0
Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Lương cơ bản ( VLD1 )

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT LONG BIÊN (Trang 34 -46 )

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT LONG BIÊN

2.4.1. Lương cơ bản ( VLD1 )

Cán bộ công nhân viên trong các phòng ban nghiệp vụ , các phòng giao dịch trục thộc chi nhánh được hưởng 100% lương cơ bản .

Công thức tính :

VLD1 = TLMIN x ( HSL + PCNC ) x ( T1 : T0 ) Trong đó :

-VLD1 : Lương cơ bản của người lao động

-TLMIN : Mức tiền lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định -HSL : Hệ số lương của người lao động

-PCNC : Phu cấp nếu có của người lao động -T1 : Số ngày công làm việc thực tế trong tháng

-T0 : Số ngày làm việc trong tháng trước theo chế độ ( 22 ngày ) Phân tích công thức tính lương cơ bản :

*Chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam nằm trên địa bàn quận Long Biên thuộc thành phố Hà Nội nên theo quy định về mức tiền lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định thì TLMIN của chi nhánh = 620.000 đồng

*Số ngày công làm việc thực tế trong tháng ( T1 ) bao gồm cả ngày được hưởng nguyên lương theo chế độ hoặc nghỉ bù .

*Hệ số lương và phụ cấp nếu có của người lao động được quy định dựa theo nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ “ Quy trình hệ thống thang bảng lương và phụ cấp lương trong các Công ty nhà nước “ và các văn bản hướng dẫn bổ sung hiện hành .

Ví dụ minh họa : Hệ số lương và phụ cấp của phòng giao dịch Chương Dương tháng 11 năm 2008 như sau :

Bảng 3: Bảng hệ số lương và phụ cấp của CBNV thuộc phòng giao dịch Chương Dương STT Họ và tên Chức danh Ngạch lương Bậc HSL Phụ cấp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Nguyễn Thị Thoa Vũ Thị Hồng Lý Hoàng Thị Thanh Nguyễn Thị Loan Nguyễn Thị Yến Nguyễn Thị Huyền Lê Thị Thu Phan Kiều Oanh Nguyễn Xuân Toản

GĐ PGĐ PGĐ PGD KTV I KTV I KTV I KTV I KTV I KTV I CM-NV KTV I KTV I 7 2 5 2 1 1 12 3 2 4,2 2,65 3,58 2,65 2,34 2,34 3,89 2,96 2,65 0,4 0,3 - - - - - - - (Nguồn phòng hành chính nhân sự )

-Hệ số phụ cấp công việc chỉ áp dụng với các cán bộ quản lý trong chi nhánh là điều hoàn toàn hợp lý . Bởi các cán bộ trong chi nhánh giữ nhiệm vụ và vai trò quan trọng hơn các cán bộ công nhân viên khác trong chi nhánh nên đương nhiên phải được hưởng thêm hệ số phụ cấp . Nhiệm vụ và vai trò càng quan trọng thì hệ số phụ cấp càng cao .

*Ví dụ : Bà Nguyễn Thị Thoa giám đốc phòng giao dịch Chương Dương có : -HSL = 4,2

-PCNC = 0,4 -T1 = 22 ngày

Do đó lương cơ bản của giám đốc giao dịch trong thàng này là : VLD1 = 620.000 x ( 4,2 + 0,4 ) x ( 22 : 22 ) = 2.852.000 ( đồng ) Nhận xét :

Lương cơ bản mà chi nhánh trả cho người lao động có ưu điểm đó là :

-Đơn giản , dễ tính ,dễ hiểu , dễ quản lý , tạo điều kiện cho người quản lý và người lao động có thể tính toán một cách dễ dàng . Do lương cơ bản trả cho người

lao động tính theo ngày công làm việc thực tế của từng người lao động nên điều đó đã góp phần khuyến khích người lao động đi làm đầy đủ . Bởi vì nếu không tính lương cơ bản theo ngày công làm việc thực tế của người lao động thì sẽ dẫn tới tình trạng nếu một nhân viên nào đó trong tháng nghỉ làm việc một số ngày ( Số ngày làm việc đó chưa vi phạm kỷ luật ) thì cuối tháng nhân viên đó vẫn nhận đủ phần lương cơ bản của mình ( với số ngày làm việc là 22 ngày ) .

