Theo phương thức huy động

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư mua sắm tàu biển tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội (Trang 27 - 32)

II. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại chi nhánh NHNo huyện Bình Lục

2. Theo phương thức huy động

Bảng 6: Cơ cấu nguồn huy động phân theo phương thức huy động của NHNN&PTNN huyện Bình Lục thời kỳ 2006 - 2008

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Số tiền 06/05(%) Số tiền 07/06(%) Số tiền 08/07(%) Tiền gửi không

kỳ hạn 65.704 244,4% 87.143 132,6% 76.378 87,65%

Tiền gửi có kỳ

hạn 57.011 94,5% 63.779 111,9 88.142 138,2%

Tiền gửi tiết

kiệm 40.125 105,5% 46.941 117% 109.965 234,3%

Phát hành giấy

tờ có giá 4.347 149,1% 12.628 209,5% 5.324 42,2%

Tổng NV

huy động 167.187 134,61% 210.491 125,9% 279.809 132,93%

Biểu đồ tỷ trọng các chỉ tiêu theo phương thức huy động vốn

( Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động của NHNN&PTNN huyện Bình Lục)

người dân thường sử dụng tiền mặt trong thanh toán và sử dụng vàng, bất động sản hoặc các ngoại tệ mạnh làm phương tiện cất giữ tiền. Do đó, việc đa dạng hóa các phương thức huy động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì điều đó đồng nghĩa với việc khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn để phù hợp với điều kiện và mong muốn của mình. Nhận thức được xu hướng trên, các ngân hàng thương mại trong cả nước nói chung và Chi nhánh NHNN&PTNN huyện Bình Lục nói riêng đã đa dạng hóa ngày càng nhiều các hình thức huy động vốn nhằm đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn.

Chi nhánh NHNN&PTNN huyện Bình Lục có thế mạnh trong khu vực mạng lưới hoạt động rộng khắp với 2 chi nhánh cấp 3, am hiểu tường tận tình hình kinh tế trên địa bàn. Ngay từ khi thành lập, Chi nhánh đã thường xuyên chăm lo, duy trì và phát triển mối quan hệ với các đối tượng khách hàng khác nhau và luôn đa dạng hóa các hình thức huy động để có thể thu hút được các khách hàng nhiều hơn.

Tiền gửi không kỳ hạn

Đây là khoản tiền mà cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác gửi vào ngân hàng nhằm mục tiêu thanh toán. Số lượng tài khoản cá nhân mở tại Chi nhánh đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Hiệu quả của nghiệp vụ thanh toán đang ngày càng được chú trọng và tăng cao: nhanh chóng, thuận tiện và chính xác hơn. Nguồn tiền gửi này thường có các dịch vụ đi kèm như thanh toán và phải trả phí. Có thể nhận thấy, đây là nguồn tiền có quy mô lớn, tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng cao. Tuy đây là nguồn tiền có tính thất thường, kỳ hạn gửi thực tế trung bình thường rất ngắn nhưng đây là nguồn vốn có chi phí thấp, được thu phí dịch vụ và là nguồn vốn tiềm năng khai thác của Chi nhánh.

Đồng thời, việc tăng tiền gửi không kỳ hạn và phát triển các dịch vụ kèm theo còn giúp ngân hàng phát triển mối quan hệ với nhiều khách hàng, mở rộng thị phần; theo dõi thông tin, tình hình tài chính của khách hàng… để cung cấp các sản phẩm tín dụng với các khách hàng tiềm năng…

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ phân tích, có thể thấy Chi nhánh NHNN&PTNN huyện Bình Lục đã thực hiện có hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng, đặc biệt là các khoản tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội.

