Kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Những giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty may Tùng Phương (Trang 33)

3.1. Kim ngạch xuất khẩu của công ty

3.1.1. Phân tích chung

Hàng dệt may trong nước không đáp ứng được yêu cầu nguyên liệu cho nhu cầu may xuất khẩu của công ty, nên công ty chủ yếu phải nhập vải may, gia công xuất khẩu. Chỉ tính riêng giá trị vải nhập để sản xuất gia công hàng may mặc đã lên tới trên dưới 80% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty, chưa kể các loại phụ liệu may khác mà công ty cũng phải nhập khẩu phần lớn từ các nước thuê gia công.

Việc gia công cho nước ngoài không chỉ có giá trị gia tăng thấp mà còn không ổn định phụ thuộc vào giá gia công và bị động vào nguồn cung cấp nguyên liệu.

Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty may Tùng Phương đã đạt được rất nhiều thành công trong việc giải quyết việc làm

cho người lao động địa phương, cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, từng bước góp phần đưa nước ta trở thành một trong 10 quốc gia có ngành dệt may phát triển nhất thế giới.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty không ngừng được gia tăng qua các năm. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu mới chỉ 370.000 USD, chỉ sau 3 năm tức đến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty đạt trên 1,6 triệu USD, tăng hơn 4 lần và tăng trên 67% so với năm 2007.

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng xuất khẩu

Trong những năm đầu, do công ty vừa mới thành lập với vốn ít, thiếu thốn về cơ sở vật chất, kinh nghiệm hạn chế, quan hệ ngoại thương còn kém nên công ty chưa mạnh dạn đầu tư lớn, làm cho kim ngạch xuất khẩu còn chưa cao, tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ xoay quanh 400.000 USD. Tuy kim ngạch năm sau có cao hơn năm trước nhưng mức tăng đó còn thấp.

Đến năm 2006 công ty có sự phát triển về quy mô nhà xưởng lẫn nguồn vốn, đồng thời ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu hơn làm cho kim ngạch năm này tăng một cách đột biến từ 370.000USD lên đến 560.000 USD tăng trên 50%. Sau một năm gia nhập WTO, doanh nghiệp lại đối mặt với một thách thức còn gay gắt hơn, đó là Trung Quốc. Kể từ năm 2005, Trung Quốc đã được bãi bỏ chế độ hạn ngạch dưới Hiệp định Dệt May (ATC) và thuế nhập khẩu cũng được cắt giảm theo cam kết thành viên của WTO, ngay lập tức hàng hóa

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Kim ngạch XK (USD) 370.000 560.000 966.800 1.618.800

Mức tăng tuyệt đối (USD) 60.000 190.000 406.800 652.000

Tốc độ tăng so với năm trước (%)

Trung Quốc tràn ngập thị trường thế giới. Trong khi đó, Việt Nam vào thời điểm đó chưa là thành viên của WTO nên phải chịu thuế nhập khẩu dệt may vào các thị trường từ 12-14%. Điều này gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp dệt may nói chung, công ty may Tùng Phương nói riêng. Tuy vậy, sau khi Việt Nam gia nhập WTO 1/2007 đã mở ra một cơ hội cho công ty. Kim ngạch xuất khẩu dệt may của các doanh nghiệp này năm 2007 tăng khá cao so với năm 2006 (72% ). Điều này chứng tỏ công ty đã tận dụng tốt cơ hội Việt Nam gia nhập WTO để mở rộng thị trường xuất khẩu.

3.1.2. Đặc điểm thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là: Mỹ, EU, Nhật. Đó là 3 thị trường truyền thống của công ty, chiếm 95% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Trong đó, thị phần tại Mỹ là nhiều nhất (chiếm 40-45%), sau đó đến thị trường EU (chiếm 30%), thị trường Nhật chiếm khoảng 20%, số còn lại ở các thị trường khác như các nước ASEAN, Mexico..

Bảng 2: Tỷ lệ giá trị xuất khẩu từng thị trường

Thị trường Đơ n vị

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Mỹ % 45 37 40 43 EU % 30 32 35 31 Nhật % 20 23 20 20 T.tr. khác % 5 8 5 6 3.1.2.1. Thị trường Mỹ - Đặc điểm thị trường

Mỹ là nơi tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới cũng như của công ty chiếm khoảng 40- 45% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Thị trường lại đa

dạng, phong phú, có nhiều cấp độ. Điều này rất phù hợp với hoàn cảnh, trình độ sản xuất của công ty.

