IV. Hoàn thiện giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
4.5.2. Thị trường nước ngoài
4.5.2.1. Tăng cường khả năng tiếp cận và nghiên cứu thị trường xuất khẩu
Trong cơ chế thị trường, bất kỳ một loại hình hoạt động kinh doanh nào của doanh nghiệp cũng phải gắn vào thị trường, sự tồn tại của doanh nghiệp gắn liền với sự nắm vững thị trường. Đối với một công ty kinh doanh xuất khẩu thì thông tin thị trường nước ngoài lại quan trọng hơn bao giờ hết.
Để củng cố vị trí của công ty, đồng thời làm tăng doanh số tiêu thụ thì việc nghiên cứu khách hàng và thị trường tiêu thụ là một điều hết sức cần thiết. Vì mọi chi phí tạo ra trong quá trình xuất khẩu, nộp thuế đều được tính vào giá bán hàng mà người nhập khẩu phải chịu các chi phí đó. Do vậy, đòi hỏi công ty phải nắm được những thông tin chính xác về thị trường tiêu thụ để hàng hóa xuất khẩu phù hợp với yêu cầu khách hàng và khả năng thanh toán của họ.
Để làm được điều này công ty cần phát huy khả năng nghiên cứu tìm nhu cầu thị trường để mở rộng mặt hành kinh doanh, tăng cường tìm hiểu các nguồn thông tin về thị trường qua tài liệu, sách báo chuyên ngành, qua giao dịch với bạn hàng, khách hàng...
Để tiếp cận với khách hàng và để tiêu thụ được nhanh chóng, thông suốt, công ty cần có những chính sách tăng cường cho sản phẩm, đặc biệt là việc áp dụng nghệ thuật kinh doanh trên thị trường.
Cần tăng cường giao tiếp quan hệ, khuếch trương sản phẩm gắn liền với mục tiêu thị trường.
Khi nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin về thị trường, công ty cần chú ý tới các yếu tố sau:
Các quy định thương mại của nước xuất khẩu
Giấy phép hay quota xuất khẩu, mặt hàng cấm xuất khẩu, các hạn chế của nước xuất khẩu, các quy định về hối đoái và thuế, yêu cầu về giấy phép và các chứng từ khác.
Các quy định trên tại nước của nhà xuất khẩu có thể là các cản trở cho hoạt động xuất khẩu nên nhà xuất khẩu phải xem xét các điểm sau:
- Cố gắng để xuất khẩu sản phẩm ấy có xứng đáng không? - Sẽ phải bán với giá bao nhiêu để bù đắp chi phí?
- Có được bao nhiêu sản phẩm?
- Có thể xuất khẩu sang quốc gia nào? Tiếp cận thị trường xuất khẩu
Người xuất khẩu phải lưu ý đến luật pháp và các quy định liên quan đến nhập khẩu của nước nhập khẩu, bao gồm:
- Các thuế quan và các hạn ngạch
- Các sắc thuế nội địa của nước nhập khẩu - Các hạn chế về hối đoái
- Các quy định liên quan đến sức khỏe và an toàn - Các yếu tố chính trị
Quy mô, cơ cấu, tăng trưởng của thị trường
- Nhập khẩu (số lượng, nguồn gốc, chiều hướng) - Mức tiêu thụ
- Sự phân khúc thị trường Giá cả
Nhà xuất khẩu xác định được, phải bán sản phẩm xuất khẩu với giá bao nhiêu để chúng có thể cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại đã tồn tại trên thị trường?
Phải khám phá được đối thủ cạnh tranh tiềm năng của ta chào bán sản phẩm của họ cho người tiêu dùng cuối cùng với giá nào?
Để xác định được một mức giá xuất xưởng có tính cạnh tranh, phải biết các mức lời ở mỗi giai đoạn phân phối và phải tính đến thuế, chi phí vận tải, giá xuất xưởng...
4.5.2.2. Củng cố các thị trường truyền thống
Thị trường truyền thống mà công ty may Tùng Phương xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, EU và Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu của công ty sang 3 thị trường này chiếm 95% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Để tiếp tục giữ vững các thị trườngnày công ty cần:
Tiếp tục nâng cấp cải tiến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Tăng cường các chủng loại mặt hàng xuất khẩu.
Giảm thiểu tối đa chi phí đầu vào, đặc biệt là kiểm soát lượng nhập khẩu nguyên phụ liệu.
