Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư mua sắm tàu biển tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội (Trang 61 - 62)

II. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại chi nhánh NHNo huyện Bình Lục

3. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh NHNN&PTNN Bình Lục

3.2.1 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Trong thời đại hiện nay, công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Công nghệ làm giảm sức lực của con người, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng độ chính xác của từng nghiệp vụ… Ngân hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, lĩnh vực luôn đòi hỏi độ nhanh nhạy và chính xác. Để phù hợp với sự phát triển của ngành ngân hàng thì các loại công nghệ phục vụ trong ngành này cũng phải thường xuyên thay đổi và hoàn thiện. Nó không chỉ giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy các tiềm lực, mà còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng, nhờ đó nâng cao uy tín và mở rộng thị phần. Do đó, Công nghệ là đòn bẩy của sự phát triển, là điều kiện để ngân hàng tạo ra sự khác biệt trong quá trình cạnh tranh, là nền tảng để phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa

các hoạt động, mở rộng phạm vi.

Bởi vậy, đối mới công nghệ ngân hàng không chỉ là một giải pháp mà còn là một yêu cầu cấp bách để ngân hàng có thể thực hiện tốt các nghiệp vụ của mình, trong đó có hoạt động huy động vốn.

Trước hết, để giải quyết về đổi mới công nghệ, Chi nhánh cần đánh giá lại thực trạng công nghệ đang sử dụng tại đơn vị là như thế nào, có phù hợp với trình độ năng lực của công nhân viên hay không, có phù hợp với nhu cầu của khách hàng hay không, hệ thống công nghệ đang sử dụng có thực sự vận hàng hết công suất là hiệu quả hay không, việc đổi mới công nghệ có phù hợp với trình độ nhân viên hay không, khi triển khai các nghiệp vụ mới, các sản phẩm dịch vụ mới thì cần đầu tư vào loại công nghệ nào, chi phí cho việc đổi mới công nghệ là bao nhiêu, có phù hợp với Chi nhánh hay không…

Từ đó, ngân hàng phải đề ra kế hoạch mua sắm đổi mới, tích lũy vốn đầu tư vào công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ để sử dụng hiệu quả về trước mắt cũng như lâu dài.

Tuy nhiên, việc đổi mới công nghệ phải là một quá trình lâu dài, không phải là vấn đề một sớm một chiều có thể giải quyết được. Chi nhánh không được nóng vội trong việc đổi mới công nghệ, tránh tình trạng máy móc mua về không sử dụng được để hao mòn, mất hết giá trị. Việc đổi mới công nghệ còn cần phải kết hợp với việc tuyển dụng cũng như đào tạo nguồn nhân lực để có thể mang lại hiệu quả tích cực.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư mua sắm tàu biển tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w