1 7 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ
3.2.3 Một số công tác khác
* Phòng chống khiếu nại không đúng và trục lợi bảo hiểm làm tăng tỷ lệ bồi thường:
Công tác phòng chống khiếu nại gian lận phải được quan tâm và thực hiện thường xuyên, khi nhận giám định và xét bồi thường:
+ Các chủ xe bị tai nạn mới mua bảo hiểm: Cần chấp hành nghiêm chỉnh quy trình kiểm tra xe trước khi nhận bảo hiểm.
+ Thay đổi nguyên nhan tai nạn: đẩy trách nhiệm cho chủ xe có tham gia bảo hiểm.
Khi nhận được thông báo tai nạn phải có mặt tại hiện trường nhanh nhất và điều tra xác minh rõ nguyên nhân tai nạn, mức độ thiệt hại, không quá phụ thuộc vào cơ quan chức năng. Những trường hợp cơ quan chức năng xác định nguyên nhân tạo không đúng cần đấu tranh để đảm bảo quyền lợi của chủ xe và của Công ty. Biên bản giám định sẽ ghi rõ nội dung, diễn biến, nguyên nhân tai nạn và giám định viên phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình.
+ Khách hàng nhận tiền bồi thường của bên thứ 3 sau đó chu xe yêu cầu làm tiếp bảo hiểm vật chất xe. trường hợp này thường liên quan đến người thứ 3 gây tai nạn và ngày càng phổ biến, thông thường xảy ra hai trường hợp:
Một là: tai nạn nhỏ đã được bồi thường nhưng chủ xe không thông báo ngay. Cần xác minh rõ trước khi giải quyết hoặc áp dụng khấu trừ khi không xác minh rõ được buộc phải bồi thường.
Hai là: Có cơ quan chức năng lập hồ sơ nhưng các chủ xe nhận tiền bồi thường đơn phương giữa hai chủ xe và hoà giải tại cơ quan công an bên nào tự chịu thiệt hại của bên đó. Làm mất quyền đòi người thứ 3 của DNBH.
Trong trường hợp này phải nghiên cứu kỹ hồ sơ tai nạn, xác minh lại việc giải quyết giữa các chủ xe trước khi xem xét bồi thường.
Khai tăng tổn thất: Một số chủ xe khi tai nạn có hành vi khai tăng tổn thất trên hai khía cạnh:
Một là: Những hạng mục cũ kỹ hư hỏng do hao mòn trong quá trình sử dụng (đặc biệt là máy xe) chủ xe đưa vào tổn thất do tai nạn. Cá biệt có chủ xe tư nhân thay phụ tùng hỏng bằng phụ tùng mỗi khi mua bảo hiểm sau đó khiếu nại bồi thường. Những trường hợp này các phòng cần cử giám định viên cứng và cần phải xác định rõ ngay nội dung vụ việc tại biên bản giám định ban đầu tránh tranh chấp có thể xảy ra.
Hai là: Các chủ xe thông đồng với giữa Ô tô khai tăng giá sửa chữa. Những hạng mục vật tư thay thế có chi phí cao (thay thế tại các giữa ngoài các hãng) phải kiểm tra giá từ hai đơn vị sưa chữa trở lên.
* Công tác kiểm tra:
Cty yêu cầu từ này 1 00% hồ sơ trưởng các phòng phải kiểm soát từ khi phát sinh (có phân công chỉ đạo tại hồ sơ khách hàng khao báo tai nạn) nhằm kiểm soát tốt hồ sơ bồi thường và tăng cường công tác phục vụ khách hàng.
+ Việc phân công cán bộ làm công tác giám định bồi thương xe cơ giới, đăng ký nhu cầu bổ sung can bộ nếu thiếu. Công ty sẽ rà soát bô sung, điều chuyển cán bộ, trước mắt đáp ứng cho các phòng có doanh thu lớn về xe cơ giới và thiếu cán bộ chuyên ngành Ô tô.
+ Kế hoạch tập huấn cho giám định viên, kinh tế viên để đáp ứng việc chấp hành nghiêm quy trình giám định, bồi thường.
