cận công nghệ mới trong quá trình thẩm định.
Con người là nhân tố hết sức quan trọng trong bất kỳ một hoạt động nào. Cho nên, NH rất quan tâm tới đội ngũ cán bộ của cơ quan. Đặc biệt trong công tác thẩm định, đội ngũ cán bộ thẩm định là yếu tố quan tâm hàng đầu của VPBank.
Một trong những yếu tố khiến cho công tác thẩm định dự án chưa đạt hiệu quả tốt là do một số bộ phận những cán bộ làm công tác thẩm định chưa được trang bị những kiến thức đầy đủ và cập nhật về dư án và kỹ năng thẩm định dự án. Do đó để công tác thẩm định tốt hơn, cán bộ thẩm định phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, những quy định mới nhất của nhà nước có liên quan đến công tác thẩm định đầu tư dự án.
Để công tác thẩm định đạt hiệu quả tốt thì NH phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu về thẩm định dự án, có đạo đức tốt trong nghề nghiệp. Như vậy, một nhiệm vụ không thể thiếu và mang tính cấp bách là đẩy mạnh công tác đào tạo. NH phải có một số giải pháp trong tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thẩm định:
- NH cần phải tuyển dụng cán bộ đủ kiến thức và đạo đức nghề nghiệp trong công tác thẩm định dự án. Tuyển dụng cán bộ không chỉ giỏi về chuyên môn mà cần phải giỏi cả về tin học và ngoại ngữ. NH nên tuyển cán bộ thẩm định chủ chốt tốt nghiệp từ các trường khối kinh tế, ngân hàng, tài chính. Đồng thời phải biết đào tạo đội ngũ cán bộ có khả năng làm việc theo nhóm tốt.
- NH nên tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn những kiến thức mới và trao đổi kinh nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp nhất là kỹ năng thẩm định dự án.VPBank phải tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thẩm định dưới nhiều hình thức. Như là đào tạo trong nước, gửi cán bộ đi đào tạo ở nươc ngoài và tổ chức các đoàn đi khảo sát thực tế ở nước ngoại.
Việc đào tạo trong nước với hình thức là: tổ chức các lớp học tập huấn nâng cao kiến thức về chuyên môn, hiểu biết về pháp luật, quản trị rủi ro, … và các lớp học về công nghệ thông tin, ứng dụng các kỹ thuật hiện đại trong quá trình thẩm định.
Mở các buổi hội thảo mời các cán bộ thẩm định giỏi ở các NHTM khác cùng tham gia nhằm mục đích để cán bộ thẩm định có dịp trao đổi học hỏi những kinh nghiệm về những phương pháp thẩm định hiệu quả.
Còn đào tạo ra nước ngoài bằng hình thức là gửi các cán bộ thẩm định ra nước ngoài học và thường xuyên tổ chức các đoàn khảo sát đi ra nước ngoài học hỏi kinh nghiệm của các NH thế giới.
Bên cạnh việc trang bị hệ thống lý thuyết đầy đủ và cập nhật thì cần phải chú trọng cả kỹ năng thực hành bằng các chương trình phần mềm thẩm định dự án trực tiếp trên máy vi tính với những dự án cụ thể.
Ngoài ra, NH cũng phải có một số chính sách đãi ngộ nhân viên như: đảm bảo trả thù lao xứng đáng cho công sức mà cán bộ thẩm định đã bỏ ra, luôn có chế độ khen thưởng kịp thời cho những thành tích mà mỗi cán bộ đạt được nhằm khích lệ tinh thần và nhiệt huyết của họ. Đồng thời cũng phải có những biện pháp xử lý những cán bộ vi phạm lỗi nhằm làm gương cho những cán bộ khác, nhằm giúp họ thấy được tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án. các cấp lãnh đạo cũng phải liên tục kiểm tra, giám sát quá trình thẩm định để phát hiện những sai sót để kịp thời khắc phục nó.
