Ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001- 2008 (Trang 56 - 64)

I. Khái quát chung về tình hình phát triển KTXH tỉnh Phú Thọ gia

2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành:

2.1. Ngành nông nghiệp

Là một tỉnh miền núi thế mạnh lớn nhất của Phú Thọ là sản xuất nông nghiệp. Với 6 chương trình trọng điểm trong nông nghiệp, Phú Thọ đã tạo được bước đột phá trong việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, đặc biệt ứng dụng công nghệ sinh học trong nông, lâm nghiệp. Từ tỉnh thiếu lương thực đến nay, Phú Thọ bảo đảm an toàn lương thực đứng thứ hai trong 11 tỉnh vùng Đông - Bắc bộ về sản xuất lương thực.

Lao động tham gia vào khu vực nông nghiệp là rất lớn. Cơ cấu lao động nội bộ ngành nông nghiệp được thông qua bảng sau:

Bảng 2.8: Quy mô và cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Quy mô lao động ngành nông nghiệp

Đơn vị tính: người Tổng 487,348 510,423 517,521 483,341 487,810 488,364 483,522 Nông lâm 480,91 8 502,156 507,261 471,001 474,382 472,634 463,899 Thuỷ sản 6,430 8,267 10,260 12,340 13,428 15,730 19,623 Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp

Đơn vị tính: % Nông

lâm

Thuỷ sản

1,330 1,620 1,983 2,553 2,753 3,22 4,05

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ - Niên giám thống kê 2007

Qua số liệu thống kê trên ta thấy lao động trong ngành nông lâm có xu hướng giảm dần. Tổng lao động tham gia vào nhóm ngành nông lâm năm 2001 là 485.980 thì năm 2007giảm xuống còn 463.899 lao động, giảm khoảng 3.350 mỗi năm. Tỷ trọng lao động nhóm ngành nông lâm cũng giảm từ 98,67%( năm 2001) xuống 95,95%( năm 2007). Tỷ trọng lao động trong ngành thuỷ sản tăng lên khá nhanh nếu như tổng số lao động của ngành này năm 2001 là 6.430 người thì năm 2007 đã tăng lên 19.623 người tăng 3,05 lần so năm 2001, trung bình mỗi năm tăng khoảng 6,4%. Lao động trong ngành thuỷ sản có chiều hướng ngày càng ra tăng do hiệu quả của chương trình nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh. Tỉnh đã triển khai các hoạt động tích cực như: Xây dựng trại giống, chuyển giao công nghệ nuôi trồng thuỷ sản cho các huyện, thị, thành phố, chuyển dần diện tích lúa có năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản. Sở dĩ trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự dịch chuyển lao động như vậy là do:

Các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học được ứng dụng vào nông, lâm nghiệp vì vậy trong khu vực nông lâm sẽ có 1 bộ phận lao động dư thừa chuyển sang hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.

Mặt khác với diện tích lưu vực của ba sông lớn: sông Hồng, sông Đà, sông Lô và mạng lưới sông suối hồ ao phân bố đều trên khắp lãnh thổ, cộng thêm phần ruộng úng trũng không thích hợp với việc trồng lúa khoảng 3,000 ha tạo điều kiện thuận lợi thu hút lao động chuyển sang.

Nhìn chung, xu hướng chuyển dịch lao động nội bộ ngành nông nghiệp khá hợp lý, lao động trong ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm

tỷ trọng lao động ngành nông, lâm, tăng tỷ trọng lao động ngành thuỷ sản. Tốc độ tăng ngành thuỷ sản khá nhanh nhưng do quy mô của ngành này nhỏ nên ít có sự thay đổi về tỷ trọng, tỷ trọng lao động trong ngành ngư nghiệp chỉ dao động trong khoảng từ 1- 4%. Trong khi đó mặc dù lao động tham gia vào nông lâm nghiệp có giảm nhưng do quy mô lớn lên mức độ sụt giảm không đáng kể, nhóm ngành này vẫn giữ được tỷ trọng lao động cao ở mức 95.95%.

2.2. Ngành công nghiệp

Theo thống kê ta có bảng quy mô, cơ cấu lao động nội bộ ngành công nghiệp như sau:

Bảng 2.9: Quy mô lao động nội bộ ngành công nghiệp từ 2001- 2007

Đơn vị: người 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng 65.997 68.525 80.910 80.739 92.225 96.289 115.057 CNCB 57.205 58.941 71.239 71.709 86.105 84.235 99.158 XD 7.559 8.107 8.518 7.769 11.569 10.783 14.472 CNKT 1.233 1.478 1.153 1.315 1.551 1.272 1.426

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ

Qua điều tra trên nhận thấy rằng lao động trọng nội bộ ngành công nghiệp của tỉnh chủ yếu tập trung vào nhóm ngành công nghiệp chế biến nông sản đặc biệt là công nghiệp chế biến chè xuất khẩu. Nếu như năm 2001 lao động tham gia vào nhóm ngành này là 57.205 lao động thì đến năm 2007 số lao động đã tăng lên 99. 158 lao động gấp 1,73 lần so năm 2001. Tính trung bình mỗi năm lao động trong nhóm ngành này tăng 5.994 lao động. Lao động trong ngành công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp sản xuất ,phân phối điện và nước có mức tăng thấp nhất, năm 2005 lao động trong ngành tăng cao nhất: 1.551 lao động tăng 318 người so năm 2001 các năm còn lại tăng giảm thất thường.