Năm 2006, chi nhánh đạt được sự tăng trưởng vượt bậc trong huy động vốn từ loại này, tăng 144,4%, tương ứng với 38.776 triệu đồng so với năm 2005, chiếm 39,3% trong tổng nguồn vốn huy động. Để đạt được thành tích này, Chi nhánh đã phải nỗ lực không ngừng trong việc tìm kiếm khách hàng, đưa ra nhiều dịch vụ thanh toán mới nhanh chóng và chính xác. Năm 2007, mức tăng trưởng có vẻ chững lại nhưng vẫn duy trì tăng trưởng đều đặn, tăng 32,6% tương ứng với 21.493 triệu đồng so với năm 2006, chiếm tỷ trọng 41,4% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2008, do ảnh hưởng kinh tế thế giới và các chính sách tiền tệ của Chính Phủ, nên lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá, lãi suất huy động tiền gửi tăng mạnh, nên nguồn tiền gửi thanh toán giảm và chỉ bằng 87,65% so với năm 2007, và chiếm 27,3% tổng nguồn vốn. Một phần lớn nguồn tiền gửi thanh toán giảm xuống này được chuyển thành tiền gửi kỳ hạn ngắn và tiền gửi tiết kiệm.

Có thể thấy trong 3 năm gần đây, nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá cao và chắc chắn trong tổng nguồn vốn huy động. Để làm tốt được điều này là sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên Chi nhánh trong việc duy trì và phát triển số lượng khách hàng.

Tiền gửi có kỳ hạn

Để tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi của mình, các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội gửi vào các ngân hàng dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn để nhằm mục đích sinh lãi. Các khoản tiền này thường được gửi vào ngân hàng với kỳ hạn ngắn và không đựợc hưởng các dịch vụ về thanh toán đi kèm.

Đặc điểm của các khoản tiền gửi có kỳ hạn là khá ổn định, kỳ hạn thực tế ngắn, và có chi phí vốn trung bình, và chiếm tỷ trọng cao, hơn 30% tổng nguồn vốn

huy động của chi nhánh. Nó mang lại nguồn vốn ổn định cho Chi nhánh trong các hoạt động kinh doanh, cho vay ngắn hạn.

Từ số liệu trong bảng cho thấy, nguồn tiền này chưa đạt được mức tăng trưởng ổn định nhưng lại chiếm tỷ trọng khá cao và ổn định trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể, trong năm 2006, Chi nhánh chỉ huy động được bằng 95,5% so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 34,1% trong tổng nguồn vốn huy động. Sang năm 2007, nguồn tiền tăng 11,9%, tương ứng với 6.768 triệu đồng., chiếm 30,3% trong tổng nguồn vốn huy động.

Đến năm 2008, do mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng, và do lãi suất huy động tăng cao, nguồn vốn huy động trong loại này của Chi nhánh lại có sự tăng trưởng đột biến mạnh mẽ, tăng 38,2%, tương ứng với 24.363 triệu đồng so với năm 2007, chiếm 31,5% trong tổng nguồn vốn huy động.

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn tiền này, Chi nhánh luôn tích cực trong việc tiếp cận khách hàng, đa dạng hóa cả về hình thức và lãi suất huy động. Chính điều này đã đem lại hiệu quả cao cho Chi nhánh trong việc huy động vốn tiền gửi có kỳ hạn, từ đó thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và thực hiện các dự án đầu tư ngắn hạn của Chi nhánh NHNN&PTNN huyện Bình Lục.

Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn huy động truyền thống và đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng, là khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân không dùng đến đem gửi vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lời. Nguồn tiền này được dân cư tín nhiệm và quen dùng, thủ tục gửi và lĩnh tiền đơn giản, dễ hiểu, dễ phù hợp với mọi tầng lớp dân cư. Trong môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay thì lãi suất đang dần được điều chỉnh linh hoạt theo hướng càng ngày càng chú trọng hơn đến quyền lợi của người gửi tiền.

Nhược điểm lớn nhất của tiền gửi tiết kiệm là vấn đề lãi suất. Do lạm phát tăng cao trong những năm gần đây nên để bù đắp phần thiệt hại do lạm phát, các ngân hàng

đang phải tiến hành tăng lãi suất huy động. Điều này làm tăng chi phí huy động và lãi suất cho vay của ngân hàng, gây khó khăn trong hoạt động của ngân hàng.

Dù chi phí vốn cao, nhưng tiền gửi tiết kiệm vẫn là nguồn tiền huy động rất quan trọng, thường có kì hạn thực tế khá dài nên được sử dụng để cho vay và đầu tư cho các dự án trung và dài hạn, mang lại các khoản thu nhập lớn cho ngân hàng.

