Để thẩm định dự án đầu tư này, các cán bộ thẩm định đã sử dụng các phương pháp thẩm định một cách linh hoạt. Với một nội dung cụ thể được cán bộ thẩm định sử dụng một phương pháp thẩm định cụ thể rõ ràng nhằm giúp quá trình thẩm định được diễn ra chính xác và hợp lý.
1. Cơ sở pháp lý của dự án:
- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.đầu tư “Xây dựng dựng nhà máy sản xuất mỳ, bún, phở Thiên Hương miến Bắc.”
- Tờ trình HĐQT số 01 ngày 06/06/2005 của giám đốc công ty cổ phần thực phẩm Thiên Hương về phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất mỳ, bún, phở Thiên Hương miền Bắc”
- Quyết định số 16/QĐ-HĐQT ngày 07/02/2005 của hội đồng quản trị của công ty cổ phần thực phẩm Thiên Hương về xây dựng nhà máy sản xuất mỳ, bún, phở Thiên Hương miền Bắc”.
- Thông báo số 209/ CV-CT ngày 16/12/2005của UBND tỉnh Hưng Yên về thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho công ty cổ phần thực phẩm Thiên Hương miền Bắc thuê đất.
- Căn cứ Quyết định số 86/2003/QĐ-UBND ngày 29/03/2005 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc ban hành giá đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2005.
- Quyết định số 2306/QĐ-UB ngày 17/08/2005 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt địa điểm, phạm vi lập dự án đầu tư, xây dựng công ty cổ phần thực phẩm Thiên Hương.
- Các tài liệu về thỏa thuận cho thuê điện, nước, của các sở quản lý ngành đối với dự án “Xây dựng dựng nhà máy sản xuất mỳ, bún, phở Thiên Hương miến Bắc.”
Cơ sở pháp lý của dự án này đã được cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định bằng phương pháp thẩm định trình tự. Đó là xem xét tính đầy đủ của các văn bản hồ sơ pháp lý và sau đó xem xét tính hợp lệ, hợp pháp của từng loại văn bản cụ thê.
2. Hình thức lựa chọn đầu tư
Đây là hình thức đầu tư mơi, là hình thức đầu tư xây dựng mới đồng bộ thiết bị và máy móc dây chuyền sản xuất mỳ mức độ tiên tiến.
Hình thức đầu tư do công ty cổ phần đầu tư xây dựng với vốn 100% của tư nhân.
Mạng lưới phân phối sản phẩm của dự án: sản phẩm được phân phối dưới hai hình thưc. Đó là công ty thành lập tổng đại lý của riêng mình và ký gửi hàng cho các hãng đại lý.
3. Khía cạnh thị trường và tổng thể thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Thị trường là một yếu tố hết sức quan trọng cho dự án. Vì vậy, ngân hàng phải tiến hành thẩm định khía cạnh thị trường của dự án để xem dự án này có tính khả thi cao không, có nên cho công ty vay vốn thực hiện dự án không.
Trong khía cạnh thị trường, VPBank đã dùng các phương pháp thẩm định theo so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, theo trình tự. Các nội dung được cán bộ thẩm định theo trình tự nhất định. Các cán bộ ở phòng khách hàng sẽ có nhiệm vụ kiểm tra tính xác thực của các thông tin do chủ đầu tư cung cấp cho ngân hàng rồi sau đó sẽ kiểm tra tiếp tính hợp lý của các kết luận về thị trường đầu vào và đầu ra
Về tổng thể thị trường tiêu thụ sản phẩm dự án:
Việt Nam được xem là một trong những nước tiêu thụ mỳ ăn liền nhiều nhất ở châu Á. Và người tiêu dùng đang có xu hướng "đa dạng hóa khẩu vị". Người Việt Nam còn ưa chuộng cả khẩu vị Hàn Quốc. Nắm được thị hiếu này, công ty sản xuất mỳ ăn liền Thiên Hương năm qua đã tung ra thị trường 20 loại mỳ ăn liền khác nhau trong đó có cả các loại mỳ theo khẩu vị Hàn Quốc như mỳ hải sản, mỳ kim chi, mỳ gà...
Công ty cổ phần thực phẩm Thiên Hương là một trong những nhà sản xuất mì ăn liền hàng đầu VN với công nghệ sản xuất mì, bún phở đạt tiêu chuẩn hiện đại nhất. Công ty cổ phần thực phẩm Thiên Hương đã cung cấp một lượng lớn sản phẩm ở thị trường miện nam. Thị trường tiêu thụ của của sản phẩm được mở rộng ở khắp các tỉnh, thành phố phía trong. Thị trường cung cấp mỳ thiên hương cho miền bắc chưa có. Nên công ty cổ phần thực phẩm Thiên Hương đã nhanh chóng xây dựng nhà máy sản xuất mỳ, bún, phở Thiên Hương ở tỉnh Hưng Yên.