2.2.1.5. Giải pháp nguồn thông tin
Thông tin là yếu tố không thể thiếu khi tiến hành thẩm định dự án đầu tư vay vốn. Những thông tin cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định dự án đều được cung cấp từ chính các doanh nghiệp nên nhiều khi nó không chính xác lăm. Do đó thông tin phải được thông suốt giữa các NHTM để giúp cho việc cập nhật được tốt. Đối với một số dự án vay vốn của nhiều ngân hàng thì NH mình có thể lấy thêm thông tin từ các ngân hàng đó. Hoặc những dự án xin vay vốn với ý đồ xấu dễ phát hiện hơn.
Mặt khác, trong NH thông tin cũng phải được thông suốt giữa các phòng ban. Vì một dự án công tác thẩm định được thực hiện qua nhiều khâu nên như vậy sẽ giúp các phong tránh thực hiện lặp lại mà lấy luôn thông tin đã thẩm định.
Ngoài ra, để có được nguồn thông tin tốt thì vấn đề xử lý thông tin cũng hết sức quan trọng. Vì vậy VPBank cần phải xây dựng và không ngừng hoàn thiện những phương pháp thu thập, phân tích, xử lý các thông tin trên mạng máy tính.
2.2.1.6. Về thời gian thẩm định
Thường thì quá trinh thẩm định của một số dự án hay kéo dài nên làm ảnh hưởng rất lớn hiệu quả đầu tư. Như vậy nó làm mất đi nhiều cơ hội đâu tư và tăng thêm chi phí. Vì vậy, NH cần phải quy định thời gian cụ thể cho công tác thẩm định đối với mỗi loại dự án.
2.2.1.7. Từng bước cải thiện và nâng cao cơ chế tổ chức trong công tác thẩm định dự án đầy tư vay vốn tại VPBank.
Như chúng ta biết khâu tổ chức trong thẩm định được bố trí sắp xếp một cách khoa học, gọn nhẹ thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định dự án diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. VPBank cần phải ý thức được sự quan trọng của việc tổ chức cán bộ trong quá thẩm định dự án đầu tư. Công tác tổ chức cán bộ khoa học, hợp lý sẽ giúp cho quá trình thẩm định diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Với sự lựa chọn cán bộ thẩm định phù hợp với từng dự án cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, nó có tác dụng lớn đến kết quả thẩm định dự án. Vì vậy, VPBank phải luôn có kế hoạch sắp xếp, phân loại nhiệm vụ cho từng phòng ban, từng cán bộ tín dụng để họ có thể hiểu rõ được lĩnh vực chuyên môn mà mình đảm nhận, phạm vi và trách nhiệm mà họ được giao. Đồng thời tạo ra được sự phối hợp linh hoạt, nhịp nhàng và mang lại kết quả cao nhất. Việc phân công rõ ràng chuyên môn, quyền hạn cho từng phòng, từng cán bộ sẽ giúp cho công tác thẩm định tiến hành một cách chuyên môn hóa théo từng lĩnh vực và sẽ đảm bảo được tính chính xác và kịp thời.
2.2.1.8. Các giải pháp khác.
Trong ngân hàng hoạt động marketing là một lĩnh vực hết sức quan trọng. Nhưng vì quy mô còn hạn chế nên hoạt động này chưa được phát triển rộng rãi, nó chỉ mới được thực hiện trong nội bộ các phòng nhỏ.
Do đó VPBank cần phải có chương trình marketing hoàn chỉnh bắt đầu, bắt đầu từ việc nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng và thị trường hàng hóa, những đối thủ cạnh tranh và cần phải có cả chính sách chăm sóc khách hàng cụ thể nhằm gắn bó được khách hàng đến với VPBank lâu dài.
Phải có chính sách quảng bá hình ảnh của VPBank một cách sâu rộng trong đất nước và trên thế giới. NH cần tích cực trong quảng cáo hình ảnh của mình trên phương tiện thông tin đại chúng, qua các hình thức tài trợ cho thể thao …
b. Lập quỹ hộ trợ cho công tác thẩm định dự án.