Tuy nhiên ngoài những ưu điểm nêu trên thì lương cơ bản trả cho người lao động trong chi nhánh cũng có những nhược điểm sau :

-Lương cơ bản mà người lao động nhận được không liên quan trực tiếp đến kết quả lao động của họ .Nhiều khi người lao động đi làm chỉ tính đến thời gian họ có mặt ở chi nhánh mà không làm việc dẫn tới tình trạng lãng phí thời gian làm việc . Tuy nhiên tiền lương trả cho người lao động bao gồm hai phần gồm lương cơ bản và lương kinh doanh đã khắc phục được nhược điểm này .

2.4.2.Lương kinh doanh ( VLD2 )

Lương kinh doanh trả cho từng người lao động chỉ được tạm chi hàng tháng do Giám đốc chi nhánh quyết định và chỉ được thanh toán khi quyết toán tiền lương hàng năm . Lương kinh doanh tạm chi hàng tháng cho người lao động nhiều hay ít tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng của chi nhánh .

Công thức tính :

VLD2 = HSLKD x HSĐC x HSHTCV x MLKDBQ

Trong đó :

-VLD2 : lương kinh doanh của từng người lao động

-HSLKD : Hệ số lương kinh doanh của từng người lao động -HSĐC : Hệ số điều chỉnh hệ số lương kinh doanh

-HSHTCV : Hệ số hoàn thành công việc

-MLKDBQ : Mức lương kinh doanh bình quân một hệ số tại chi nhánh Phân tích công thức tính lương kinh doanh :

Lương kinh doanh trả cho người lao động chỉ được tạm chi hàng tháng do Giám đốc chi nhánh thông báo và sẽ được quyết toán vào tiền lương cuối năm .Việc lương kinh doanh hàng tháng của người lao động nhiều hay ít phụ thuôc vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng của chi nhánh .

Hệ số lương kinh doanh của từng người lao động được xác định : dựa trên các căn cứ sau :

+Chức danh công việc đảm nhận đòi hỏi cấp trình độ được đào tạo +Hiệu quả chất lượng công tác

+Thâm niên công tác

*Hệ số lương kinh doanh của người lao động trong chi nhánh được xác định cụ thể trong bảng 4 , bảng 5 dưới đây :

Bảng 4 :Bảng hệ số lương kinh doanh chức vụ tại chi nhánh

STT Chức danh Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 1 2 3 4 5 6 Giám đốc Phó giám đốc

Trưởng phòng và tương đương Phó Trưởng phòng và tương đương Giám đốc phòng giao dịch Phó giám đốc phòng giao dịch 8,75 8,15 5,25 4,80 5,70 4,95 9,75 9,15 6,75 6,30 7,20 6,45 - - 8,25 7,80 8,70 7,95 ( Nguồn phòng hành chính nhân sự )

Bảng 5 : Bảng hệ số luơng kinh doanh viên chức chuyên môn , nghiệp vụ , thừa hành , phục vụ

Bảng 5-1 :Bảng lương viên chức chuyên môn , nghiệp vụ

STT Chức danh Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 1 2 3 4 5 6

Chuyên viên cao cấp , kinh tế viêc cao cấp Chuyên viên chính , kinh tế viên chính Chuyên viên , kinh tế viên

Cán sự , kỹ thuật viên , thủ kho , thủ quỹ Văn thư, phục vụ , tạp vụ , bảo vệ

Lao động phổ thông chưa qua đào tạo

10,80 7,75 4,35 3,00 2,95 1,50 12,80 8,75 5,85 5,00 4,70 3,95 - 9,75 7,35 6,00 5,70 4,95 Bảng 5-2 : Bảng lương lái xe STT Chức danh Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 1 2

Lái xe con , xe dưới 20 ghế Lái xe từ 20 ghế đến dưới 40 ghế 3,10 3,70 4,10 4,70 5,10 5,70 ( Nguồn phòng hành chính nhân sự )

*Trong bảng 4 : bảng hệ số lương kinh doanh chức vụ thì :

-Với các chức danh : Giám đốc , phó giám đốc : thì có 2 bậc lương kinh doanh :

+Bậc 1: áp dụng đối với trường hợp có thời gian bổ nhiệm dưới 3 năm +Bâc 2 : áp dụng đối với trường hợp có thòi gian bổ nhiệm từ 3 năm trở lên -Với các chức danh còn lại : thì có 3 bậc lương kinh doanh:

+Bâc1 : Áp dụng đối với trường hợp có thời gian giữ ngạch lương Kinh tế viên dưới 6 năm .

+Bâc 2 : Áp dụng đối với trường hợp có thời gian giữ ngạch lương Kinh tế viên dưới 9 năm

+Bâc 3 : Áp dụng đối với trường hợp có thời gian giữ ngạch lương Kinh tế viên từ 9 năm trở lên và trường hợp được hưởng ngạch lương Kinh tế viên chính .