Nguồn tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh trong 3 năm gần đây đang có xu hướng tăng do thu nhập của dân cư tăng, và thế mạnh về mạng lưới hoat động và với lãi suất cạnh tranh nên thu hút được nhiều hơn hẳn so với các TCTD và NHTM khác trên cùng địa bàn.

Cụ thể, năm 2006, tiền gửi tiết kiệm tăng 5,5% so với năm 2005, chiếm 24% tổng nguồn vốn huy động. Sang năm 2007, tăng trưởng vẫn được duy trì 17%, tương ứng với 6.816 triệu đồng so với năm 2006 nhưng tỷ trọng lại giảm nhẹ, chiếm 22,3% tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2008, nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng 134,3% tương ứng với 63.024 triệu đồng, tỷ trọng tăng lên 39,3% tổng nguồn vốn huy động. Sự tăng đột biến trong tỷ trọng của tiền gửi tiết kiệm trong năm 2008 còn do lãi suất tăng mạnh, thu hút lượng tiền nhàn rỗi lớn từ dân cư.

Để tăng cường nguồn vốn tiết kiệm trong môi trường cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng thương mại cổ phần, Chi nhánh cần phải đưa ra các biện pháp tích cực hơn nữa để thu hút nhiều hơn khách hàng.

Phát hành giấy tờ có giá

Để huy động các nguồn vốn ổn định hơn nhằm tài trợ cho các dự án dài hạn, Chi nhánh còn phát hành thêm Kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi.

Kỳ phiếu do Chi nhánh NHNN&PTNN huyện Bình Lục thường có kỳ hạn 12 hoặc 13 tháng với lãi suất thay đổi trong từng thời kỳ nhưng thường cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm và có thể được trả trước. Kỳ phiếu là một công cụ linh hoạt để ngân hàng có thể huy động vốn ổn định, tài trợ cho các nhu cầu trung và dài hạn.

Chứng chỉ tiền gửi do Chi nhánh NHNN&PTNN huyện Bình Lục là loại chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, thường là từ 1 đến 12 tháng nhưng vẫn có loại cá biệt lên tới 60 tháng với lãi suất cao dùng để tài trợ cho các dự án dài hạn. Theo quy định, chứng chỉ này không thể đổi thành tiền mặt khi chưa tới hạn thanh toán. Do đó, Chi nhánh hoàn toàn có thể chủ động trong việc sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh.

Mặt khác, chứng chỉ này có thể mua đi bán lại trên thị trường nhưng ở Việt Nam, các thị trường mua bán chứng chỉ loại này chưa phát triển, do đó tính thanh khoản của loại này thường kém và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn.

Qua bảng số liệu và đồ thị cho thấy, năm 2006, nguồn vốn huy động từ loại này tăng 49,1% so với năm 2005, chiếm 2,6% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007, nhờ có chiến dịch quảng cáo rầm rộ cộng với đợt phát hành trái phiếu dài hạn của NHNN&PTNN Việt Nam nên nguồn tiền huy động từ loại này tăng mạnh 109,5%, so với năm 2006, chiếm tỷ trọng lên tới 6%. Sang năm 2008, nguồn tiền huy động từ loại này có giảm do kinh tế đang lạm phát cao giảm chỉ bằng 42,2% năm 2007, chiếm tỷ trọng 1,9% trong tổng nguồn vốn huy động.

Tỷ trọng của nguồn huy động này tại Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Bình Lục hiện nay là khá thấp. Phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi có khá nhiều ưu điểm, do đó Chi nhánh cần phải nhận thức được tính ưu việt của phương thức huy động này để có các hình thức huy động phù hợp như: sử dụng công cụ lãi suất, cách tính trả lãi, thời hạn thanh toán… linh hoạt, phù hợp hơn với thị trường để có thể huy động được nguồn tiềm năng này một cách thường xuyên, liên tục và tận dụng được các ưu điểm của nó so với các nguồn khác.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư mua sắm tàu biển tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w