NH cần phải có quỹ hộ trợ cho công tác thẩm định dự án. Như chúng ta biết thông tin luôn cần phải chính xác thì quá trình thẩm định mới đạt hiệu quả cao. Để có các nguồn thông tin chính xác dùng để thẩm định dự án thì cán bộ thẩm định cần phải gặp gỡ trực tiếp với khách hàng hoặc khảo sát thực tế ở các cơ sở sản xuất hoặc các doanh nghiệp khách hàng…Do đó cần phải có chi phí hộ trợ cho cán bộ thẩm định. Quá trình thẩm định của ngân hàng không phải chỉ dừng lại ở việc cho khách hang vay vốn mà còn phải kéo dài cho đến khách hàng hoàn trả hết nghĩa vụ cho ngân hàng. Vì vậy rất cần có quỹ hộ trợ cho công tác thẩm định
Mặt khác, nguồn quỹ này còn là nguồn kinh phí để thuê chuyên gia cần thiết để đánh giá thẩm định một cách chính xác hơn.
c. Ngân hàng cần nâng cao năng lực quản lý của mình.
Đối với công tác quản lý nhân sự có vai trò hết sức quan trọng đến hiệu quả của nhiều lĩnh vực hoạt động của ngân hàng. Vì vậy việc tổ chức sắp xếp cán bộ cần được tiến hành hợp lý bảo đảm sự thống nhất, nhịp nhàng giữa các lĩnh vực chuyên môn trong tổ chức mới có thể đạt được mục tiêu hiệu quả cao.
Mặt khác, phân công rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm cho từng phòng, từng cán bộ sẽ làm cho công tác thẩm định được tiến hành một cách chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực và đảm bảo được tính chính xác, kịp thời.
2.2.2. Một số kiên nghị
a. Kiến nghị với nhà nước và các bộ, ngành có liên quan.
Khi mà cơ chế chính sách của nhà nước có sự thay đổi sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động của NH vì các hoạt động của NH đều chịu sự điều chỉnh của các bộ luật và các quy định chung, văn bản của nhà nước. Muốn hoạt động của NH ngày càng phát triển mạnh thì nhà nước cũng như các bộ, ngành phải có các giải pháp thích hợp sau:
- Cần công khai, minh bạch trong hệ thống luật, các văn bản liên quan:
Đối với luật đất đai: Khi một doanh nghiệp kinh doanh cần phải sử dụng đất nhưng ở nước ta cơ chế đất đai là vấn đề rất phức tạp, nhiều quy trình, thủ tục cho nên khi thẩm định dự án cán bộ cũng gặp rất nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Muốn đầu tư hiệu quả, quá thẩm định dự án đỡ tốn thời gian thì nhà nước ta phải bổ sung thêm một số điều luật cần thiết về quy định thời gian cho thuê đất, xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên trong hợp đông thuê đất. Đồng thời có quy hoạch cụ thể về tổng thể về đất đai và đưa ra định giá về thuê đất.
Luật đầu tư: nhà nước nên hoàn thiện thêm luật đầu tư để khuyến khích thêm nhiều nhà đầu tư. Đặc biệt là cải thiện thêm luật đầu tư nước ngoài để thu hút đầu tư nước ngoài. Như vậy sẽ có nhiều dự án được đưa vào thực hiện hơn. Quá trình thẩm định sẽ được hoàn thiện hơn.
- Cần được tăng cường hỗ trợ thông tin.
Thông tin là một yếu tố rất quan trọng cho việc phát triển kinh tế của NH cũng như của nhà nươc. Vì vậy, nhà nước rất khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thông tin.
- Môi trường kinh doanh:
Môi trường kinh doanh là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình CNH – HĐH đất nước. Nếu nhà nước xây dựng được một môi trường kinh doanh bình đẳng, ổn định thì sẽ thu hút được rất nhiều nhà đầu tư, như thế quá trình CNH – HĐH của nước ta sẽ dễ dàng hoàn thành sơm hơn dự kiến.
Khi xây dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh sẽ tạo ra sự cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp. Có như thế, trong quá trình thẩm định
cán bộ thẩm định sẽ bớt ưu tiên cho các dự án của doanh nghiệp nhà nước. sẽ giúp cho NH không bỏ lỡ các dự án có tính khả .