*Trong bảng 5 : bảng hệ số luơng kinh doanh viên chức chuyên môn , thừa hành , phục vụ thì :

Chức danh kinh tế viên cao cấp có : 2 bậc lương kinh doanh

+Bậc 1: Áp dụng đối với trường hợp có thời gian giữ ngạch lương Kinh tế viên cao cấp dưới 6 năm

+Bâc 2 : Áp dụng đối với trường hợp có thời gian giữ ngạch lương Kinh tế viên cao cấp từ 6 năm trở lên

-Chức danh Kinh tế viên chính : có 3 bậc lương kinh doanh :

+Bâc 1 : Áp dụng đối với trường hợp hiện hưởng luơng Kinh tế viên chính có thời gian dưới 6 năm

+Bậc 2 : Áp dụng đối với trường hợp hiện hưởng luơng Kinh tế viên chính tù 6 năm đến dưới 12 năm

+Bậc 3 : Áp dụng đối với trường hợp hiện hưởng luơng Kinh tế viên chính tù 12 năm trở lên

-Chức danh Kinh tế viên : Có 3 bậc lương kinh doanh :

+Bậc 1 : Áp dụng đối với trường hợp giữ ngạch lương Kinh tế viên dưới 6 năm

+Bậc 2 : Áp dụng đối với trường hợp giữ ngạch lương Kinh tế viên tù 6 năm đến dưới 9 năm

+Bậc 3 : Áp dụng đối với trường hợp giữ ngạch lương Kinh tế viên từ 9 năm trở lên .

-Chức danh Cán sự , thủ kho , thủ quỹ : Có 3 bâc lương kinh doanh

+Bâc 1: Áp dụng đối với các trường hợp có thời gian xếp lương ở ngạch lương hiện hưởng dưới 6 năm

+Bậc 2 : Áp dụng đối với các trường hợp có thời gian xếp lương ở ngạch lương hiện hưởng từ 6 năm đến dưới 10 năm

+Bậc 3 : Áp dụng đối với các trường hợp có thời gian xếp lương ở ngạch lương hiện hưởng từ 10 năm trở lên .

-Chức danh văn thư , phục vụ , bảo vệ , lái xe…: Có 3 bậc lương kinh doanh +Bậc 1 : Áp dụng đối với trường hợp có thời gian xếp lương ở ngạch lương hiện hưởng dưới 4 năm .

+Bậc 2 : Áp dụng đối với trường hợp có thời gian xếp lương ở ngạch lương hiện hưởng từ 4 năm đến dưới 6 năm

+Bậc 3 : Áp dụng đối với các trường hợp có thòi gian giữ ngạch lương hiện hưởng từ 6 băn trở lên .

Tóm lại việc xếp chuyển bậc lương kinh doanh đã thể hiện được sự đãi ngộ đối với những lao động làm việc lâu năm trong chi nhánh .

Hệ số điều chỉnh hệ số lương kinh doanh : Được áp dụng đối với các cán

bộ quản lý bởi tính chất phức tạp và đặc thù trong công việc họ phải đảm nhận . Trường hợp đặc biệt là cán bộ tin học chuyên trách nếu có bằng kỹ sư tin học , được hưởng hệ số điều chỉnh : tối đa 1,5 ( dùng để thu hút các cán bộ tin học có trình độ cao về làm việc trong chi nhánh ) . Hệ số điều chỉnh hệ số lương kinh doanh tại chi nhánh được xác định cụ thể trong bảng 6 sau :

Bảng 6 : Bảng hệ số điều chỉnh lương kinh doanh

STT Chức danh được hưởng HSĐC trong KD HSĐC

1 2 3 4 5 6 Giám đốc Phó giám đốc

Trưởng phòng và tương đương Phó trưởng phòng và tương đương

Giám đốc PGD Phó giám đốc PGD 1,40 1,30 1,20 1,10 1,35 1,25 ( Nguồn phòng hành cính nhân sự )

Xác định hệ số mức độ hoàn thành công việc của từng người lao động

HSHTCV = HSHTCTKH x HSCHNQ

Trong đó :

-HSHTCV : Hệ số mức độ hoàn thành công việc của từng người lao động -HSHTCTKH : Hệ số hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của từng người lao động -HSCHNQ : Hệ số chấp hành nội quy của từng người lao động

Tuy nhiên hiện nay chi nhánh chưa xây dựng xong các chỉ tiêu để xác định hệ số hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của từng người lao động nên khi trả lương kinh doanh cho người lao động thì HSHTCTKH được tính bằng 1

