III. Đánh giá hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh
1. Những kết quả và hiệu quả đạt được
Ta có thể xem xét kết quả đạt được từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản thông qua bảng số liệu sau đây.
Bảng 18: Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả đạt được.
Chỉ tiêu đơn vị 2004 2005 2006 2007
1. Diện tích nuôi Ha 17.500 18.500 19.000 20.455
2. Năng suất nuôi BQ Tấn/ha 0,92 0,98 1,02 1,06
3.Tổng Sản lượng Tấn 49.347 52.143 55.129 57.859
+ Khai thác Tấn 33.217 34.721 35.829 36.164
+ Nuôi trồng Tấn 16.130 17.422 19.300 21.695
• Tôm Tấn 4.600 4.800 5.300 5.830
• Thuỷ sản khác Tấn 6.130 6.287 6.328 8.245 4. GTTSL Triệu đồng 585.112 960.771 990.115 110.021 5. GTSL nuôi trồng Triêụ đồng 175.233 384.308 396.046 440.235 6. GTSL/ĐVDT Trđ/ ha 10,01 20,77 20,84 21,52 7.GTSL/ LĐ - TNBQ/LĐ Trđ/ người 14,13 31,01 27,52 25,44
- Giải quyết việc làm Người 12.400 12.390 14.390 17.300
Nguồn số liệu: Tổng hợp từ các báo cáo nuôi trồng thuỷ sản - Sở thuỷ sản.
Các chỉ tiêu kết quả hoạt động nuôi trồng thuỷ sản được đề cập ở đây là diện tích, sản lượng và năng suất bình quân. Trong đó năng suất nuôi bình quân được tính bằng công thức sản lượng nuôi trồng trên diện tích nuôi.
Các chỉ tiêu hiệu quả được đề cập là : Tổng giá trị sản lượng ngành thuỷ sản ( bao gồm cả giá trị sản lượng khai thác và nuôi trồng); Giá trị sản lượng nuôi trồng; Giá trị sản lượng trên đơn vị diện tích; giá trị sản lượng trên lao động. Chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng thuỷ sản và giá trị sản lượng nuôi trồng được tính theo mức giá cố định năm 94. Chỉ tiêu giá trị sản lượng/ đơn vị diện tích được tính bằng cách lấy giá trị sản lượng nuôi từng năm chia cho diện tích nuôi trồng năm đó. Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người được tính theo công thức giá trị sản lượng nuôi chia cho số lao đông nuôi trồng từng năm.
Với cách tính toán như trên ta có được bảng số liệu như trên. Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng các chỉ tiêu về diện tích nuôi trồng, sản lượng nuôi trồng, giá trị tổng sản lượng nuôi trồng đều liên tục tăng qua các năm. Điều đó là một thành công trong hoạt đông nuôi trồng thủy sản của Tỉnh đặc biệt năm 2007 diện tích nuôi trồng tăng lên 1.455 ha, điều đó là do việc người dân nhận thấy được nuôi trồng thuỷ sản đem lại thu nhập lớn hơn nhiều lần so việc trồng lúa, do vậy họ đã chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản làm diện tích nuôi trồng tăng lên. Mặt khác diện
tích tăng lên cũng do việc khai hoang rừng ngập mặn, vùng triều để phục vụ nuôi thuỷ sản nước lợ, nước biển. Về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản, do diện tích nuôi trồng tăng lên, nên sản lượng nuôi trồng cũng không ngừng tăng lên. So với tổng sản lượng thuỷ sản thì sản lượng nuôi trồng thuỷ sản chiếm hơn 30% tổng sản lượng và ngày càng chiếm tỷ trọng cao lên trong tổng sản lượng thuỷ sản.
Tuy nhiên năng suất nuôi bình quân còn chưa cao, điều này là do phương thức nuôi còn chủ yếu là nuôi theo hình thức quảng canh nuôi thâm canh và bán thâm canh chưa được mở rộng. Giá trị tổng sản lượng nuôi trồng tăng cao nhất trong năm 2004 với 960.771.000.000 đồng trong đó giá trị sản lượng nuôi trồng cũng gia tăng nhanh chóng. Về giá trị sản lượng trên đơn vị diện tích trong vòng 2 năm trở lại đây gia tăng nhưng không nhiều năm 2006 là 20,84 triệu đồng/ ha, năm 2007 là 21,52 triệu đồng/ ha. Thu nhập bình quân đầu người một tháng khoảng hơn 2 triệu một tháng, đây cũng là một con số không nhỏ, góp phần nâng coa mức sống cho người nông dân.
Qua những phân tích số liệu trên nuôi trồng thuỷ sản Quảng Ninh đã đạt được một số thành công sau đây:
- Trong nuôi trồng thuỷ sản đã tạo ra được những chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung về xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Đã có sự quan tâm đầu tư xây dựng vùng nuôi tập trung theo quy mô công gnhiệp, hiện đại.
- Công nghệ sản xuất một số đối tượng nuôi chủ đạo như: cá rô phi, tôm sú, tôm chân trắng… về cơ bản đã hoàn thiện và chủ động trong sản xuất. Một số đối tượng nuôi mới như: tôm he Nhật Bản, ghẹ xanh, tu hài, cá giò… bước đầu được nghiên cứu ứng dụng đạt kết quả tốt.
- Hiệu quả sản xuất ở những vùng chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản hơn hẳn so với canh tác nông nghiệp truyền thống, nhiều nơi giá trị thu nhập
tăng gấp 4 - 8 lần trồng lúa. Kết quả của các mô hình chuyển đổi đã khẳng định chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản là đúng hướng, phù hợp với thực tế, phù hợp với đông đảo nguyện vọng của nhân dân, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
- Một số công nghệ nuôi mới được áp dụng đã tạo ra sự nhảy vọt về năng suất, công nghệ sản xuất giống một số đối tượng nuôi chủ đạo như tu hài, cá rô phi lai xa, tôm sú, tôm chân trắng cơ bản đã hoàn thiện và chủ động trong sản xuất.