1. Lao động nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Ninh.
Lao động phục vụ ngành thuỷ sản Quảng Ninh bao gồm lao động khai thác, nuôi trồng và lao động chế biến thuỷ sản. Trong đó lao động khai thác chiếm một số lượng lớn trong tổng số lao động.
Bảng 3: Lao động phục vụ cho ngành thủy sản Quảng Ninh.
LAO ĐỘNG 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng lao động 31.700 34.800 36.400 37.500 42.900
1. Lao động khai thác thủy sản 18.000 18.500 19.100 19.700 20.800
2. Lao động nuôi trồng 8.400 12.400 12.390 14.390 17.300
3. Lao động chế biến, DVTS 5.300 5.700 4.500 3.410 4.800
Nguồn: Phòng kế hoạch - Sở thuỷ sản Quảng Ninh.
Từ bảng số liệu trên ta thấy được lao động phục vụ ngành thuỷ sản Quảng Ninh liên tục tăng lên qua các năm. Điều này chứng tỏ rằng ngành thuỷ sản luôn có nhu cầu về lao động không ngừng tăng qua các năm. Trong đó lao động hoạt động trong ngành khai thác thuỷ sản là lớn nhất, là lao động không cần qua đào tạo. Lao động này bắt nguồn từ nhu cầu mưu sinh của cuộc sống, phần lớn là các hộ ngư dân sinh sống luôn trên biển và có trình độ văn hoá thấp. Cuộc sống mưu sinh của họ phụ thuộc hầu hết vào những mẻ cá đi biển để nuôi sống gia đình và còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Nhìn chung là nghề khai thác thuỷ sản trên biển rất bấp bênh và không ổn định. Năm 2003 lao động khai thác thủy sản chiếm 56,8% trong tổng số lao động; lao động nuôi trồng chiếm 26,5%; lao động dịch vụ chiếm 16,7%. Đến năm 2007 lao động khai thác chiếm 48,5%; lao động nuôi trồng chiếm 40,3%; lao động dịch vụ chiếm 11,2%. Như vậy, lao động khai thác và lao động chế biến, dịch vụ giảm, còn lao động nuôi trồng vẫn tiếp tục tăng.
Lao động nuôi trồng tăng qua các năm, năm 2004 chiếm 35,6%; năm 2005 là 34%; năm 2006 là 38,4%; năm 2007 là 40,3%. Như vậy có thể thấy được lao động nuôi trồng thuỷ sản không ngừng tăng lên, đây là một xu thế
phát triển tất yếu khi mà tiềm năng về nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Ninh rất lớn.
Tuy nhiên có một thực tế là trình độ học vấn của lao động thuỷ sản Quảng Ninh còn ở trình độ thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Theo báo cáo điều tra năm 2001, 2002 trong số lao động làm nghề thuỷ sản ở Quảng Ninh có: Trên 10% lao động chưa biết chữ, 69,8% người có trình độ cấp I, 14,8% có trình độ hết cấp II, 5,3% có trình độ cấp III. Đây là một khó khăn trong việc đào tạo nâng cao trình độ để tiếp nhận khoa hoc, kỹ thuật trong quá trình phát triển kinh tế thuỷ sản. Do vậy ngành thuỷ sản đang quan tâm đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động. Trong năm 2002 Sở thuỷ sản đã triển khai xây dựng đề án điều tra khảo sát nguồn nhân lực và phương hướng đào tạo phát triển nguồn nhân lực và phương hướng đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành Thuỷ sản Quảng Ninh đến năm 2010 để đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật và đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên ngành về quản lý nhà nước, tin hoc, chính trị.
2. Thực trạng phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Ninh.
2.1. Khả năng về diện tích nuôi trồng thuỷ sản.
Quảng Ninh là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích đất, mặt nước phong phú, có nhiều hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái nước mặn, nước lợ, cửa sông, vùng triều, rừng ngập mặn ven biển… có các yếu tố môi trường thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Cụ thể là:
- Diện tích nước ngọt có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là: 12.990 ha - Diện tích rừng ngập mặn ven biển là: 43.093 ha; trong đó diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là: 20.000 ha
- Diện tích eo biển kín gió xen kẽ các đảo nhỏ của vịnh có trên 20.000 ha, môi trường sạch có thể phát triển nuôi cá lồng bè trên biển quanh năm với
nhiều loài hải sản quý hiếm.