* Phân cấp và quản lý phân cấp: Giải quyết giám định, bồi thường: Hiện nay Công ty đang phân cấp cho các phòng xét giải quyết giám định, bồi thường theo 3 cấp phòng với số tiền từ 8 đến 15 trđ/vụ. Tuy nhiên do tốc độ tăng trưởng hàng năm của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe tăng nhanh vì vậy tương ứng số vụ tổn thất cũng tăng nhanh. Để các phòng phục vụ khách hàng được kịp thời nhưng cũng quản lý được chi phí bồi thường Công ty sẽ dã lại và điều chỉnh phân cấp cho các phòng trên nguyên tắc tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh, có xem thêm đến công tác quản lý và công tác cán bộ.
*Áp dụng chế độ khen thưởng riêng cho các phòng kinh doanh bảo hiểm vật chất xe có tỷ lệ bồi thường/phí bảo hiểm dưới 40% đồng thời có doanh thu tăng trưởng từ 15% trở lên so với năm 2008 Đồng thời xem xét điều chỉnh giảm 10% tiền lương hiệu quả đối với nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe Ô tô của các Phòng không có tăng trưởng nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe Ô tô, đồng thời tỷ lệ bồi thường/phí bảo hiểm của nghiệp vụ này trên 60%.
Đối với các phòng kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới đạt hiệu quả cao trong năm 2008 (bảo hiểm vật chất xe Ô tô có tỷ lệ bồi thường dưới 40%), Công ty cho phép các phòng có thể chủ động hơn trong việc giảm phí và tăng chi phí để tăng doanh thu.
KẾT LUẬN
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, bảo hiểm là một trong những ngành dịch vụ phát triển khá toàn diện và có những bước tiến đáng kể cả về quy mô, tốc độ và phạm vi hoạt động.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, số lượng mô tô, Ô tô ngày càng tăng lên trong khi cơ sở hạ tầng giao thông chưa được phát triển theo kịp dẫn đến rủi ro tai nạn của người tham gia giao thông ngày càng tăng. Có thể giảm thiểu các thiệt hại tài chính do tai nạn giao thông cũng như rủi ro bất thường có thể đến với chiếc xe của bạn, gói sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới của Bảo hiểm Bảo Việt gồm những dịch vụ ưu việt nhất.
Khách hàng sẽ được tư vấn các loại hình bảo hiểm mà mình cần với phạm vi bảo hiểm rộng và toàn diện cho cả người và xe của khách hàng để đảm bảo hỗ trợ một phần thiệt hại về tài chính cho khách hàng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Với phương châm phục vụ rõ ràng "Phục vụ tốt nhất để phát triển", Công ty bảo hiểm Bảo Việt đã và đang dần khẳng định được vị trí của mình đối với các công ty khác trên địa bàn Hà Nội nói chung và cả nước nói riêng và được nhiều người biết đến. Riêng đối với các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, trong thời gian vừa qua, Công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng khen ngợi. Loại hình bảo hiểm xe cơ giới đã góp phần không nhỏ vào doanh thu chung của Công ty mà còn góp phần giảm thiểu những rủi ro, những thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần cho người tham gia bảo hiểm. Chính điều này đã tạo được lòng tin trong nhân dân, tạo động lực khuyến khích họ tham gia bảo hiểm xe cơ giới góp phần đảm bảo an toàn cho xã hội nói chung và chinh bản thân họ nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Định (2005), Giáo trình bảo hiểm. NXB Thống kê, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Định (2004), Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. Tài liệu tập huấn quy tắc bảo hiểm xe cơ giới (2009), Bảo hiểm Bảo Việt, Hà Nội.
4. Quy tắc bảo hiểm mô tô - xe máy (2003), Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam
5. Quy tắc bảo hiểm ôtô (2003), Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam
6. Pháp luật và trách nhiệm bồi thường thiệt hại (1994), NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Tạp chí giao thông vận tài 2006 - 2007
8. Luật kinh doanh bảo hiểm (2001), NXB Chính trị Quốc gia 9. Sản phẩm bảo hiểm Bảo Việt, 2008
10.htttp://ww.avi.org.vn/. 11.http://baoviet.com.vn/. 12.http://mt.gov.vn/.