Môi trường kinh doanh cũng là một yếu tố quan trọng hàng đầu cho việc thu hút đầu tư nước ngoài. Do đó môi trường kinh doanh mà không thuận lợi về các quy chế sẽ gây khó khăn cho cán bộ thẩm định dự án.
b. Kiến nghị với NHNN và NHTM khác
NHNN cần phải đưa ra những quy định chung cho quá trình thẩm định để tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định dự án một cách dễ dàng, tránh được nhứng vướng mắc và hiểu sai trong quá trình thẩm định.
Mặt khác, NHNN phải tăng cường chính sách để hộ trợ cho các NHTM nói chung và VPBank nói riêng. NHNH mở các khóa tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên. Hàng năm, NHNN còn tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm toàn ngành cho các cán bộ thẩm định của các NHTM với nhau.
Bên cạnh đó, NHNH cần phải thường xuyên thanh tra, kiếm tra, giám sát đối với NHTM để còn kịp thời phát hiện sai sót trong công tác thẩm định dự án.
Còn các NHTM nên quan hệ với nhau để tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm và thông tín với nhau.
KẾT LUẬN
Quá trình thẩm định dự án đầu tư cho vay vốn tại các ngân hàng có vai trò hết sức quan trong. Nhất là trong tình hình kinh tế lạm phát hiện nay, việc đưa ra quyết định cho vay vốn đối với ngân hàng là hết sức quan trọng. Trong thời gian thực tập tại VPBank, em nhận thấy quá trình thẩm định dự án được thực hiện với quy trình thẩm định đầy đủ. Nội dung thẩm định đã được thẩm định đầy đủ các khía cạnh. Nhưng bên cạnh đấy vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
Thông qua quá trình nghiên cứu, đánh giá ở trên, em xin đưa ra một sô giải pháp và kiến nghị với cơ quan nhà nước, NHNN, nhằm góp phần hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại VPBank.
Do quá trình nguyên cứu còn nhiều hạn chế, chuyên đề tốt nghiệp của em còn nhiều sai sót, mong nhận được sự góp ý của thấy cô giáo và ban giám đốc NH để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
2. PCS.TS.Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), Giáo trình Lập dự án đầu tư, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
3. Từ Quang Phương (2007 ), Giáo trình kinh tế đầu tư, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
4. Trần Thanh Hải (2008), "Những vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực tài chính-ngân hàng khi Việt nam gia nhập WTO", Tạp chí Ngân hàng, 56(5), tr. 2-8.
5. Đào Hải Hiền (2007), "Quản trị rủi ro hoạt động - Hành trang của NHTM bước vào hội nhập WTO", Tạp chí Ngân hàng, 55(23), tr. 26 - 27.
6. Phí Trọng Hiển (2007), "Hệ thống ngân hàng Việt Nam - Hội nhập và phát triển bền vững", Tạp chí Ngân hàng, 55(1), tr. 9 - 12.
7. Trần Văn Hiệu (2006), "Quan hệ tín dụng giữa TCTD và doanh nghiệp khi Việt nam gia nhập WTO", Tạp chí Ngân hàng, 54(17), tr. 43 - 44.
8. Nguyễn Đắc Hưng (2007), "NHTMCP nâng cao năng lực cạnh tranh trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Ngân hàng, 55(21), tr. 38 - 46. 9. Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (2005,
2006, 2007), Báo cáo Kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007, Hà Nội. 10.Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (2003,
2004, 2005, 2006, 2007), Báo cáo thường niên năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, Hà Nội.
11.Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (2002),
12.Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (2003),
Tài liệu hướng dẫn xếp hạng tín dụng, Hà Nội.
13.Lê Văn Tề (2005), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Tp Hồ Chí Minh.
14.Nguyễn Đình Tự (2007), "Các NHTM Việt Nam trước áp lực tự do hóa tài chính", Tạp chí Ngân hàng, 55(9), tr. 18 - 21.
15.Nguyễn Đình Tự (2007), "Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO của hệ thống ngân hàng Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng, 55(21),