7.1 Chức năng
- Tham mưu cho giám đốc về mặt kỹ thuật thi công và lập hồ sơ dự thầu. - thiế kế và thẩm định công trình và lên dự trù kinh phí
7.2 Nhiệm vụ
7.2.1 Xem xét và đánh giá bản vẽ
7.2.2 Lập biện pháp thi công của từng hạng mục công trình
7.2.3 Lập hồ sơ hoàn trìnhcông công .
7.3 Mối quan hệ
Cung cấp thông tin về mặt khối lượng của từng hạng mục công trình cho phòng kế hoạch, lên kế hoạch thi công và nghiệm thu quyết toán công trình.
2.8. PHÒNG KẾ HOẠCH THỊ TRƯỜNG 2.8.1 Chức năng
- Lập dự toán các công trình
-Tham mưu cho giám đốc về công tác lập kế hoạch kinh doanh của công ty. - Tìm kiếm thị trường mới để mở rộng quy mô kinh doanh của tổ chức. - Giao kế hoạch cho các phòng để các phòng thực hiện
2. 8.2 Nhiệm vụ
-Căn cứ vào mục tiêu phát triển của công ty do giám đốc quyết định phòng kế hoạch thị trường lên kế hoach sản xuất kinh doanh cho năm tới
-Lên kế hoạch tác nghiệp theo từng tháng,quý cho các phòng và các công trường. -Lên kế hoạc thi công công trình.
- Căn cứ vào bản thiết kế công trình của phòng kỹ thuật áp đơn giá dự thầu từ đó lập hồ sơ dự thầu của công ty
-Nghiệm thu thanh quyết toán về mặt giá trị của các hạng mục công trình. -Nghiên cứu và nắm bắt thị trường để cung cấp cho giám đốc .
2.8.3 Mối quan hệ
Cung cấp thông tin cho phòng dự án để lập dự án mới.
9. PHÒNG DỰ ÁN 9.1 Chức năng
9.1.1 Lập các dự án
9.1.2 Thẩm định các dự án của công ty
9.1.3 Tham mưu cho giám đốc các dự án có lợi cho công ty.
9.2 Nhiệm vụ
9.2.1 Nghiên cứu và lập các dự án tiền khả thi và khả thi 9.2.2 Thẩm định các dự án.
9.3 Mối quan hệ
9.3.1 Cung cấp đầy đủ chi tiết về dự án cho bộ phận tham gia đấu thầu
9.3.2 Kết hợp phòng kế hoạch và kế toán tài chính hoàn thiện hồ sơ thầu
2.10. PHÒNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ 2.10.1 Chức năng 2.10.1 Chức năng
Quản lý các thiết bị và vật tư của công ty.
Báo cáo tình hình sự dụng thiết bị và vật tư của công ty .
2.10.2 Nhiệm vụ
-Lập kế hoạch cung cấp thiết bị và vật tư cho từng hạng mục công trình. - Lưu trữ vật tư.
-Lên kế hoạch mua sắm các thiết bị mới cho công ty hay thanh lý các thiết bị vật tư của công ty đã cũ không còn đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật hay đã quá nạc hậu.
-Ký kết các hợp đồng mua sắm,thanh lý thiết bị vật tư. -Lên kế hoạch sắp xếp các thiết bị vật tư.
2. 10.3 Mối quan hệ
Điều chuyển các thiết bị vật tư trên cơ sở nắm bắt thông tin từ phòng kế hoạch. Mua sắm các thiết bị vật tư mới trên cơ sở từ phòng kế hoạch và tài chính kế toán.
3.Đánh giá chung về cơ cấu tổ chức. 3.1.Ưu điểm
Do là kiểu mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng nên có nhưng tính ưu việt là.
Thứ nhất nếu nhiệm vụ có tính tác nghiệp lặp đi lặp lại thì hiệu quả của công tác tác nghiệp rất cao.
Thứ hai là phát huy được tính chuyên môn hóa trong nghành nghề.
Thứ ba là sức mạnh và uy tín của các chức năng chủ yếu được duy trì và phát huy Thứ tư là công việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ diễn ra khá đơn giản
Thứ năm là cấp quản lý cao nhất có thể kiểm tra chặt chẽ các hoạt động của cấp quản lý cấp thấp hơn.