Hệ số chấp hành nội quy nội quy lao động của từng người lao động được xác định như sau :

-Xác định điểm thực hiện : theo các tiêu chí cho điểm và khung điểm sau : +Chấp hành thời giờ làm việc : Điểm tối thiểu : 0 điểm

Điểm tối đa :10 điểm

+Vi phạm trật tự trong cơ quan , an toàn lao động , vệ sinh lao động nơi làm việc và bảo vệ tài sản , bí mật công nghệ trong kinh doanh nhưng không gây hậu quả ; vi phạm nội quy , quy chế điều hành đã được người sủ dụng lao động nhắc nhở và chứng minh có vi phạm :

Điểm tối thiểu : 0 điểm Điểm tối đa : 10 điểm

+Vi phạm quy trình nghiệp vụ có sai sót đã được kiểm tra phát hiện do nguyên nhân chủ quan nhưng không đến mức phải kỷ luật bằng văn bản :

Điểm tối đa : 10 điểm

-Hệ số chấp hành nội quy lao động : Căn cứ vào kết quả chấm điểm thực hiện nội quy lao động , sẽ xác định khoảng điểm tương ứng với khung hệ số chấp hành nội quy lao động từ : 0,8 – 1 điểm .

Mức lương kinh doanh bình quân 1 hệ số: Do NHNo & PTNT Việt Nam

quy định . Năm 2008 , mức lương kinh doanh bình quân 1 hệ số của chi nhánh = 650.000 đồng/hệ số/tháng .

Ví dụ minh họa : Bà Nguyễn Thị Thoa giám đốc phòng giao dịch trong

tháng X được nhận 100% lương kinh doanh :

-Do đã có hơn 9 năm hưởng lương Kinh tế viên nên hệ số lương kinh doanh của bà được xếp vào bâc 3 : HSLKD = 8,7

-Với chức danh là giám đốc phòng giao dịch nên bà được hưởng hệ số điều chỉnh hệ số luơng kinh doanh là : HSĐC = 1,35

-Với việc không vi phạm nội quy lao động nào trong tháng này nên hệ số mức hoàn thành công việc của bà sẽ là : HSHTCV = 1

Như vậy lương kinh doanh mà bà Nguyễn Thị Thoa được hưởng sẽ là ( nếu được chi 100% ) sẽ là :

VLD2 = 8,7 x 1,35 x 1 x 650.000 = 7.634.250 đồng

Nhận xét :

Lương kinh doanh trả cho người lao động có ưu điểm đó là:

-Khuyến khích người lao động làm việc tích cực , là động lực thúc đẩy người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ , tăng năng suất và chất lượng lao động , nâng cao kiến thức , tích lũy kinh nghiệm . Bởi vì lương kinh doanh hàng tháng trả cho người lao động phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh .

Tuy nhiên lương kinh doanh trả cho người lao động tại chi nhánh cũng có những nhược điểm như :

-Chi nhánh chưa xác định được chỉ tiêu để xác định hệ số hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của từng người lao động nên khi tính lương kinh doanh trả cho người lao động hệ số này được tính bằng 1 . Việc này sẽ dần tới tình trạng một số cán bộ trong chi nhánh không có gắng hoàn thành tốt các kế hoạch được giao nhưng vẫn được hưởng lương kinh doanh như những cán bộ hoàn thành tốt kế hoạch được giao . Điều này dẫn tới sự không công bằng trong trả lương kinh doanh cho người lao động trong chi nhánh

-Hệ số mức độ hoàn thành công việc của từng người lao động được xác định bởi 2 hệ số là : Hệ số mức độ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của từng người lao động và hệ số chấp hành nội quy lao động của người lao động đó .Cách xác định hệ số mức độ hoàn thành công việc của từng người lao động này ở chi nhánh không hợp lý ở chỗ đó là coi việc chấp hành nội quy của người lao động quan trọng như việc người lao động hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao . Điều này dẫn tới tình trạng người lao động có thể quá chú ý đến việc chấp hành nội quy mà không chú ý nhiều đến việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch mà mình được giao .

3.Đành gíá chung về công tác trả lương tại chi nhánh

Công tác trả lương tại chi nhánh được xây dựng dựa trên nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ “ Quy định hệ thống thang lương bảng lương và phụ cấp trong các Công ty nhà nước “ và dựa vào các văn bản hướng dẫn trả lương cho người lao động do NHNo & PTNT Việt Nam ban hành .

Công tác trả lương tại chi nhánh đã quy định tương đối đầy đủ và hợp lý các

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT LONG BIÊN (Trang 34 -46 )

×