Do những đặc điểm kinh doanh ở trên, từ nơi sản xuất phân tán, phần lớn tập trung tại trụ sở chính, điều kiện về kho bãi cách xa nhau, với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất thực phẩm…. ảnh hưởng rất nhiều đến công tác kiểm tra kế toán.
Về thời gian kiểm tra, không thể luôn luôn tiến hành kiểm tra hàng ngày đối với tất các các nhà máy, với từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các thông tin liên hệ giữa nhà máy bộ phận với trụ sỏ chính không được đầy đủ nhất, nhanh nhất,..mất khá nhiều thời gian hơn là sản xuất tập trung tại một khu công nghiệp.
Điều kiện kho bãi còn phân tán, công tác kiểm tra kế toán với phần hành hàng tồn kho còn gặp nhiều khó khăn. Mà hàng tồn kho là 1 bộ phận quan trọng, ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
Sản xuất mang tính mùa vụ, làm việc 24/24 ở các tháng cao điểm, đề ra cho công tác kế toán cần xây dựng phương pháp hạch toán lương, quản lý hàng hóa tồn, sản xuất ra một cách khoa học hơn để chủ động được trong sản xuất.
Phần III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY. 3.1. Kết quả đạt được.
3.1.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán.
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển đến nay CTCP Thực Phẩm Minh Dương đã từng bước lớn mạnh và đạt được nhiều thành công. Để đạt được điều đó bộ máy quản lý của công ty đã không ngừng được củng cố hoàn thiện. Do vậy công ty luôn biết cách đầu tư, nắm bắt thời cơ và vượt qua mọi chở ngại khó khăn để chèo lái công ty mình lớn nhanh, tiến mạnh, và tiến vững chắc trong nền kinh tế thị truờng vốn nhiều biến động. Là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm nên việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm đầu ra cho sản phẩm là điều doanh nghiệp luôn quan tâm chú ý. Do đó trong những năm gần đây công ty đã rất tích cực đầu tư, cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, vì thế số lượng sản phẩm doanh nghiệp ngày càng tăng, với chất luợng ngày càng cao, mẫu mã bao bì đẹp; điều đó đã tạo cho sản phẩm của doanh nghiệp có được vị thế cạnh tranh cao trên thị truờng.
Để công ty đạt được những thành công bước đầu đó, ta không thể không khẳng định vai trò của công cụ quản lý tài chính rất hiệu quả đó là bộ máy kế toán của công ty. Với hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, đã tạo điều kiện cho kế toán trưởng kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hơn nữa với hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung còn rất thuận tiện trong việc phân công, phân nhiệm, chuyên môn hóa công việc đối với từng nhân viên kế toán trong công ty. Chính điều đó đã tạo điều kiện để bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả mặc dù vẫn thực hiện bằng phương thức ghi chép thủ công.
Hiện nay với đội ngũ kế toán được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, các nhân viên kế toán đều có năng lực, nhiệt tình, năng động vì vậy đã xử lý các nghiệp vụ linh hoạt, nhanh chóng và hiệu quả, góp phần cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và có chất lượng cho công tác quản lý và điều hành của công ty.
Hệ thống chứng từ, sỏ sách của công ty sử dụng đều được lập đúng theo những quy định chung đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và hợp lệ của chứng từ, sổ sách và phản
ánh đầy đủ, chính xác tình hình biến động của doanh nghiệp. Quy trình luân chuyển và kiểm tra chứng từ của công ty cũng được thực hiên chắt chẽ, nên đã giúp kế toán trưởng và ban lãnh đạo công ty theo dõi sát sap được mọi hoạt động diễn ra tại công ty.
Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ được áp dụng tại công ty rất phù hợp với yêu cầu quản lý, với khối lượng công việc kế toán và trình độ của các nhân viên kế toán tại công ty. Nhờ đó thông tin kế toán được cung cấp, xử lý, kiểm tra kịp thời và chính xác. Ngoài ra, các báo cáo tài chính của công ty cũng luôn được lập đầy đủ, đúng hạn theo quy định của pháp luật và chế độ kế toán hiện hành.