Dự án được xây dựng tại một địa điểm có nhiều KCN và gần thủ đô Hà Nội nên thị trường tiêu thụ sản phẩm rất tiềm năng. Vì đây là khu vực có lượng dân tập trung đông đúc. Thị trường đầu ra đã được công ty xác định trước và định hướng tốt.
Thế mạnh sản phẩm của dự án:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm mỳ Thiên Hương rất lớn. “Thiên Hương” là thương hiệu uy tín của hàng chục chủng loại và loại sản phẩm thực phẩm chế biến ăn liền đang có mặt khắp thị trường trong và ngoài nước của Công ty Cổ phẩn Thực phẩm Thiên Hương. Với bề dày kinh nghiệm hơn 40 năm, Thiên Hương là một trong những nhà sản xuất và cung cấp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực chế biến thực phẩm với đa dạng các mặt hàng như Mì ăn liền Vị Hương, Cháo ăn liền Vị Hương, Bánh Sanck Vị Hương, Tương ớt Vị Hương, Bột canh Thiên Hương... Như vậy mỳ Thiên hương có khả năng cạnh tranh cao so với các mỳ khác trên trương thường.
Thị trương tiêu thụ sản phẩm ở miền bắc hiện nay là một thị trường tiềm năng. Hiện nay tất cả các sản phẩm của Công ty sản xuất ra đều đáp ứng được tất cả các yêu cầu mong muốn của người tiêu dùng nên được nhà tiêu dùng và các nhà phân phối đánh giá cao và đón nhận rất chân tình. Như vậy dự án có tính khả thi cao. Ngân
hàng có thể dựa vào thẩm định khía cạnh thị trường để làm cơ sơ cho việc quyết định cho công ty vay vốn đầu tư hay không.
4. Thẩm định phương diện kỹ thuật
Đây là một dự án sử dụng dây chuyền công nghệ tiến tiến và hiện đại. Trong quá trình thẩm định nội dung này, cán bộ tín dụng đã sử dụng linh hoạt hai phương pháp thẩm định trình tự và so sánh đối chiếu các chỉ tiêu. Trong đó phương pháp phân tích đối chiếu các chỉ tiêu kỹ thuật đã được sử dụng phổ biến hơn.
Địa điểm xây dựng:
Như chúng ta biết địa điểm là một yếu tố có tầm quan trọng chiến lược. Nó ảnh hưởng lớn nhất đến chi phí của sản phẩm cũng như sự tiện lợi trong hoạt động giao dịch của doanh nghiệp. Có thể nói địa điểm thực hiện dư án là một yếu tố quan trọng quyết định đến tính khả thi của dự án. Nhà máy sản xuất mỳ, bún, phở Thiên Hương được xây dựng gần các khu công nghiệp phố Nối, trên đường quốc lộ 5. Đây là một địa điểm xây dựng dự án rất thuận lợi. Nhà máy nằm ở gần các khu công nghiệp nên thị trường tiêu thụ sản phẩm rất lớn. Đồng thời thuận lợi về giao thông, việc vẫn chuyển nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra rất thuận lợi, sẽ giúp chủ đầu tư giảm được chi phí sản phẩm, không tốn kinh phí cho việc xây dựng cơ sơ hạ tầng. Hệ thống đường cơ sở hạ tầng của tĩnh Hưng yên rất hiện đại, việc xây dựng nhà máy tại đây công ty không phải mất chi phí cho đường, điện tram và nước sạch. Như vậy chi phí thực hiện dự án tiết kiệm được rất nhiều nên giá thành sản phẩm đầu vào thấp, lợi nhuận công ty thu được sẽ lớn.
Dự án này có tính khả thi cao. Đây cũng là một khía cạnh để ngân hàng làm cơ sở cho việc đưa ra quyết định cho công ty cổ phầm mỳ Thiên Hương vay vốn hay không.
Quy mô dự án:
Công ty sản xuất mỳ ăn liền Thiên Hương đã cung ứng cho thị trường người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực mì ăn liền, bao gồm nhiều mẫu mã, hương vị khác nhau mang đặc trưng của người Á Đông như : Gà, Tôm Cua, Heo, Bò, Vịt, Thập cẩm, Chay nấm, Tôm chua cay…Trong năm vừa qua đã tung ra
thị trường 20 loại mỳ ăn liền khác nhau trong đó có cả các loại mỳ theo khẩu vị Hàn Quốc như mỳ hải sản, mỳ kim chi, mỳ gà.
