế toán hiện hành; và một số nhân viên trẻ tuổi nhiều khi chưa sáng tạo trong quá trình kế toán, làm việc chủ yếu là do quen với công việc.

Đồng thời do hiện nay vẫn thực hiện kế toán theo lối ghi chép thủ công. Do vậy trong trường hợp các nghiệp vụ kinh tế diễn ra nhiều, mà công ty lại hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên thì công việc ghi chép sẽ rất vất vả và dễ bị nhầm lẫn, ngoài ra với việc ghi chép theo lối thủ công như vậy, sổ sách kế toán của công ty thường nhiều, nên khi cần kiểm tra, đối chiếu số liệu thường mất nhiều thời gian, đồng thời vấn đề bảo quản, lưu trữ chứng từ, sổ sách của công ty cũng mất nhiều diện tích và chi phí. Vì vậy trong thời gian tới, công ty nên ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán nói riêng và công tác quản lý doanh nghiệp nói chung. Điều này sẽ tiết kiệm được nhiều nhân lực, giảm thiểu công việc ghi chép, và đảm bảo việc kiểm tra, đối chiếu số liệu, cung cấp thông tin cho quản lý được tiến hành nhanh chóng, chính xác.

Về hình thức kế toán, công ty áp dụng là “Chứng từ ghi sổ” nhưng công ty không mở Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, do đó nhiều khi cũng gặp khó khăn trong việc kiểm tra đối chiếu số liệu.

Về kế toán một số phần hành, ta thấy hiện nay công việc của kế toán tổng hợp thường rất nhiều vào cuối tháng. Tiến độ khâu kế toán này thường ảnh hưởng đến tiền độ của khâu khác Nguyên nhân là do:Một là, cuối tháng DN mới lập Chứng từ ghi sổ một lần. Hai là, công ty áp dụng phương pháp tính giá NVL xuất kho theo phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ. Công ty không sử dụng TK 151: Hàng mua đang đi đường để phản ánh nghiệp vụ mua hàng cuối tháng không về nhập kho. Khi phái sinh nghiệp vụ hóa đơn về trước hàng chưa về nhập kho thì kế toán vẫn lưu hóa đơn, chờ khi hàng

về tiến hành ghi nhận bút toán phát sinh. Việc ghi chép như vậy, khiến công ty không quản lý tốt được tài sản của mình. Công ty cũng không sủ dụng TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, và không tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. NVL của công ty mua ngoài mà giá cả thị trường luôn biến động, điều này làm khó khăn cho việc quản lý, cuối kỳ đối chiếu với các phần hành khác. Từ đó làm ảnh hưởng đến việc tính toán chi phí giá thành cho sản phẩm hoàn thành, từ việc kế toán thành phẩm và xác định kết quả cũng ảnh hưởng.

Về kho bãi về cơ bản là khá quy mô, nhưng cũng vướng phải thiếu xót ở khâu quản lý bảo quản NVL, khâu phân loại kiểm kê hàng hóa, thành phẩm…Việc vận chuyển NVL, vật tư từ kho nhà máy chính sang các nhà máy khác làm tốn nhiều chi phí và thời gian, dẫn đến hao hụt, việc quản lý cũng khó khăn hơn.

Trong phần hành kế toán TSCĐ hiện nay công ty trích khấu hao theo tháng, và TSCĐ tăng, giảm trong tháng này thì tháng sau công ty mới trích, hoặc thôi trích khấu hao. Điều này là chưa thật hợp lý đối với chế độ.

Một phần của tài liệu Một số ý kiến nhận xét, đánh giá chung về tổ chức kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w