Nhờ có đường lối lãnh đạo của ban giám đốc chặt chẽ, hợp lý và nhân viên trong công ty có tinh thần trách nhiệm cao nên công ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể như: Được Nhà nước trao tặng huân huy chương lao động hạng 1, 2,3. Đặc biệt. ngay từ giai đoạn đầu, công ty đã phấn đấu đạt tiêu chuẩn ISO9001 năm 2000 và HACCP CODE năm 2003.
3.1.2.Về một số phần hành kế toán cụ thể.
Thứ nhất, phần hành kế toán TSCĐ. Việc theo dõi TSCĐ theo từng nhà máy, từng bộ phận sử dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính và phân bổ chi phí tính khấu hao hợp lý, đồng thời còn nâng cao trách nhiệm của từng bộ phận sử dụng TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Do số lượng TSCĐ của doanh nghiệp không nhiều và các nghiệp vụ phát sinh tăng, giảm không thường xuyên nên việc công ty mở thẻ TSCĐ để phản ánh thông tin về từng TSCĐ cụ thể hoàn toàn phù hợp. Công ty sử dụng tương đối hoàn chỉnh, đầy đủ các tài khoản liên quan và việc chi tiết TK 211, TK 213, TK 214 theo những tài khoản cấp 2 là hợp lý và đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Thứ hai, phần hành NVL – CCDC. Do CTCP Thực Phẩm Minh Dương có 3 nhà máy, đóng trên dịa bàn khác nhau do vậy tại mỗi nhà máy công ty đều bố trí các kho NVL – CCDC riêng để đảm bảo quản lý chặt chẽ cả về số lượng, chất lượng, tránh hư hao, mất mát và góp phần cung cấp kịp thời cho quá trình sản xuất. Tại mỗi nhà máy đều có thủ kho, nhân viên bảo vệ và nhân viên kế toán theo dõi quản lý vật tư dưới sự quản lý chung của phòng vật tư công ty. Việc bố trí sắp xếp như vậy đảm bảo vật tư công ty được quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả.
Công ty áp dụng kế toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi thẻ song song, vì thế việc tổ chức, quản lý, kiểm tra, đối chiếu được chặt chẽ nhanh chóng thuận tiện.
Do đặc điểm của NVL – CCDC sử dụng tại công ty, nên việc mở sổ chi tiết NVL – CCDC theo từng kho, quản lý theo từng nhà máy, từng sản phẩm nên đã tạo thuận lợi trong việc tổng hợp chi phí NVL – CCDC để tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
Thứ ba, kế toán phần hành kế toán tiền lương và các khỏan trích theo lưong.
Hiện tại với đặc điểm công ty hoat động liên tục và thành phần lao động đa dạng: có người làm theo giờ hành chính, có người làm theo ca sản xuất, nhưng mà hầu hết họ đều nghỉ thứ 7, chủ nhật. Do đó cách tính lương theo đối tượng lao động của công ty áp dụng hiện nay là tương đối hợp lý: Với lao động làm hành chính thì lương tính theo ngày làm việc thực tê, với lao động làm ca thì tính lương theo sản phẩm.
Tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương chính sách đề bạt, khen thưởng, kỷ luật..đều được quy định rõ rang, cụ thể, điều đó tạo điều kiện tốt cho công ty quản lý nhân viên của mình, đồng thời khuyến khích được người lao động nỗ lực để đóng góp vào sự phát triển chung của toàn công ty, bởi lợi ích của họ đều được gắn liền với lợi ích của công ty.
Thứ tư, phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo yếu tố và tính giá thành theo từng loại sản phẩm nhìn chung là phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Việc tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm do vậy thông tin cung cấp đảm bảo kịp thời, chính xác cho các nhà quản lý kiểm soát được chi phí, nắm bắt được giá thành sản phẩm từ đó đưa ra các quyết định sản xuất, kinh doanh phù hợp cho công ty.