• Chi tiết một số sản phẩm của dự án:
Bảng 1.11 : Mô tả sản phẩm dự án
STT Tên sản phẩm Sản lượng/năm (gói) Trọng lượng (gam/gói) Hệ số Kqtc Sản lượng/năm (quy tiêu chuẩn) 1 Mỳ 68,000,000 75 2 102,000,000 2 Phở 42,500,000 60 1 51,000,000 3 Bún 42,500,000 60 1 42,500,000 Tổng 153,000,000 195,500,000
Nguồn: Báo cáo thẩm định
• Công suất dự kiến của dự án:
Bảng 1.12: Công suất dự kiến của dự án.
Chỉ
tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Công
suất
DA 70% 80% 90% 90% 90%
Nguồn: Báo cáo thẩm định
Công nghệ và thiết bị:
Nhà máy sản xuất mỳ, bún, phở Thiên Hương là một trong những nhà sản xuất mì, bún, phở hàng đầu VN với công nghệ sản xuất mì, bún, phở đạt tiêu chuẩn hiện đại nhất. Công ty luôn chú trọng cải tiến công nghệ thiết bị, phát triển các dòng sản phẩm mới phù hợp với khẩu vị tiêu dùng Việt Nam và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000. Đầu tư thiết bị công nghệ thích hợp và hạng mục công trình cần thiết để nâng cao chất lượng và giảm thiểu ô nhiểm môi trường.
Bảng 1.13: Các đơn vị cung cấp các yếu tố đầu vào của dự án: Gói thầu Nội dung gói thầu Đơn vị được xét chọn
Gói thầu 1 Tư vấn, thiết kế, giám sát, quản lý dự án Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng Hà Nội
Gói thầu 2 San nền kè đá DNTN thương mại Hà Thành Gói thầu 3 Toàn bộ phần xây dựng Công ty Quốc tế Hà Việt
Gói thầu 4 Thiết bị chế biến tạo hình
Công ty Cổ phần cơ khí xây dựng và vật liệu Hà Nội
Gói thầu 5 Thiết bị lò nung hầm sấy
Công ty Cổ phần cơ khí xây dựng và vật liệu Hà Nội
Gói thầu 6 Máy ủi KOMATSU D40 Đang lựa chọn cạnh tranh
Gói thầu 7 Trạm biến áp và đường dây trung thế Công ty TNHH điện Hưng Yên
Nguồn: Báo cáo thẩm định Nguyên vật liệu đầu vào:
Nguyên vật liệu đầu vào là yếu tố không thể thiếu của dự án. Nguyên liệu chủ yếu dùng để sản xuất các loại sản phẩm của công ty đều nhập từ nước ngoài và đã qua kiểm nghiệm tiệt trùng như: bột mì, dầu thực vật, muối đường ăn, chất chống oxy hóa BHT, chất điều vị... Trên bao bì sản phẩm đều có công bố thành phần nguyên liệu sử dụng làm nên thành phẩm.
Mặt khác, các loại nguyên vật liệu gà, hải sản… của nước ta rất phong phú và đa dạng nên có thể lựa chọn được nhiều nhà cung cấp đầu vào với giá rẻ. Đồng thời địa điểm xây dựng rất thích hợp, gần khu công nghiệp, gần đường quốc lộ 5 và còn gần Hà Nội. Hệ thống giao thông ở đây rất tốt nên NVL đầu vào vẩn chuyển dễ dàng. Do đó chi phí đầu vào sẽ được giảm, giá thành sản phẩm sẽ thấp, công ty sẽ thu được lợi nhuận cao hơn.
Như vậy, dự án này có tính khả thi cao ở nhiều khía cạnh. Nó giúp cho ngân hàng có quyết định cho vay vốn hiệu quả hơn.
Bên cạnh việc đầu tư cho công nghệ và qui trình quản lý chất lượng theo ISO, Công ty Thiên Hương cũng rất quan tâm chăm sóc đời sống của gần 600 cán bộ công nhân viên, đảm bảo cho họ có thể cuộc sống đầy đủ và ổn định nhất. Ông bà ta có câu “an cư thì mới lạc nghiệp”, chỉ có như thế thì mọi người mới an tâm đầu tư suy nghĩ sáng tạo trong công việc, hiệu quả làm việc sẽ cao hơn và hơn thế nữa là sản phẩm làm ra luôn đạt chất lượng cao nhất, ổn định nhất, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.
