Một số vấn đề khác

Một phần của tài liệu Giáo trình “Cơ sở dữ liệu 2” (Trang 133 - 134)

Ngoài cách tiếp cận về CSDL suy diễn như trên, người ta còn quan tâm đến một số vấn đề về CSDL suy diễn sau:

- Thứ nhất là: những đặc trưng của quá trình xử lý câu hỏi. Cần thiết mô tả chi tiết hơn về lựa chọn các chiến lược đánh giá câu hỏi đối với CSDL xác định và các đích xác định. Mặt khác việc xử lý câu hỏi trong môi trường song song cũng được quan tâm.

- Thứ hai là: các nghiên cứu hệ thống về các khía cạnh của điều kiện toàn vẹn. Cần có sự phân loại chi tiết tuỳ theo bản chất của ràng buộc, cách thể hiện của ràng buộc trong công thức logic, và các quan điểm khác nhau về thoả mãn và về kiểm tra toàn vẹn trong CSDL suy diễn. Bên cạnh đó cần có các phương pháp quản lý điều kiện toàn vẹn trong CSDL suy diễn.

- Thứ ba là: mẫu hình của hệ thống CSDL suy diễn. Đó là một số kiến trúc có thể chấp nhận được đối với hệ thống CSDL suy diễn. Khi đã chấp nhận một số kiến trúc nào đó, CSDL suy diễn mẫu sẽ được phát triển trước khi dùng bộ diễn giải Prolog.

- Thứ tư là: các CSDL suy diễn song song. Việc giới thiệu một vài kiến trúc song song của CSDL suy diễn gồm các thuật toán mô tả chi tiết quá trình xử lý câu hỏi. Các câu hỏi được coi là xác định và CSDL suy diễn được xác định tách biệt, tự do về chức năng. Việc đánh giá song song đối với các điều kiện toàn vẹn cũng là quan trọng.

- Thứ năm là: việc hình thức hoá các chức năng gộp lớn và các dữ liệu toàn vẹn. Trong các phần trước điều kiện toàn vẹn chỉ là tĩnh và không gộp lớn, dùng cho CSDL chuẩn. Khi phát tiển CSDL, các điều kiện toàn vẹn cũng được làm phù hợp. Người ta hình thức hoá các chức năng gộp lớn, các điều kiện toàn vẹn và các ràng buộc trên giao tác.

Một phần của tài liệu Giáo trình “Cơ sở dữ liệu 2” (Trang 133 - 134)