6. Hƣớng phát triển của đề tài:
2.3.1 Mặt tích cực:
Thứ nhất, chính sách cổ tức cao giúp nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và giảm rủi ro cho nhà đầu tƣ. Từ năm 2000 đến năm 2004, thị trƣờng chứng khoán chƣa có những bƣớc phát triển vững chắc, các nhà đầu tƣ gặp rất nhiều rủi ro khi đầu tƣ vào các doanh nghiệp trên thị trƣờng. Khi đó, việc trả cổ tức cao sẽ làm giảm rủi ro cho các cổ đông của công ty và tạo sự tin tƣởng của các cổ đông vào tình hình tài chính cũng nhƣ ho ạt động kinh doanh c ủa công ty. Sau đó, từ năm 2008 đến năm 2009, do cuộc khủng ho ảng kinh tế toàn c ầu, và sự suy giảm của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, nên nhiều doanh nghiệp cũng đã thực hiện chi trả cổ tức cao hơn nhiều so với những năm trƣớc khủng hoảng, đồng thời tăng số lần chi trả cổ tức trong năm lên đến hai hoặc ba lần. Những thời gian này, các công ty niêm yết có kết quả hoạt động kinh doanh tốt và có tình hình tài chính lành mạnh đã công bố cổ tức cao giúp hỗ trợ tính thanh khoản cho cổ phiếu của mình. Các công ty này có xu hƣớng vừa tiến hành mua lại cổ phần và
vừa thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Có lẽ đây là phƣơng pháp phân phối tốt nhất cho các nhà đầu tƣ so với chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hay giữ lại lợi nhuận. Chính sách cổ tức cao đã tác động đến tâm lý của các cổ đông và giữ chân các cổ đông trung thành của công ty, nhất là các cổ đông lớn, đồng thời thu hút các nhà đầu tƣ khác trên thị trƣờng. Vào những thời điểm khó khăn, rõ ràng tiền mặt là rất quý giá, việc trả cổ tức cao sẽ tạo thuận lợi cho các cổ đông có thêm nhiều cơ hội để chuyển hƣớng đầu tƣ vào các kênh khác tốt hơn, từ đó, góp phần giảm thiểu rủi ro của họ. Mặt khác, chính sách cổ tức tiền mặt cao cùng với việc mua lại cổ phần đã góp phần tăng tính thanh khoản của cổ phiếu trên thị trƣờng, và tạo ra các bƣớc chuyển khi thị trƣờng đang phục hồi. Một khi chính sách cổ tức cao đã góp phần ổn định thành phần cổ đông trong công ty, thì từ đó các cổ động trong công ty và ban điều hành sẽ có sự đồng thuận cao trong việc quyết định các chính sách hoạt động kinh doanh cho công ty trong các kỳ sau. Mặt khác, để có tiền trả cổ tức cao thì ban quản lý doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tự có, giảm những khoản chi phí không hợp lý, thanh lý những tài sản kém
hiệu quả, tái cấu trúc lại doanh nghiệp. Đồng thời, việc phải huy động vốn từ bên ngoài
để bù đắp lƣợng vốn đã chi trả, sẽ tạo áp lực làm cho ban quản trị càng phải nâng cao năng lực điều hành để có thể sử dụng tốt các nguồn vốn quý giá, nhất trong những thời kỳ kinh tế khó khăn.
Thứ hai, chi trả cổ tức để tránh thuế cho các cổ đông. Pháp luật về thuế thu nhập trong lĩnh vực chứng khoán đã chính thức quy định việc thu thuế thu nhập cá nhân từ lợi tức đầu tƣ vốn và lợi tức từ hoạt động chuyển nhƣợng cổ phần trong Luật Thuế Thu Nhập Cá Nhân năm 2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009 (sau đó đƣợc hoãn lại). Do vậy năm 2008, các công ty niêm yết đã ào ạt tạm ứng, chia cổ tức thƣởng từ các khoản lợi nhuận giữ lại các năm trƣớc, do lo ngại kho ản thu nhập này sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân 5% trong năm 2009. Cuối cùng, sau khi đƣợc hoãn thuế thu nhập cá nhân đến hết năm 2009, thì từ ngày 01/01/2010, các nhà đầu tƣ chứng khoán phải trả mức thuế 5% cho cổ tức và 20% cho lãi vố n hoặc 0.1% cho mỗi lần chuyển nhƣợng vốn. Chính vì
vậy nhiều doanh nghiệp trong năm 2009 đã tiến hành chi trả cổ tức tiền mặt cao cho các nhà đầu tƣ, bởi vì nếu thực hiện chi trả cổ tức sau thời gian này thì các khoản thuế mà nhà đầu tƣ phải nộp là khô ng nhỏ. Động thái này của các doanh nghiệp ngoài mục đích tăng vốn điều lệ nhằm tăng năng lực tài chính, còn giúp nhà đầu tƣ né một phần thuế. Nhƣ vậy, có thể nói, nếu chỉ xem xét trên góc độ nhà đầu tƣ về thuế thì chi trả cổ tức trong trƣờng hợp này là ban điều hành các doanh nghiệp đã hƣớng tới mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản cho các cổ đông, tuy rằng việc tiến hành chi trả cổ tức cao không phải chỉ do một nguyên nhân là để tránh thuế thu nhập cá nhân.