Mặt khác, nguồn nhân lực được đào tạo thường xuyên, liên tục về chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên công ty để đủ khả năng thực hiện công việc .
5. Phương diện tài chính dự án
Đối với nội dung tài chính, khi tiến hành thẩm định dự án này cán bộ tín dụng dùng phương pháp thẩm định trình tự, phương pháp so sánh các chỉ tiêu để thẩm định cụ thể từng nội dung một. Ngoài ra, sử dụng cả phương pháp phân tích độ nhạy để kiểm tra tính vững chắc của dự án. Trong thời kỳ lạm phát như hiện nay, cần phải sử dụng phương pháp này để đánh giá xem xét xem khi có các yếu tố thay đổi thì dự án sẽ nhạy cảm như thế nào.
Đầu tiên, cán bộ tín dụng phải xem xét số liệu về về nguồn vốn đầu tư của dự án này có hợp lý không dựa vào việc so sánh các thông tin thu thập được với các dự án tương tự đã thâm định.
- Tổng mức vốn đầu tư:
Tổng mức vốn đầu tư theo quyết định của công ty: 27.985 triệu đồng. Tổng mức vốn đầu tư theo thẩm định của NH: 27.485 triệu đồng Trong đó: nguồn vốn tự có: 13.120,68 triệu đồng Vốn vay NH: 12.864,32 triệu đồng
* Vốn cố định: 10.120.68 triệu đồng. - Phần thiết bị: 8.549,2 triệu đồng. - Chi phí xây lắp: 620 triệu đồng.
- Phần chi phí xây dựng nhà xưởng: 4.081 triệu đồng. - Lãi vay: 615,54 triệu đồng.
- Chi phí khác: 1.500 triệu đồng. - Chi phí dự phòng: 500 triệu đồng
* Vốn lưu động: 12.745triệu đồng.
Tổng nhu cầu về vốn lưu động hàng năm được xác định dưới bảng sau. Trong đó gồm vốn tự có của công ty và vốn đi vay của ngân hàng.
Bảng1.14: Nhu cầu sử dụng vốn lưu động hàng năm.
Đơn vị: Triêu đồng
chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Nhu cầu VLĐ 12735 14389 16043 15998 15998
Nhu cầu vay VLĐ 7735 9389 11043 10998 10998
Nguồn: Báo cáo thẩm định
Có sự chênh lệch về tổng mức vốn đầu tư giữa thẩm định của công ty và ngân hàng là do giảm chi phí dự phòng với lãi vay trong thời gian đầu tư.
Nếu dự kiến vòng quay vốn lưu động là 5 tháng thì nhu cầu vốn lưu động là cho một vòng quay là: L/5 = 2.547 triệu đồng.
Qua hai bảng trên, cán bộ thẩm định phải đánh giá, xem xét xem tổng mức vốn đầu tư đã được tính toán hợp lý chưa và đã tính toán được các khoản mục cần thiết chưa. Đồng thời trên cơ sở tham khảo các dự án đã thẩm định tương tự và những kinh nghiệm đã được đúc kết để đưa ra kết luận. Từ đó để đưa ra kết luận xem dự án có nên cho vay vốn không.
Qua các bảng này ta thấy được cơ cấu giữa vốn cố định và vốn lưu động đã có sự hợp lý.
* Nguồn vốn đâu tư: gồm vốn tự có, vốn lưu động và vốn đi vay ngân hàng. o Vốn cố định và vốn lưu động tự có: 13.120,68 triệu đồng
o Vốn đi vay NH: 12.864,32 triệu đồng Ta có tỷ lệ vốn vay trên tổng vốn đầu tư là: 12.864,32/ 27.485 = 45.6% Như vậy tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay đảm bảo tính an toàn về nguồn nên ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay vốn được.
- Các bảng tính hiệu quả kinh tế của dự án: Bảng 1.15: Chi tiết đầu tư:
Đầu tư Đơn vị
Thiết bị USD 536000
Thuế nhập khẩu 10%
Tổng giá trị mua thiết bị USD 589600
Tỷ lệ trả trước 40%
Tỷ lệ vay 60%
Trị giá vay USD 353760
Tỷ gia USD VNĐ 14500
Chi phí lắp đắt Triệu 620
Giá trị thanh lý Triệu 750
Nhà xưởng phục vụ Triệu 4081
Lãi suất cho vay đầu tư 12%