- Nhu cầu tiêu thụ

Một trong những mặt hàng nhập khẩu lớn là hàng dệt may. Hàng nhập khẩu có mẫu mã hết sức đa dạng phong phú. Đặc biệt, Mỹ có những hợp đồng rất lớn, do đặc trưng nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may ở thị trường này rất cao. Theo điều kiện thương mại hiện hành của Mỹ, hàng dệt may không được ưu đãi về thuế quan. Mỹ áp dụng quota với một số nước. Việt Nam cũng bị Mỹ yêu cầu ký hiệp định dệt may để áp dụng hạn ngạch. Song đây vẫn là thị trường thu hút các doanh nghiệp.

- Tình hình xuất nhập khẩu

Đến nay, Việt nam đã được hưởng MFN và là thành viên của WTO, nên

hàng của ta có thêm nhiều thuận lợi nhờ tỷ lệ thuế quan được giảm nhẹ đi rất nhiều. Mặt khác, với chính sách khuyến khích xuất khẩu như hiện nay của Nhà nước ta thì việc xuất khẩu sang Mỹ sẽ mang lại nguồn lợi lớn hơn. Nhất là sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam cũng sẽ mạnh hơn.

Nằm trong số đó, công ty may Tùng Phương cũng có những chính sách để đẩy nhanh xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu sang mỹ đạt gần 400 nghìn USD, con số này đã tăng lên hơn 700 nghìn USD vào năm 2008. Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường này công ty gặp rất nhiều khó khăn do:

- Kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi suy thoái.

- Hàng dệt may của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ không cần hạn ngạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mức độ cạnh tranh với các thị trường khác sẽ gay gắt hơn, do hội nhập càng sâu và rộng.

Vì vậy, mục tiêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong năm 2009 này chỉ ở mức 900 nghìn USD.

Bảng 3: Giá trị xuất khẩu từng thị trường

Thị trường Đơn vị

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Mỹ USD 166.500 207.200 386.720 695.244 EU USD 111.000 179.200 338.380 501.208 Nhật USD 74.000 128.800 193.360 323.360 T.tr. khác USD 18.500 44.800 48.340 97.008 3.1.2.2. Thị trường EU - Đặc điểm thị trường

Là khu vực phát triển kinh tế cao, EU với 27 nước thành viên có tổng diện tích khoảng 4 triệu km2, dân số khoảng 500 triệu người, GDP khoảng 13.000 tỷ USD, bình quân đầu người 29.000 USD/năm (số liệu năm 2006). EU là một thị trường phát triển ở trình độ cao nên đòi hỏi của người tiêu dùng đối với hàng hóa nhập khẩu rất khắt khe. Tại đây, giá cả hàng hóa và dịch vụ không phải là yếu tố được quan tâm nhiều, mà yêu cầu trước hết là chất lượng, mẫu mã, những tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Giờ đây, trên thị trường tất cả các nước thành viên EU, mọi hàng hóa nhập khẩu thường phải được kiểm tra ngay từ khâu sản xuất tại nước xuất xứ nhằm bảo đảm cho sản phẩm làm ra đáp ứng được những tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu. Thông thường, người tiêu dùng thích tìm mua những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng thế giới, phần đông người tiêu dùng thích tìm mua những sản phẩm làm từ chất liệu tự nhiên, có kiểu dáng và mẫu mã thay đổi nhanh, có phương thức phục vụ tốt và đặc biệt là có dịch vụ hậu mãi chu đáo. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu vào EU cũng đang có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng giảm dần các sản phẩm thô và gia tăng các sản phẩm có hàm lượng chế biến cao. Công ty may Tùng Phương đã

chính thức đặt quan hệ với các EU từ tháng 6 năm 2004, các đối tác này chủ yếu đến từ Đức, Anh.

- Nhu cầu tiêu thụ

EU là thị trường rộng lớn, có nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất, sản phẩm đa dạng, phong phú và tinh tế. Mức tiêu thụ ở thị trường này vào loại cao trên thế giới: 17 kg vải/người/năm. Trong khi đó ở các nơi khác mức tiêu thụ thấp hơn: Thái Lan: 2,8 kg; Inđônêsia: 2,0 kg; Trung Quốc: 5,5 kg; Hồng Kông: 11,9 kg; Hàn Quốc: 14,3 kg; Việt Nam chỉ có 0,84 kg.

