Về đặc điểm ngữ nghĩa của các thành tố cơ bản trong câu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số kiểu câu liên quan đến tồn tại trong tiếng Việt - từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng (Trang 31 - 33)

- Thứ tư, một nét khác biệt nữa cần đề cập tới ở đây dó là mục đích thông

2.1.Về đặc điểm ngữ nghĩa của các thành tố cơ bản trong câu

2. Những câu kiểu

2.1.Về đặc điểm ngữ nghĩa của các thành tố cơ bản trong câu

* Quan sát các ví dụ, dễ dàng nhận thấy rằng, trong những câu kiểu này vị từ phần lớn là

a) Các tính chất, trạng thái tĩnh những nội dung sự tình tĩnh, không kiểm tra: tím (hết mặt); bẩn (cả áo); chết (hết lúa); nát (cả rau)…

b) Những quá trình, những biến cố không chủ ý , không kiểm tra: Ngã (bố); Cháy(nhà) ; Sôi(nước); vỡ(bát);…

c) Ít gặp hơn là những vị từ hành động, tức vốn thuộc lớp những vị từ động, có chủ đích, có kiểm tra: bay (mất con hoạ mi); chạy (mất cá của tao giờ). Những vị từ kiểu này càn có sự biện luận riêng, vì dường như , nó đi chệch khỏi đặc tính chung của những vị từ thường gặp trong kiểu câu được xem xét. Chúng tôi sẽ có dịp phân tích rõ hơn về điểm này ở một mục dưới đây. ở đây chỉ xin tạm thời nhận xét rằng, khi xem xét kỹ, chúng ta sẽ thấy trong những câu đang xem xét, nếu xuất hiện các vị từ vốn thuộc lớp hành động (tức là có chủ ý , có kiểm tra) kiểu như: bay (mất con hoạ mi); ; chạy (hết cá của tao), thì kỳ thực các vị từ này đã mất đi những thuộc tính điển hình của lớp vị từ có chủ ý , có kiểm tra rồi.

Và như vậy, ta có thể xác nhận, như một đặc điểm chung cho vị từ của các câu thuộc nhóm này là: Vị từ của câu biểu thị những trạng thái, tính chất, quá trình… không chủ ý, không kiểm tra hoặc đã bị mất đi cái thuộc tính chủ ý, kiểm tra điển hình.

* Phần danh đi sau vị từ, chỉ ra những chủ thể tham gia vào quá trình,

biến cố; sự vật ở vào cái trạng thái hay có tính chất được nêu ở vị từ. Điều đáng lưu ý ở đây là ở chỗ, các phần danh ở đây thường là yéu tố có quy chiếu xác dịnh, đơn nhất trong không gian, thời gian. Đó thường là những đối tượng đã biết, đặc tính tồn tại của nó được tiền giả định, và người nghe xem như đã đủ điều kiện để xác định, đồng nhất đối tượng được nói tới. Nói: Ngã bố, con! thì

đương nhiên các nhân vật ở đây là những người tham gia đối thoại, được chỉ ra nhờ những danh từ, thực hiện chức năng xưng hô, ít nhiều mang thuộc tính trực chỉ. Ngay cả khi danh từ không mang ít nhiều tính trực chỉ, không có định ngữ hạn định nào đi kèm để hạn định thế giới biểu vật và phạm vi qui chiếu, kiểu rơi rau rồi kìa! Thì “rau” ở đây cũng là yếu tố có qui chiếu xác định đã rõ trong cảnh huống không gian, thời gian của cuộc đối thoại. Đó là chỗ rau cụ thể, liên quan tới những con người cụ thể. Ngay cả khi, phần danh được đánh dấu không xác định thì thuộc tính không xác định của nó thường là cũng thấp hơn rất nhiều so với thông thường. Bởi lẽ, đó thường chỉ là cái mà người nói không xác định được chủng loại, không gọi tên được một cách cụ thể, song lại là gắn với các hệ toạ độ của tình huống phát ngôn rất rõ. Nói, rơi( cái gì ) rồi, cô ơi! Thì “cái gì “ là vật có thể xác định và đồng nhất được ngay trong tình huống phát ngôn, hoặc có thể định hướng tới ngay trong không gian, thời gian của tình huống phát ngôn.

* Chính vì vậy, phần lớn những câu thuộc dạng đang xem xét, thường

không có thành phần trạng ngữ chỉ không gian, thời gian. Chỉ trừ những trường hợp sự tình được nói tới ở cách xa với nơi giao tiếp mới cần có một sự chính xác hoá thêm cho hoạt động định hướng( kiểu : ngoài đầu phố cháy nhà rồi, anh em ơi ! ). Còn thì, trong các tình huống đối thoại trực tiếp, sự xuất hiện của các yếu tố trỏ vị trí làm chức năng định vị đã mất hoàn toàn giá trị quân yếu của nó, không thể xuất hiện trong câu mà không làm cho câu trở thành bất thường, vi phạm các nguyên tắc tổ chức thông tin của phát ngôn trong bình diện dụng học.

Ở trong bếp sôi nước rồi, Nam ơi ! (*) Ở đây rơi rau rồi kìa, cô ơi ! (*)

Dưới ao chạy hết cá của tôi mất rồi ! (*) Ở đây / bây giờ ngã bố, con ! (*)

Ở đây, cũng cần biện luận thêm một điểm là sự xuất hiện của các yếu tố liên quan tới thời điểm phát ngôn ở cuối câu kiểu:

Ngã bố, bây giờ, con ! Nát hết lúa của người ta rồi đây này ! không vi phạm qui tắc nêu trên, vai trò của những yếu tố như thế, không phải là vai trò

nghĩa học. đó không phải là một thành phần câu theo nghĩa hẹp, cũng không phải là một vai nghĩa làm nhiệm vụ trỏ ra và đồng nhất một qui chiếu không gian, thời gian. Chúng ( tức những yếu tố như : bây giờ, đây này) đã bị tình thái hoá, gắn với hành động phát ngôn của người nói để thực hiện những vai trò thiên về dụng học, và do đó nằm trong hệ hình những yếu tố tình thái. Về điểm này, chúng tôi sẽ có dịp giải thích rõ hơn ở một mục sau.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số kiểu câu liên quan đến tồn tại trong tiếng Việt - từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng (Trang 31 - 33)