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hàng hóa xuất khẩu để đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu, giữ uy tín trên thị trường thế giới. Đăng ký hoạt động theo tiêu chuẩn của Hệ thống ISO 9000 đã và đang trở thành các điều kiện tiên quyết cho việc xuất khẩu vào các thị trường nước ngoài. Ngoài ra cũng cố gắng thiết lập các hệ thống quản lý khác như ISO 14000 để đảm bảo an toàn cho môi trường xung quanh.
Thường xuyên cập nhật các tin tức từ các thị trường xuất khẩu. Ví dụ, hiện nay các doanh nghiệp dệt may đang chú ý đến việc EU cấm nhập khẩu sản phẩm dệt có thuốc nhuộm AJO, một số thị trường khác cũng áp dụng quy định này. Doanh nghiệp phải biết đến sự kiện này để điều chỉnh hàng hóa thích hợp khi xuất khẩu qua các thị trường này, tránh bị trả hàng trở lại.
Việt Nam tham gia chương trình hợp tác công nghệ ASEAN, là cơ hội tốt cho may Tùng Phương thu hút thêm vốn đầu tư vào công nghệ và trang
thiết bị dệt may.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xúc tiến thương mại và bán sản phẩm, để cả khách hàng và doanh nghiệp có thể chủ động tìm thấy nhau mà không phải tốt quá nhiều thời gian thông qua trung gian.
4.5.2.3. Tìm hiểu và thâm nhập những thị trường mới
Theo như phân tích ở trên, tập trung tìm kiếm các thị trường mới có thể mang lại lợi ích lớn hơn so với việc tranh đoạt các thị trường truyền thống (hầu hết đã được định đoạt). Một số thị trường như Châu Phi, Đông Âu, Nga hay một số nước công nghiệp mới và cả Châu Á có nhu cầu rất lớn về số lượng hàng dệt may, nhưng không đòi hỏi quá cao về chất lượng. Các thị trường này có tiềm năng rất lớn trong tương lai.
4.5.2.4. Nắm vững và tuân theo các quy tắc quốc tế
Doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm hiểu các quy tắc của WTO; xem xét các cam kết theo WTO liên quan đến khu vực doanh nghiệp để có thể hiểu rõ hơn về những lợi ích và thách thức do những cam kết này đem lại. Đây là cơ sở cho doanh nghiệp xác định lại chiến lược kinh doanh để nâng cao hoạt động xuất khẩu của mình.
Để tránh việc bị áp đặt biện pháp trừng phạt thương mại, công ty cần chuẩn bị đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, và điều đầu tiên mà họ phải thực hiện là nghiên cứu các luật mà những nhà nhập khẩu lớn sẽ áp dụng.
Doanh nghiệp cũng cần phải cải tiến chuẩn mực kế toán để phù hợp với các quy tắc quốc tế chung, làm cơ sở cho việc điều tra trong trường hợp bị kiện chống bán phá giá.
Đối tác là khách hàng trực tiếp mua hàng của mình. Nghiên cứu kỹ thông tin về đối tác sẽ giúp công ty có biện pháp trong việc nâng cao hoạt động xuất khẩu.
Khi chọn đối tác để xuất khẩu công ty cần nghiên cứu tình hình sản xuất, khả năng nhập khẩu và thanh toán của đối tác, chính sách và tập quán thương mại của nước đó. Điều kiện địa lý cũng là một vấn đề quan trọng khi công ty lựa chọn đối tác để giao dịch, yếu tố này cho phép công ty đánh giá được khả năng sử dụng ưu thế địa lý để giảm chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm, hạ giá thành của hàng xuất khẩu.
Căn cứ chủng loại hàng hóa công ty cần xuất khẩu, kết hợp với những điểm thông tin nhận được về tình hình các khách hàng ở thị trường trọng điểm, công ty sẽ lập một bản danh sách các khách hàng có thể mua hàng của công ty thường xuyên. Bảng danh sách này gồm các thông tin:
Tình hình tiêu thụ của hãng, lĩnh vực và phạm vi kịnh doanh để thấy được khả năng tiêu thụ lâu dài, thường xuyên, liên kết kinh doanh và đặt mua hàng.
Khả năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật để công ty có thể đạt được những ưu thế trong thỏa thuận giá cả, điều kiện thanh toán.
Nhà cung cấp ngoài mình ra thì đối tác còn mua hàng của ai, ở đâu, với lượng bao nhiêu.