Người tiêu dùng ở EU được chia làm bốn nhóm: nhóm dẫn mốt, nhóm ăn mặc đứng đắn, nhóm sau mốt, nhóm thực dụng. Trong đó, tỷ lệ nhóm dẫn mốt cao nhất ở Tây Ban Nha, Bỉ, Italia, Đan Mạch và Đức. Tỷ lệ thấp nhất là ở Anh. Tuy nhiên, nhìn chung toàn EU, nhóm những người thực dụng và nhóm những người sau mốt chiếm khoảng 70-75% tổng số người tiêu dùng, nên sản phẩm dệt may của thị trường này đòi hỏi sự phong phú về mẫu mốt và có giá bán cao hơn các khu vực khác trên thế giới.

- Tình hình xuất nhập khẩu

EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn của công ty chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Sức tiêu thụ ngày một tăng cao. Có thể thấy qua vài con số về kim ngạch nhập khẩu:

Năm 2007 nhập khẩu khoảng 400 nghìn USD sản phẩm các loại. Các nước nhập khẩu lớn là Anh, Đức. Năm 2008 giá trị này lên tới trên 500 nghìn USD. Nhu cầu về hàng dệt may EU ngày càng tăng được bù đắp bằng hàng nhập khẩu từ các nước có giá lao động thấp. Vì lý do đó, sản phẩm dệt may xuất khẩu của công ty cũng sẽ gia tăng với tốc độ cao.

Sau 5 năm hợp tác, EU là thị trường quen thuộc. Đây là thị trường đòi hỏi chất lượng cao, điều kiện thương mại nghiêm ngặt, mức bảo hộ đặc biệt cao. EU nổi tiếng là khách hàng khó tính về mẫu mã, chất lượng, thời gian giao

hàng. Nhưng nếu xem xét kỹ, thì nó cũng mở ra một thị trường rộng lớn để công ty có cơ hội vươn lên thích ứng và phát triển. Qua đó sẽ cải thiện được năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, mẫu mã, chủng loại, phương thức kinh doanh, tiếp thị.

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng đều, nhưng do nguyên phụ liệu sản xuất trong nước của ta còn hạn chế, mẫu mã chưa phù hợp thị hiếu và chưa có bạn hàng mua bán trực tiếp mà hầu hết vẫn phải thông qua gia công. Gia công đơn thuần khiến không tận dụng được ưu đãi qua chế độ quota.

Để có thể khác phục tình trạng trên, may Tùng Phương cần phát triển sản xuất đồng bộ, có định hướng, đầu tư mở rộng mặt hàng, tiếp thị mạnh mẽ, tăng dần xuất khẩu trực tiếp lẫn tăng giá trị xuất khẩu. Công ty may Tùng Phương đã đề ra mục tiêu xuất khẩu sang EU đến năm 2010 với kim ngạch 750.000 USD.

3.1.2.3. Thị trường Nhật Bản

- Đặc điểm thị trường

Nhật Bản là thị trường rất lớn, tiêu thụ nhiều nhất khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Đây cũng là thị trường phi hạn ngạch. Giống EU, thị trường Nhật Bản cũng đòi hỏi quy định rất khắt khe, nghiêm ngặt về chất lượng, cũng như thời hạn giao hàng. Các thương gia Nhật Bản đều khẳng định rằng: “Người tiêu dùng Nhật không dùng sản phẩm có bất kỳ một khuyết tật nào, hàng may mặc sai quy cách, thủng, không vừa, ố phai màu… đều không bao giờ được chấp nhận”.

Đặc biệt, từ năm 2009, hàng dệt may của ta xuất khẩu sang Nhật được hưởng mức thuế 0% theo Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được ký kết tháng 4 năm 2008, là cơ hội cho may Tùng Phương mở rộng thị trường Nhật.

Người Nhật chỉ mua những cái gì thích hợp với mình. Chất lượng là điều

họ quan tâm trên hết. Họ luôn kiểm tra kỹ lưỡng trước khi mua. Do vậy, muốn xuất khẩu sang Nhật Bản, công ty cần phải cố gắng tìm ra mặt hàng nào mà khách hàng Nhật thực sự có nhu cầu. Có như vậy mới tìm ra hướng sản xuất và phải sản xuất hàng có chất lượng cao. Đối với sản phẩm dệt may thì hầu hết các trường hợp đều phải thay đổi, điều chỉnh hoặc nâng cấp chất lượng trước khi xuất sang Nhật Bản. Công ty cần chú ý đặc điểm này để sản phẩm thích ứng được với các đối tượng khách hàng khác nhau.

