Nhóm nhân tố về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001- 2008 (Trang 27 - 31)

II. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo

1. Nhóm nhân tố về kinh tế xã hội

1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng cơ cấu kinh tế quyết định tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động . Khi tăng trưởng kinh tế cao yêu cầu tốc độ chuyển dịch lao động tăng để cung cấp lao động cho các ngành nhằm đẩy nhanh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ, theo ngành….nhanh hơn do chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ phát triển kinh tế đòi hỏi và quyết định.

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động khác nhau thường thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn chuyển dịch cơ cấu lao động. Nguyên nhân do tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động, đặc biệt là trong nông nghiệp. Vì vậy số lao động giảm đi trong nông nghiệp không tương ứng vói số người tăng lên trong công nghiệp. Nói tóm lại:

- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vừa là đòi hỏi vừa là hệ quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần giúp chuyển dịch cơ cấu lao động theo đúng hướng và phù hợp với cơ cấu ngành.

1.3 Nhân tố đầu tư

Nhân tố đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động thể hiện ở cơ chế, quy mô huy động vốn trong và ngoài nước. Đồng thời có cơ cấu đầu tư đúng đắn, đầu tư hiệu quả vào các ngành, các lĩnh vực nhằm đảm bảo không ngừng nâng cao trình độ của nền kinh tế và có tác động chuyển dịch cơ cấu lao động.

1.4. Nhân tố thu nhập và di cư lao động giữa các khu vực

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa động lực thu nhập có vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, thể hiện ở các khía cạnh sau:

Sự chênh lệch thu nhập giữa các ngành nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ là yếu tố thúc đẩy di chuyển một phần lao động sang hoạt động trong các ngành nghề khác để nâng cao thu nhập và mức sống. Người ta thường dùng hệ số co giãn của cung lao động theo thu nhập để đo lường mức độ ảnh hưởng này

El =% ΔL/%ΔI Trong đó:

El : Hệ số của co giãn lao động theo thu nhập ΔL : Sự thay đổi của cung lao động

ΔI : Sự thay đổi của thu nhập

Hệ số này càng lớn thì cung lao động theo thu nhập càng co giãn, điều đó có nghĩa là khi mức độ chênh lệnh về thu nhập giữa các ngành nghề nông nghiêp với các ngành nghề khác càng lớn thì quy mô dịch chuyển lao động càng tăng, diễn ra ở phạm vi rộng lớn hơn.

Nhân tố thu nhập trở thành động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động còn thể hiện ở sự di chuyển lao động nông thôn ra thành thị làm các ngành nghề phi nông nghiệp. Dòng di chuyển này có tác động lớn đối với chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nói tóm lại: Chênh lệch thu nhập thúc đẩy chuyển dịch lao động từ ngành thu nhập thấp sang ngành thu nhập cao. Mức độ chênh lệch càng lớn làm cho quy mô dịch chuyển càng tăng điều này tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành.

Chênh lệch thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn tạo ra dòng di chuyển lao động từ khu vực nông thôn ra thành thị làm các ngành nghề phi nông nghiệp. Tương tự vậy chênh lệch thu nhập giữa các địa phương tạo điều kiện lao động di chuyển từ địa phương này sang các địa phương khác có mức thu nhập cao hơn (Xuất khẩu lao động giữa các địa phương ). Luồng di chuyển lao động giữa các địa phương thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng: Lao động từ khu vực nông nghiệp ở địa phương này sẽ chuyển

sang các hoạt động khác có mức thu nhập cao hơn ở địa phương khác. Điều này làm giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp ở địa phương có lao động di cư.

1.5 Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hóa

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động cùng với khoa học và công nghệ tiên tiến hiện đại. Quá trình công nghiệp hóa gắn liền với sự phát triển của các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao. Điều này tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ của lực lượng sản xuất cũng như quan hệ sản xuất. Đến lượt mình sự biến đổi của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi. Khi cơ cấu kinh tế thay đổi tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi của cơ cấu lao động trong nền kinh tế trong đó có cơ cấu lao động theo ngành

Đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư đô thị đồng thời là quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng. Quá trình đô thị hóa gắn liền vói quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị, hay nói cách khác đây là quá trình dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Việc di chuyển này làm giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp,tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ, dẫn đến thay đổi cơ cấu lao động theo ngành.

Nói tóm lại công nghiệp hóa và đô thị hóa vừa tác động trực tiếp đến số lượng và tỷ trọng lao động của các ngành vừa gián tiếp tác động đến cơ cấu lao động theo ngành thông qua sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế.

1.6. Sức hút của vùng kinh tế trọng điểm

Vùng kinh tế trọng điểm đóng vai trò là các cực tăng trưởng hầu hết các khu công nghiệp và các nhà máy lớn tập trung ở các vùng này, do vậy cần phải sử dụng một lượng lớn lao động. Thực tế các vùng này đã thu hút lượng lớn lao động từ các vùng khác chuyển sang nguyên nhân do:

- Vùng tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao động

- Thu nhập người lao động của vùng cao hơn so với các vùng khác

Những yếu tố thuận lợi trên tạo điều kiện xuất hiện các luồng di dân từ khu vực khác sang các vùng trọng điểm. Đối tượng di cư hầu hết là lao động trong khu vực nông nghiệp, vì vậy khi các vùng trọng điểm ngày càng phát triển tạo ra sự di cư lao động nội tỉnh và liên tỉnh. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở các địa phương có lao động di cư theo hướng: Giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ phù hợp với xu hướng phát triển chung.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001- 2008 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w