Tương ứng với quy mô lao động trên là bảng cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công nghiệp như sau:

Bảng 2.10: Quy mô cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công nghiệp

Đơn vị: %

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

CNCB 86,678 86,013 88,047 88,757 86,778 87,481 86,182 CNXD 11,453 11,83 10,528 9,615 11,659 11,199 12,578

CNKT 1,869 2,157 1,425 1,628 1,563 1,32 1,24

Do lượng lao động tập trung hầu hết vào ngành công nghiệp chế biến nông sản, đặc biệt là trong ngành công nghiệp chế biến chè xuất khẩu lên lao động ở ngành này vẫn giữ được tỷ trọng khá lớn. Năm 2004 tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp chế biến lớn nhất 88,757%. Năm 2002 tỷ trọng lao động của ngành này ở mức thấp nhất (86,013%). Nói tóm lại tỷ trọng lao động trong ngành không có thay đổi lớn dao động trong khoảng từ: 86,031% - 88,575%.

Lao động ngành xây dựng có xu hướng tăng dần, năm 2004 tỷ trọng lao động của ngành chỉ ở mức 9,615% thì đến năm 2007 đã tăng lên 12,578% (năm 2007). Nhìn chung sự thay đổi của ngành này không ổn định tốc độ tăng giảm thất thường, có năm tăng lên có năm lại giảm đi: Năm 2001-2002 tỷ trọng lao động trong ngành tăng lên,năm 2003- 2004 tỷ trọng đó lại giảm xuống nhưng từ năm 2004 thì tỷ trọng lao động trong ngành tăng đều lên.

Còn đối với nhóm ngành công nghiệp khai thác lượng lao động tham gia vào nhóm ngành này chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn. năm 2002 tỷ trọng lao động của nhóm ngành này là cao nhất nhưng cũng chỉ ở mức 2,157% đến năm 2007 đã giảm xuống 1,23%. Sở dĩ lao động ở nhóm ngành này không cao là do nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh không giàu những loại khoáng sản lớn chỉ gồm: Cao lanh, Penpát, đá vôi. Và những loại khoáng sản

đó đều phân bổ ở khu vực Phía Tây của tỉnh( hữu ngạn sông Hồng) đang có hạ tầng yếu kém, nhất là giao thông lên việc khai thác trước mắt sẽ gặp khó khăn. Ngoài ra, việc lạm dụng khai thác tài nguyên sẽ dẫn đến các hậu quả xấu như: ô nhiễm môi trường, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt không có khả năng phục hồi. Vì những nguyên nhân trên mà lao động tham gia vào nhóm ngành này hạn chế.

Hình 2.4: Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp 2001- 2007

Qua đồ thị trên ta thấy, chuyển dịch lao động trong nội bộ ngành công nghiệp tiến bộ: lao động trong ngành công nghiệp chế biến vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng lao động ngành xây dựng có xu hướng tăng dần lên, ngành công nghiệp khai thác vẫn ở giữ mức tỷ trọng thấp. Tuy nhiên, quá trình dịch chuyển lao động trong nội bộ ngành công nghiệp còn nhiều bất cập: lao động ngành công nghiệp chế biến, xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhưng không ổn định tăng giảm thất thường trong khi xu thế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp chế biến

xây dựng có xu hướng tăng theo thời gian. Điều này chứng tỏ quá trình chuyển dịch trong nội bộ ngành công nghiệp không đảm bảo tính bền vững.

2.3. Ngành dịch vụ

Nội bộ ngành dịch vụ được chia ra làm ba nhóm ngành cụ thể như sau: - Dịch vụ kinh doanh mang tính chất thị trường( DVKD)

- Dịch vụ sự nghiệp( DVSN)

- Dịch cụ hành chính công( DVHCC)

Quy mô và cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ của tỉnh giai đoạn 2001- 2007 cụ thể như sau:

Bảng 2.11: Quy mô lao động ngành dịch vụ giai đoạn 2001- 2007

Đơn vị: Người 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng 52.131 60.279 70.805 78.607 82.029 93.442 107.292 DVKD 25.930 31.128 38.093 45.576 50.267 59.298 71.607 DVSN 21.290 23.991 27.324 28.566 26.577 28.612 29.934 DVHCC 4.911 5.160 5.388 4.464 5.184 5.532 5.751