- Các vùng cao triều có diện tích khoảng 5.000 ha các điều kiện phát triển nuoi tôm công nghiệp; diện tích mặt nước ở các sông, suối, và nhiều địa hình thung lũng do đồi núi tạo ra đã xây dựng thành các hồ chứa nước lớn phục vụ cho dân sinh, trồng cây công, nông nghiệp mà còn có điều kiện phát triển nuôi trồng thuỷ sản và là nguồn cung cấp nước ngọt cho nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh ở các vùng cao triều rất thuận lợi.
- Với một tiềm năng lợi thế như trên thì nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh có điều kiện để phát triển rộng khắp các huyện, thị xã trong tỉnh. Đối tượng nuôi trồng thuỷ sản cũng rất phong phú và đa dạng như cá, tôm, nhuyễn thể với các môi trường nuôi từ nước ngọt, đến nước mặn, nước lợ.
Bảng 4: Các giống loài thuỷ sản được nuôi trồng tại Quảng Ninh.
T
T CÁ NHUYỄN THỂ
TÔM & LOÀI KHÁC
2 Cá trôi Hầu biển Tôm chân trắng
3 Cá mè Trai ngọc Tôm he
4 Cá quả Sò huyết Tôm hùm
5 Cá trê lai Ốc hương Tôm càng xanh
6 Cá trắm Ốc màu Tôm hoa Nhật Bản
7 Cá chép lai Ốc nhảy Tôm Rảo
8 Cá tra Ngao Cua
9 Cá basa Nghêu Ghẹ
10 Cá rô hu Ngán Rau câu
11 Cá song Bào ngư Baba
12 Cá giò Bông thùa Ếch
13 Cá hồng Điệp quạt
14 Cá vược Sò huyết
Nguồn: Phòng kế hoạch - Sở thuỷ sản Quảng Ninh.
2.2. Thực trạng phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh.
Nếu như trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được thì thuỷ vực cũng đóng một vai trò quan trọng như thế trong nuôi trồng thuỷ sản. Việc phát triển diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc là gia tăng sản lượng và năng suất nuôi trồng. Trong những năm qua Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ nuôi trồng thuỷ sản trên cả ba loại hình mặt nước ( nước ngọt, nước lợ và nuôi biển). Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản không ngừng tăng.
Bảng 5 : Biến động diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh.
Đơn vị: Ha
Năm Kế hoạch Thực hiện % kế hoạch % Tăng
2004 17.216 17.500 101,65 1,65
2005 18.125 18.500 102,06 2,06
2006 19.000 19.000 100 0
2007 20.323 20.455 100,64 0,64
Nguồn: Phòng kế hoạch - Sở thuỷ sản Quảng Ninh.
Qua bảng số liêu trên, ta có thể thấy được từ năm 2004 đến năm 2007 diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thực hiện đều vượt kế hoạch đặt ra. Từ năm 2004 đến năm 2007 diện tích này đã tăng thêm là 2.955 ha. Năm 2004 diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản tăng lên 1,65% so với kế hoạch. Và đặc biệt năm 2005 diện tích này tăng thêm 2,06% so với kế hoạch.Việc vượt chỉ tiêu kế hoạch về diện tích mặt nước đặt ra là một thành công trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh đều tăng lên qua các năm. Điều này có thể thấy được hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh diễn ra rất sôi động. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng lên có thể do nhiều nguyên nhân như: việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, việc khai phá diện tích rừng ngập mặn phục vụ nuôi thuỷ sản nước lợ, việc phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản ven biển dưới hình thức nuôi bằng các ô lồng. Ta có thể xem xét cụ thể diện tích nuôi thuỷ sản
Bảng 6: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh Đơn vị: Ha Diện tích nuôi 2004 2005 2006 2007 So sánh 2005/2004 2007/2006 Tăng (+, -) Đạt (%) Tăng (+,-) Đạt (%) Tổng 17.500 18.500 19.000 20.455 1000 105,71 1455 107,65 1. Nuôi cá nước ngọt 2.200 2.500 2.950 3.155 300 113,63 205 106,95 2. Nuôi nước mặn, lợ. 15.300 15.500 16.050 17.300 200 101,3 1540 107,78 + Nuôi tôm 11.300 11.500 11.750 12.016 200 101,76 266 102,26 + Nuôi nhuyễn thể 1.300 1.381 2.300 3.020 81 106,23 1010 143,91 + Nuôi thuỷ sản khác 2.700 2.619 2000 2.264 81 97 264 113,2
Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2004 - 2007, mức tăng cao nhất về diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh là 7,65% ( tương ứng với 20.455 ha) vào năm 2007. Trong tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản thì diện tích nuôi thuỷ sản nước ngọt chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng diện tích nuôi trồng, tuy nhiên tỷ lệ này đều tăng qua các năm. Năm 2003 diện tích nuôi thuỷ sản nước ngọt chiếm 11,26 %; năm 2004 chiếm 12,57 % đến năm 2007 con số này đã là 15,2 %. Như vậy diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt trong Tỉnh mặc dù chiếm một tỷ lệ nhỏ, nhưng đều có sự gia tăng qua các năm. Đối tượng thuỷ sản nuôi trên loại hình nước ngọt là các loại cá như: Cá rô phi, cá trắm, cá chép, cá mè hoa, cá ba sa, cá tra… Việc gia tăng diện tích này bắt nguồn từ việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi thuỷ sản nước ngọt. Và người dân đã nhận thức được rằng nuôi trồng thuỷ sản đã đem lại thu nhập cho họ cao hơn nhiều so với việc trồng lúa.