- Tình hình xuất nhập khẩu

Như đã nêu ở trên, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu lớn về sản phẩm dệt may đứng thứ 3 của công ty chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Năm 2007, tiêu thụ hàng dệt may của công ty tới gần 200 nghìn USD. Năm 2008 con số này là trên 300 nghìn USD, chiếm trên 20 % tỷ trọng xuất khẩu của công ty. Thị trường này có sự cạnh tranh rất khắc nghiệt, đặc biệt là sự cạnh tranh từ các nguồn hàng nhập khẩu.

Tuy nhiên, sản phẩm của công ty xuất sang Nhật Bản còn hạn chế về chủng loại, mẫu mã, chất lượng. Giá cả chỉ đạt mức trung bình, chưa có mặt hàng cao cấp. Nhưng nếu được đầu tư, chất lượng cao hơn, mẫu mã phù hợp, giá cạnh tranh… sẽ có khả năng thâm nhập sâu và phát triển được thị trường to lớn này. Hy vọng khi đó, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu sẽ ngày một tăng. Với tốc độ xuất khẩu tăng trưởng như hiện nay, triển vọng giá trị hàng dệt may Tùng Phương xuất đi Nhật có thể đạt 1,2 triệu USD vào năm 2010.

3.2. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu

Khi chính thức trở thành thành viên WTO, Hoa Kỳ cũng đã bãi bỏ hạn

ngạch dệt may cho Việt Nam. Ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội tốt để phát triển. Các thành viên dệt may có thể xuất khẩu theo khả năng mà không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lo về hạn ngạch tại bất kỳ thị truờng nào, nhất là thị trường Hoa Kỳ vốn được coi là thị trường màu mỡ cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Là một doanh nghiệp trong ngành dệt may, Tùng Phương cũng được hưởng các lợi ích đó, nên trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng đáng kể.

Khi đã là thành viên WTO, thuế nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam nói chung, của Công ty may Tùng Phương vào các nước WTO sẽ được tính lại một cách bình đẳng và tạo điều kiện xuất khẩu tốt hơn. Công ty cũng có một lợi thế nữa về lao động. Với lực lượng lao động thu hút từ các vùng lân cận, dồi dào, năng động, nhạy bén. Rất dễ đào tạo, chỉ cần 3 tháng đào tạo là có thể làm việc thành thạo.

Tuy đạt được nhiều thành tựu nhưng công ty vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại:  Công ty hiện nay đang hoạt động chủ yếu theo hình thức gia công cho nước ngoài. Đối tác đặt gia công với công ty chủ yếu là từ Mỹ, EU, Nhật... Nguyên phụ liệu chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài nên giá trị gia tăng của công ty còn thấp (chỉ khoảng 15 - 20%). Vì vậy, công ty gần như phụ thuộc vào phía khách hàng cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu.

 Xét trên quy mô, thì công ty may Tùng phương thuộc loại vừa và nhỏ (sử dụng trên dưới 300 lao động, vốn chủ sở hữu 5 tỷ đồng). Vì vậy, mà công ty gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh. Để khắc phục nhược điểm này công ty nên liên doanh, liên kết với các công ty khác trong ngành để tạo thế vững chắc trong cạnh tranh.

 Công tác thiết kế mẫu còn yếu, chưa được chú trọng. Mặc dù công ty có một phòng kỹ thuật, chuyên lo việc thiết kế mẫu mã, thế nhưng mẫu thiết kế chưa được khả thi, ưa chuộng, mang nặng tính lý thuyết, khó có thể cạnh tranh với sản phẩm của các công ty khác.

 Công ty chưa có kinh nghiệm và còn thụ động trong hoạt động tiếp thị, chưa có chiến lược tiếp thị. Công tác xúc tiến thương mại chưa kết hợp khai thác sử dụng triệt để 4 công cụ: quảng cáo, xúc tiến bán hàng, bán hàng trực

Một phần của tài liệu Những giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty may Tùng Phương (Trang 33)