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2007

Bảng 2.12: cơ cấu lao động trong nội bộ ngành dịch vụ

Đơn vị :%

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

DVKD 49,74 51,64 53,8 57,98 61,28 63,46 66,74

DVSN 40,84 39,8 38,59 36,34 32,4 30,2 27,9

DVHCC 9,42 8,56 7,61 5,68 6,32 5,92 5,36

Qua bảng số liệu thống kê trên ta nhận thấy rằng lao động trong nhóm ngành dịch vụ kinh doanh thị trường giữ vị trí chủ đạo, so với các nhóm ngành khác nhóm ngành này chiếm tỷ trọng rất lớn nếu như năm 2001 tỷ trọng lao động tham gia vào nhóm ngành này chiếm 49,74% thì năm trong

giai đoạn 2001- 2007 tỷ trọng lao động trong ngành luôn tăng và đạt mức 66,74% vào năm 2007. Sự biến động của nhóm ngành này không ổn định giao động thất thường trong khoản từ 1,9%- 3,28% nhưng cũng có năm giao động đến tận 4,18%( năm 2003- 2004). Từ năm 2001- 2007 nhóm ngành này có sự gia tăng đáng kể cả về tỷ trọng và số lao động, trung bình mỗi năm số lao động trong nhóm ngành này tăng lên 6.526 lao động.

Nhóm ngành dịch vụ sự nghiệp và dịch vụ hành chính công mặc dù có sự gia tăng về lượng lao động nhưng xét về mặt tỷ trọng thì trong giai đoạn vừa qua đã giảm dần. Đối với ngành dịch vụ sự nghiệp tỷ trong lao động tham gia trong ngành đã giảm từ 40,84%( năm 2001) xuống 27,9% năm 2007 trung bình mỗi năm giảm 1,85%. Còn ngành dịch vụ hành chính công do kết quả của chương trình cải cách hàng chính nên tỷ trọng lao động trong ngành không có sự thay đổi lớn và giảm dần về tỷ trọng lao động theo thời gian. Nhóm ngành này có xu hướng giảm dần chứng tỏ hệ thống quản lý nhà nước đã bớt cồng kềnh, góp phần xoá bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, cơ chế một cửa thông thoáng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với các dịch vụ công dễ dàng hơn.

Nói tóm lại trong giai đoạn vừa qua xu hướng chuyển dịch lao động trong nội bộ ngành dịch vụ là khá hợp lý: Tỷ trọng lao động nhóm ngành dịch vụ kinh doanh mang tính chất thị trường tăng liên tục, nhóm ngành dịch vụ hành chính công và hành chính sự nghiệp có xu hướng giảm dần. Đây là xu hướng chuyển biến rất tích cực phù hợp với xu hướng chuyển dịch chung của cả nước.

3. Đánh giá thực trạng và xu thế CDCCLĐ theo ngành

3.1. Thành quả đạt được

Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều tiến bộ tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần, tỷ trọng lao đông nông lâm giảm dần. Số lao động chưa có việc làm giảm đáng kể năm 2001 là 24.000 người thì nay đã giảm xuống còn 22.000 người. Phần nào xu hướng chuyển dịch đã tuân theo được xu hướng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trong nội bộ các ngành ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đã có hướng chuyển dịch hợp lý tỷ trọng lao động lớn giữ vị trí chủ đạo ở các nhóm ngành nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến đặc biệt là công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến nông sản: chè, hoa màu… Tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp khai thác giảm dần… Nội bộ ngành dịch vụ có sự chuyển dịch hợp lý nhất tỷ trong lao động tham gia vào các ngành dịch vụ kinh doanh mang tính chất thị trường ngày càng tăng trong khi đó tỷ trọng lao động các ngành dịch vụ hành chính công và hành chính sự nghiệp giảm cả về quy mô và tỷ trọng.

Tỷ lệ chuyển dịch biến động không ổn định nhưng có xu hướng tăng lên, tỷ lệ chuyển dịch phần nào đã phản ánh đúng xu hướng chuyển dịch lao động trong giai đoạn hiện nay

3.2. Hạn chế cần khắc phục

Tốc độ dịch chuyển còn chậm: tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp - nông thôn giảm không đáng kể trong khi số lao động tuyệt đối vẫn có xu hướng tăng; tỷ lệ chuyển dịch biến động thất thường có những giai đoạn hầu như không có biến động chứng tỏ quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành không đảm bảo tính bền vững.

Cơ cấu lao động theo ngành vẫn ở trình độ thấp: Lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao. Mặc dù đây là hạn chế của tỉnh so với cả nước nhưng về cơ bản tỷ trọng lao động lớn trong khu vực nông nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh. Do là tỉnh miền núi sản xuất nông lâm nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo hàng năm tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp vẫn rất lớn. Vì vậy trong thời gian tới tỉnh cần thực hiện các chính sách, đưa khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ cao vào các vùng chuyên canh, phát triển nông nghiệp tăng hàm lượng chất xám, tăng cường chuyển dịch lao động sang các khu vực công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghệ không quá phức tạp, đòi hỏi lao động lành nghề không cao như các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến nông sản… Góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch đồng thời đảm tính bền vững trong chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001- 2008 (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w