Tỉnh Quảng Ninh là một Tỉnh ven biển nên có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ. Diện tích nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ. chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh, và diện tích này cũng tăng lên qua các năm đặc biệt tăng nhanh trong 2 năm 2006 và 2007. Năm 2007 diện tích nuôi nước mặn, lợ đạt 107,78 % tăng lên 7,78 % so với năm 2006. Điều này có thể khẳng định được rằng nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ vẫn là ưu thế của Tỉnh trong đó diện tích nuôi tôm chiếm một tỷ trọng lớn. Đối tượng nuôi nước mặn, lợ là: các loài tôm như: tôm hùm, tôm he Nhật Bản, tôm càng xanh, tôm chân trắng, tôm rảo…Các loài nhuyễn thể như: sò, ngao, ngán, hầu, vẹm xanh…
•12 Về diện tích nuôi tôm.
Về diện tích nuôi nước mặn, lợ thì diện tích nuôi tôm chiếm một diện tích nhiều nhất. Diện tích nuôi tôm tăng lên qua các năm, năm 2003 là 10.440 ha, đến năm 2007 diện tích này là 12.016 ha tăng lên 1.576 ha. Điều này có
thể khẳng định được rằng tôm vẫn là một đối tượng nuôi chủ lực trong các đối tượng nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh.
Ta có thể xem xét cụ thể về diện tích nuôi tôm qua các năm qua bảng số liệu sau:
Bảng 7: Diện tích nuôi tôm của Tỉnh từ năm 2003 - 2007.
Diện tích 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng 10.440 11.300 11.500 11.750 12.016
- Tôm sú 6.970 7.635 7.985 7.570 8.314
- Tôm chân trắng 1.444 1.917 1.350 1.400 2.528
- Tôm khác 2.026 1748 2.165 2.780 1.174
Nguồn: Phòng kế hoạch - Sở thuỷ sản Quảng Ninh.
Đối tượng tôm được nuôi là: tôm Sú, tôm He, tôm càng xanh, tôm Hùm… Hình thức nuôi là thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Đối tượng tôm nuôi chủ lực là tôm Sú, tôm chân trắng, ngoài ra còn một số tôm bản địa khác như tôm Rảo, tôm he Nhật Bản cũng được đưa vào nuôi nhằm bổ sung và đa dạng đối tượng nuôi, tận dụng diện tích mặt nước có khả năng nuôi. Trong những năm gần đây Quảng Ninh đã và đang có chủ trương phát triển nuôi tôm chân trắng ở những vùng mà tôm Sú không không thuận lợi.
Hình thức nuôi chủ yếu vẫn là nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến với đối tượng nuôi chủ yếu là tôm Sú, tôm Rảo. Chính vì vậy mà nhìn chung năng suất nuôi tôm bình quân đạt thấp, nguyên nhân chủ yếu do nuôi theo hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến chủ yếu. Năng suất nuôi tôm Sú thâm canh bình quân đạt 4 - 5 tấn/ha, tôm he Chân trắng đạt 10 -12 tấn/ha/vụ. Ngoài ra, do ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi, làm cho chất lượng môi trường nuôi bị ảnh hưởng, cũng làm cho tốc độ tăng trưởng của đối tượng nuôi chậm dịch bệnh có nguy cơ bùng phát gây ra hiện tượng tôm bị chết, ảnh hưởng tới thu nhập của người nuôi tôm.
