Thị trường trong nước

Một phần của tài liệu Những giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty may Tùng Phương (Trang 55 - 58)

IV. Hoàn thiện giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu

4.5.1.Thị trường trong nước

Nghiên cứu thị trường trong nước nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu thông qua tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm dệt may của công ty đối với bạn hàng trong nước.

Thực chất của giải pháp này là Marketing để phát hiện nhu cầu về sản phẩm nhập (đầu ra). Đề cập đến yếu tố Marketing là nói đến các chính sách về sản phẩm, chính sách giả cả, chính sách phân phối và xúc tiến bán. Để thực hiện tốt công việc này, công ty chú trọng đến vai trò chính sách xúc

tiến bán, chính sách có tính chất quyết định trong các hoạt động marketing áp dụng đối với khách hàng của công ty. Bên cạnh dó công ty đã lưu tâm đến các chính sách khác như chính sách phân phối, chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm để làm tăng hiệu quả và tạo nên sự đồng bộ trong việc áp dụng chiến lược.

Sẽ rất thiếu sót nếu không nghiên cứu đến biến động của thị trường nội địa. Công ty may Tùng Phương gặp không ít khó khăn khi phải cạnh tranh với nhiều “đối thủ” cả trong nước và ngoài nước. Thị trường nội địa không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp trong nước mà còn cho cả các doanh nghiệp nước ngoài khi Việt nam đã là thành viên của ASEAN, WTO, sẽ bị áp đảo trong khi trình độ khoa học công nghệ của công ty còn lạc hậu so với các công ty khác và các nước trong khu vực.

Vào năm 2010, với số dân khoảng 90 triệu vào năm 2010, thị trường trong nước sẽ có tiềm năng tiêu thụ rất lớn vì khi đó đời sống được nâng cao. Thị trường nội đại này là một môi trường thuận lợi cho công ty phát triển. Theo ước tính sơ bộ, nếu GDP bình quân đầu người ở Việt Nam vào năm 2005 đạt 600 – 800 USD thì mứuc tiêu dùng hàng hoá tính theo đầu người sẽ là 250 –300 USD và 900 – 1200 USD vào năm 2010 thì sẽ là 400 – 450 USD. Mức tiêu dùng cho may mặc hiện trung bình chiếm khoảng 6 - 8% tổng thu nhập…

Có thể nói, thị trường Việt Nam đang được coi là một trong những thị trường hấp dẫn của vùng Đông Nam Á. Do đó, cần nghiên cứu thị hiếu, mức tiêu dùng… để tổ chức sản xuất cho phù hợp, đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Hình thành và tổ chức các mạng lưới tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố tới vùng nông thôn… Bố trí các hình thức phân phối, tiêu thụ cho phù hợp với từng vùng, từng đối tượng.

Ngoài ra, công ty cần chú trọng tới thị trường tiêu dùng trong địa phương tỉnh Thanh hóa, địa bàn hoạt động chính của công ty. Với dân số trên 3,62 triệu người, phân bổ trong 24 huyện, thành phố, trong đó 80% là nông thôn và dân tộc thiểu số, nên đây là thị trường tiêu dùng rất dễ tính cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Vì vậy công ty cần có chính sách đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ ở thị trường này. Để làm được điều đó công ty cần thực hiện:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến

Một hoạt động xúc tiến đầy đủ bao gồm 3 bộ phận cấu thành, được gọi là các biện pháp xúc tiến hỗn hợp, đó là:

+ Bán hàng cá nhân + Quảng cáo

+ Xúc tiến bán,

- Hoàn thiện hoạt động quảng cáo

Một chính sách quảng cáo tốt sẽ làm cho khách hàng tin tưởng về khả năng kinh doanh của công ty và như vậy sẽ làm tăng sự lựa chọn sản phẩm của khách hàng đối với công ty.

Các phương tiện quảng cáo có thể là:

• Các xuất bản phẩm kinh doanh chuyên ngành và các xuất bản phẩm kỹ thuật chuyên ngành.

• Thư gửi trực tiếp

• Qua danh bạ công nghiệp.

Một phần của tài liệu Những giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty may Tùng Phương (Trang 55 - 58)