Quan niệm phân tích bình diện nghĩa của câu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số kiểu câu liên quan đến tồn tại trong tiếng Việt - từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng (Trang 29 - 30)

- Thứ tư, một nét khác biệt nữa cần đề cập tới ở đây dó là mục đích thông

1.1.Quan niệm phân tích bình diện nghĩa của câu

1.1.1. Các đặc tính của vị từ

Trong ngôn ngữ học, bình diện nghĩa của vị từ rất phức tạp. Tuy nhiên có những sự đối lập cơ bản thường thấy và được nhắc tới trong nhiều công trình. Ở đây, chúng tôi dựa vào những nét đối lập cơ bản của Dik.

Theo Dik thì:”Sự phân biệt cơ bản giữa các sự thể được thực hiện trên hai chiều : chiều của sự đối lập về tính [+ động] và chiều của sự đối lập về tính [ + chủ ý ]”.

Tác giả Nguyễn Thị Quy thì cho rằng:”Đó một mặt là sự phân biệt giữa những sự thể động, tức những biến cố, những sự việc, những sự thay đổi có thể “xảy ra”, “diễn ra” như “nổ”, “đánh ”, “rơi” với những sự thể tĩnh, tức những tình thế những trạng thái, những tính chất có thể kéo dài, nghĩa là tồn tại ở các sự vật trong một thời gian được tri giác là có chiều dài như “to”, “ngủ”,”sợ” và mặt khác, là sự phân biệt giữa những sự thể diễn ra hay tồn tại do sự chủ ý, có sự tự điều khiển của một (những ) con người hay động vật, tức là những hành động như “chạy”, “đánh”, những tư thế như “đứng”, “ở” với những sự tình không do sự chủ ý mà ra, những quá trình hay những trạng thái của những bất động vật như “rơi”, “khô” hay của những động vật, nhưng không có sự tự điều khiển của chúng như “ngã”, “đau”.

Cách phân loại sự thể trên đây của Dik, một trong những cách phân loại được coi là có hiệu lực cho mọi ngôn ngữ, cho ta các loaị sự thể sau đây và các loại vị từ tương ứng :” [+ Động ] [+ Động] : biến cố [ - Động] : tình trạng [+ chủ ý] [+ chủ ý] Hành động (“đánh’’,’’chạy’’) Tư thế (“nằm”, “ở”)

[- chủ ý] Qúa trình (“rơi”, “bốc”)

Trạng thái (“to”, “sợ”)

[DT: Nguyễn Thị Quy,Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó, LAPTKH, tr45-46]

1.1.2. Đặc tính nghĩa của các yếu tố khác tham gia vào sự tình

Song song với việc chú ý đến nghĩa của vị từ, chúng tôi sẽ chú ý tới đặc tính nghĩa của các yếu tố khác tham gia vào sự tình.

Các yếu tố đó có thể là trạng ngữ của câu …Chúng tôi đi vào phân biệt giữa các yếu tố, chẳng hạn phân biệt giữa yếu tố “trên bàn “ trong (Trên bàn có

một lọ hoa) sẽ đóng một vai trò khác với yếu tố “ từ đằng xa” trong (Từ đằng xa tiến lại một người con gái )…

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp trung gian, trong khi xem xét các đặc tính nghĩa của các sự tình cụ thể, chúng tôi sẽ có những biện luận sau.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số kiểu câu liên quan đến tồn tại trong tiếng Việt - từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng (Trang 29 - 30)