Nuôi nhuyễn thể đến nay đã có sự chuyển biến mạnh mẽ cả về diện tích và loại hình nuôi. Kỹ thuật nuôi ngao, sò và các loại nhuyễn thể theo kiểu truyền thống ở các bãi triều ven biển thuộc các huyện Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái, Vân Đồn, Yên Hưng theo phương pháp bán thâm canh là chính, vốn đầu tư ít phù hợp với trình độ kỹ thuật và điều kiện cnah tác của ngư dân. Nguồn giống thả nuôi chuỷ yếu gom từ khai thác tự nhiên và mua từ các tỉnh Thái Bình, Nam Định và các tỉnh phía Nam.
Bảng 8: Diện tích nuôi nhuyễn thể.
Diện tích 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng 1.250 1.300 1.381 2.300 2.750
ngao, nghêu... 870 950 1.100 1.300 1.596
sò huyết 380 350 500 1000 1.154
Nguồn: Phòng kế hoạch - Sở thuỷ sản Quảng Ninh.
Đối tượng nuôi chính vẫn là: ngao, sò, ngán ngoài ra hiện nay các đơn vị và ngư dân đã đầu tư nuôi tu hài, hầu biển, hầu cửa sông, điệp quạt, vẹm xanh… trên các bãi triều bằng giàn treo và bằng lồng trên biển. Đối tượng nuôi đa dạng đã tạo ra một sản lương hàng hoá phong phú để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa có giá trị kinh tế cao.
2.3. Bố trí diện tích nuôi trồng thuỷ sản.
Quảng Ninh là một Tỉnh bao gồm một thành phố trực thuộc Tỉnh, 3 thị xã và 10 huyện. Tất cả các huyện, thị xã trong Tỉnh đều phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản với những hình thức nuôi trồng thuỷ sản trên cả ba môi trường nước ngọt, lơ, mặn. Một số huyện, thị xã trong Tỉnh do nắm bắt được điều kiện thuận lợi là gần biển nên nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ rất phát triển đem lại năng suất cao, và tăng thu nhập cho gia đình.
Bảng 9 : Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của các huyện, thị xã trong tỉnh năm 2007
TT Địa phương NĂM 2007 Tổng diện tích Nước ngọt Nước mặn, lợ Tổng số Tôm N.thể TS.khác Lồng bè 1 Đông Triều 1.120 1120 0 0 0 0 0 2 Uông Bí 1.280 460 820 320 0 500 0 3 Yên Hưng 7.747 890 6857 6700 157 0 0 4 Hoành Bồ 750 60 690 90 0 600 0 5 Hạ Long 880 60 820 360 60 400 1.550 6 Cẩm phả 975 65 910 610 0 300 190 7 Vân Đồn 2.260 60 2.200 400 1855 700 4.300 8 Cô Tô 15 10 5 0 8 0 20 9 Tiên Yên 85 85 1.250 1.100 1269 50 80 10 Ba Chẽ 30 10 20 0 30 20 0 11 Bình Liêu 10 10 0 0 8 0 0 12 Đầm Hà 408 65 343 155 370 50 360 13 Hải Hà 1.705 170 1.535 385 1.650 150 300 14 Móng Cái 1.940 90 1.850 1.450 1.757 210 0 Tổng 20.455 3155 17300 11570 2750 2.980 2980
Nguồn: Phòng kế hoạch - Sở thuỷ sản Quảng Ninh.
Nuôi trồng thuỷ sản tương đối phát triển ở tất cả các huyện và thị xã trong Tỉnh. Nắm bắt được điều kiện thực tế của địa phương mình mà các huyện, thị xã trong Tỉnh đã phát triển nuôi trồng thuỷ sản với những điều kiện thực tế hiện có, trong đó duy chỉ có huyện Bình Liêu là không gần biển nên không thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ, còn tất cả các đơn vị còn lại đều có nuôi thuỷ sản nước lợ, mặn. Trong đó có huyện Yên Hưng, Vân Đồn, Hải Hà, Tiên Yên; thị xã Móng Cái, Uông Bí có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn trên cả ba diện tích nuôi. Đặc biệt là huyện Yên Hưng có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất với 7.747 ha chiếm gần 38% diện tích nuôi trồng thuỷ sản của toàn Tỉnh.