Ngoài ra công ty chỉ có một phó giám đốc lên việc hoạt động của công ty lại càng dễ dàng thống nhất vì các cấp trưởng phòng sẽ không bị nhận nhiều nhiệm vụ từ nhiều người điều này sẽ tránh khỏi tình trạng lắm thầy thối ma.thứ khác là vị trí giám đốc do hội đồng quản trị bầu ra như vậy sẽ mang tính khách quan hơn sẽ tạo động lực cố gắng làm việc của các thành viên trong hội đồng quản trị,hơn nữa trong hội đồng quản trị có ban giám sát như thế sẽ tránh tình trạng độc quyền của vị trí giám đốc vì thí người nào đảm nhiệm vị trí này sẽ làm việc khách quan hơn.
3.2.Nhược điểm.
Bên cạnh những ưu điểm mà cơ cấu này mang lại cho tổ chức thì nó cũng có nhưng mặt trái của nó như
Thứ nhất là sự phối hợp giữa các phòng ban và chức năng không thường xuyên.
Thứ hai là vì tính chuyên môn hóa quá cao sẽ làm cho tầm nhìn của cán bộ quản lý bị hạn chế .
Thứ ba là đội ngũ cán bộ quản lý chung khó phát triển
Thứ tư là việc thực hiện mục tiêu chung bị các cán bộ cấp dưới dồn lên giám đốc Thứ năm là khi đề ra mục tiêu bị mâu thuẫn giữa các phòng ban
Ngoài những nhược điểm mà cơ cấu trực tuyến chức năng đưa ra ta còn có thấy những nhược điểm mà trong cơ cấu ở công ty này là
Vì có một phó giám đốc nên công việc dồn lên vị trí này quá nhiều so với quyền hạn của vị trí đó,ngoài ra phó giám đốc này cũng phải tụ hội rất nhiều những kỹ năng vì phải quản lý tất cả như nhân lực,tài chính,mục tiêu của tổ chức... sẽ dẫn đến quá tải công việc,hay trong hội đồng quản trị nếu có tình trạng toàn những người nhà thì sẽ có tình trạng cục bộ gây mâu thuẫn trong tổ chức.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG MỸ.
Trong một nền kinh tế đang dần hoàn thiện nền kinh tế thị trường như hiện nay các công ty cổ phần có lợi thế là dễ ứng biến về những thay đổi tổ chức nói chung và cơ cấu tổ chức nói riêng so với những công ty nhà nước,song bên cạnh đó việc thay đổi như thế nào cho phù hợp lại là vấn đề và việc thay đổi đó lại phụ thuộc lớn vào mong muốn của nhà quản lý cấp cao của công ty .Sau đây em xin đưa ra một vài giải pháp thay đổi cơ cấu tổ chức của công ty nhằm đạt được kết quả cao trong hoạt động của công ty cổ phần ĐÔNG MỸ.
I.PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI.
Cơ cấu tổ chức bộ máy như hiện tại mặc dù cũng khá gọn nhẹ và đã đóng góp vào sự thành công của công ty trong thời gian quan. Tuy nhiên,để công ty hoạt động tốt hơn,có thể phát huy được những ưu thế của mình để có thể đứng vững trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay thì công việc hoàn thiện bộ máy quản lý là hết sức cần thiết. Nhưng để đạt được hiệu quả thì theo em bộ máy hoàn thiện phải đảm bảo được một số mục tiêu sau:
- Hoàn thiện các chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí lãnh đạo cũng như các phòng ban.
- Bố trí và sắp xếp phân công công việc một cách hợp lý khoa học nhằm tiết kiệm thời gian và có thể phát huy được năng lực của cán bộ.
- Đánh giá và hoàn thiện cơ cấu tổ chức có tính lỏng trong thời gian dài và dễ ứng biến hay thay đổi trong điều kiện thay đổi môi trường.ngoài ra cơ cấu tổ chức mới phải tạo ra sự kết hợp hài hòa và hợp lý giữa các bộ phận.
- Tổ chức bộ máy vẫn phải gọn nhưng phải đảm bảo được sự hoạt động của tổ chức hay là phải đảm bảo được đầy đủ các chức năng phải đảm bảo cho hoạt động diễn ra bình thường..