Thứ năm, phần hành kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Sản phẩm của công ty hầu hết là các loại thực phẩm, do đó việc quản lý, bảo quản để tránh hư hỏng là rất cần thiết. Nắm rõ được vấn đề này công ty đã thiết kế và đầu tư xây dựng hệ thống kho tàng tốt, phù hợp với từng loại sản phẩm và thuận tiện cho việc nhập – xuất kho thành phẩm để bảo quản hay tiêu thụ.
Công ty bán hàng theo phương thức trực tiếp, không thông qua khâu trung gian, điều này góp phần giúp công ty giảm được đáng kể chi phí bán hàng và làm tăng lợi nhuận cho công ty.
3.2. Một số tồn tại và giải pháp hoàn thiện trong công tác kế toán NVL tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương. Thực Phẩm Minh Dương.
Hiện nay văn phòng của công ty và các khu sản xuất được bố trí tại những địa điểm khác nhau, điều này nhiều khi gây khó khăn cho công tác quản lý của doanh nghiệp. Từ năm 2005, công ty đã tiến hành tập trung văn phòng và các nhà máy lại khu sản xuất Di Trạch, để tiện cho việc quản lý và điều hành công ty.
Bộ máy kế toán của công ty hiện nay phần lớn là những nhân viên trẻ, có năng lực được sắp xếp tương đối hợp lý, nhưng trình độ chuyên môn còn hạn chế. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu những thay đổi của chế độ kế toán hiện hành; và một số nhân viên trẻ tuổi nhiều khi chưa sáng tạo trong quá trình kế toán, làm việc chủ yếu là do quen với công việc.
Đồng thời do hiện nay vẫn thực hiện kế toán theo lối ghi chép thủ công. Do vậy trong trường hợp các nghiệp vụ kinh tế diễn ra nhiều, mà công ty lại hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên thì công việc ghi chép sẽ rất vất vả và dễ bị nhầm lẫn, ngoài ra với việc ghi chép theo lối thủ công như vậy, sổ sách kế toán của công ty thường nhiều, nên khi cần kiểm tra, đối chiếu số liệu thường mất nhiều thời gian, đồng thời vấn đề bảo quản, lưu trữ chứng từ, sổ sách của công ty cũng mất nhiều diện tích và chi phí. Vì vậy trong thời gian tới, công ty nên ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán nói riêng và công tác quản lý doanh nghiệp nói chung. Điều này sẽ tiết kiệm được nhiều nhân lực, giảm thiểu công việc ghi chép, và đảm bảo việc kiểm tra, đối chiếu số liệu, cung cấp thông tin cho quản lý được tiến hành nhanh chóng, chính xác.
Về hình thức kế toán, công ty áp dụng là “Chứng từ ghi sổ” nhưng công ty không mở Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, do đó nhiều khi cũng gặp khó khăn trong việc kiểm tra đối chiếu số liệu.
Về kế toán một số phần hành, ta thấy hiện nay công việc của kế toán tổng hợp thường rất nhiều vào cuối tháng. Tiến độ khâu kế toán này thường ảnh hưởng đến tiền độ của khâu khác Nguyên nhân là do:Một là, cuối tháng DN mới lập Chứng từ ghi sổ một lần. Hai là, công ty áp dụng phương pháp tính giá NVL xuất kho theo phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ. Công ty không sử dụng TK 151: Hàng mua đang đi đường để phản ánh nghiệp vụ mua hàng cuối tháng không về nhập kho. Khi phái sinh nghiệp vụ hóa đơn về trước hàng chưa về nhập kho thì kế toán vẫn lưu hóa đơn, chờ khi hàng
về tiến hành ghi nhận bút toán phát sinh. Việc ghi chép như vậy, khiến công ty không quản lý tốt được tài sản của mình. Công ty cũng không sủ dụng TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, và không tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. NVL của công ty mua ngoài mà giá cả thị trường luôn biến động, điều này làm khó khăn cho việc quản lý, cuối kỳ đối chiếu với các phần hành khác. Từ đó làm ảnh hưởng đến việc tính toán chi phí giá thành cho sản phẩm hoàn thành, từ việc kế toán thành phẩm và xác định kết quả cũng ảnh hưởng.
Về kho bãi về cơ bản là khá quy mô, nhưng cũng vướng phải thiếu xót ở khâu quản lý bảo quản NVL, khâu phân loại kiểm kê hàng hóa, thành phẩm…Việc vận chuyển NVL, vật tư từ kho nhà máy chính sang các nhà máy khác làm tốn nhiều chi phí và thời gian, dẫn đến hao hụt, việc quản lý cũng khó khăn hơn.
Trong phần hành kế toán TSCĐ hiện nay công ty trích khấu hao theo tháng, và TSCĐ tăng, giảm trong tháng này thì tháng sau công ty mới trích, hoặc thôi trích khấu hao. Điều này là chưa thật hợp lý đối với chế độ.
3.3. Kiến nghị về công tác kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương.
Từ thiếu xót của việc không sử dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ làm công tác kế toán gặp phải nhiều khó khăn, công ty nên lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để việc theo dõi, kiểm tra, đối chiếu số liệu và lập báo cáo tài chính được nhanh chóng và chính xác hơn. Đồng thời công ty cần vào sổ chứng từ ghi sổ hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Phòng TC – KT của công ty nên đưa ra biện pháp phân công công việc với từng nhân viên của mình một cách khoa học hơn, hạn chế được sự việc trồng chéo công việc vào cuối tháng của nhân viên kế toán tổng hợp. Từ đó để các nhân viên kế toán tại các nhà máy có thể phục vụ đắc lực hơn cho kế toán cấp trên.Công ty nên san xẻ bớt một số công việc của kế toán tổng hợp cho kế toán nhà máy, chẳng hạn: trong phần hành tiền lương và các khoản trích theo lương công ty nên để việc lập bảng tính lương tại các nhà máy, trang trại cho kế toán nhà máy, trang trại đó thực hiện, rồi chuyển về phòng TC – KT công ty để lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng tổng hợp thanh toán tiền lương toàn công ty. Để khắc phục tình trạng chậm trể trong việc trả lương cho CNV.
Trong phần hành kế toán NVL – CCDC nên để việc lập sổ chi tiết NVL – CCDC để kế toán nhà máy làm, rồi cuối tháng chuyển về phòng TC – KT công ty để kế toán tổng hợp lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho NVL – CCDC làm căn cứ đối chiếu kiểm tra với Sổ cái các tài khoản. Công ty nên sử dụng TK 159, TK 151 trong quá trình hạch toán NVL theo đúng Quyết định số QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006. Chuẩn mực kế toán số 02 về hàng tồn kho cần được công ty đưa vào áp dụng trong niên độ kế toán tới. Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Vì đây là công cụ hữu hiệu giúp bảo toàn vốn lưu động, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, giá cả luôn biến động.
Công ty nên nhập đầy đủ NVL cần dùng cho các nhà máy khác nhau tại kho nhà máy đó, để có thể cung cấp kịp thời cho quá trình sản xuất mà đỡ tốn chi phí và thời gian để vận chuyển từ nhà máy chính sang các nhà máy lẻ. Đồng thời công ty cũng nên xây dựng danh điểm vật tư, NVL để có thể quản lý chặt chẽ hơn.
Việc trích khấu hao, kế toán nên trích khấu hao TSCĐ theo ngày, khi có sự tăng giảm TSCĐ từ ngày nào thì nên trích (không trích) khấu hao từ ngày đó. Điều này vừa phù hợp với chế độ mà công ty vừa quản lý TSCĐ một cách khoa học hơn, việc tính