- Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi MTN bảo hiểm, DNBH phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phai bồi thường cho người bị thiệt hại. Trường hợp cần thiết DNBH phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bản hiểm nhằm khắc phục hậu quả tai nạn.
- Mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật xác định. Trường hợp có quyết định của Toà án thì căn cứ vào quyết định của toà án nhưng không vượt quá MTN bảo hiểm. Trường hợp nhiều xe cơ giới gây ra tai nạn dẫn đến các thiệt hại về người, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá MTN bảo hiểm. Mức bồi thường cụ thể đối với thiệt hại về tài sản được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá MTN bảo hiểm.
- Trường hợp chủ xe cơ giới đồng thời tham gia nhiều hơn HDBH bắt buộc TNDS cho cùng một xe cơ giới thì STBT chỉ tính theo hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực bảo hiểm trước.
Quy tắc chung trong hoạt động bồi thường
a.1. Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giả trị thực tế
a.2. Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên giá trị thực tế
Theo nguyên tắc để tránh việc "lợi dụng" bảo hiểm, ấy bảo hiểm chỉ chấp nhận STBH nhỏ hơn hoặc bằng GTBH. Tuy nhiên, nếu là vô tình tham gia bảo hiểm trên giá trị, ấy bảo hiểm vẫn bồi thường, nhưng bằng giá trị thực tế của xe.
Trong thực tế, cũng có những trường hợp Công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm trên giá trị thực tế, ví dụ theo "Giá trị thay thế mới".
a.3. Trường hợp tổn thất bộ phận
Trong trường hợp này, chủ xe sẽ được giải quyết bồi thường trên cơ sở nguyên tắc một hoặc nguyên tắc hai nêu trên. Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm thường giới hạn mức bồi thường đối với tổn thất bộ phận bằng bảng tỷ lệ giá trị tổng thành xe.
a.4. Trường hợp tổn thất toàn bộ
Xe được coi là tổn thất toàn bộ khi bị mất cắp, mất tích hoặc xe bị thiệt hại nặng đến mức không thể sửa chữa phục hồi để đảm bảo lưu hành an toàn, hoặc chi phí phục hồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe. Trong trường hợp này, STBH lớn nhất bằng STBH và phải trừ khấu hao cho thời gian xe đã sử dụng hoặc chỉ tính giá trị tương đương với giá trị xe ngay trước khi xảy ra tổn thất.
1.4.3. Quy trình giám định tổn thất
Giám định bảo hiểm chấp nhận yêu cầu giám định trong những trường hợp xảy ra tai nạn, có tổn thất, thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Vì vậy, đối với những trường hợp phát hiện không thuộc phạm vi bảo hiểm cần có ý kiến ngay đê bên tham gia bảo hiểm có hương giải quyết
(Nguồn: Tổng Công ty bảo hiểm Báo Việt)
* Chuẩn bị giám định: Trước khi tiến hành giám định phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm như: Đơn bảo hiểm hoặc giấy yêu cầu bảo hiểm, bảng kê chi tiết các loại tài sản được bảo hiểm, giấy ra viện, các chứng từ, hoá đơn sửa chữa, ... Ngoài ra, phải chuẩn bị hiện trường giám định thống nhất thời gian và địa điểm giám định, mời các bên có liên quan trong khi giam định (công an, chính quyền địa phương, y bác sĩ, các nhà chuyên môn... ) nêu cần.
* Tiến hành giám định: Công việc giám định phải được tiến hành khẩn trương, ý kiến của chuyên viên giám định đưa ra phải chuẩn xác hợp lý và nhất quán Trong quá trình giám định phải tập trung vào các công việc sau:
Kiểm tra lại đổi tượng giám định; - Phân loại tôn thất;
- Xác định mức độ tổn thất; Nguyên nhân gây tổn thất; - Tổn thất của người thứ ba (nếu có);
- Tỷ lệ thương tật, bệnh tật; Mức độ lỗi của các bên; - Các chi phí có liên quan;
- ...
Chuẩn bị giám định
Tiến hành giám định
* Lập biên bản giám định: Nội dung văn bản này phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, rõ ràng cụ thể. Biên bản giám định chỉ cấp cho người có yêu cầu giám định và không được tiết lộ nội dung giám định cho những người khác khi chưa có yêu cầu của DNBH.
1.4.4 Quy trình bồi thường và chì trả bảo hiểm.
Mở hồ sơ khách hàng: Khi yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại vật chất xe, chủ xe phải cung cấp những tài liệu, chứng từ sau: - Tờ khai tai nạn của chủ xe và yêu cầu bồi thường (có mẫu in DNBH) Bản sao của GCNBH, GCN đăng ký xe, GCN kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ, Giấy phép lái xe;
Sơ đồ 3: Quy trình thực hiện bồi thường bảo hiểm xe cơ giới
(Nguồn: Tổng Công ty Báo hiểm Bảo Việt)
- Bản sao hồ sơ đê xác định nguyên nhân tai nạn và tai nạn: Kết luận điều tra của Công an hoặc bản sao bộ hồ sơ tai nạn gồm: Biên bản khám nghiệm hiện trường, Biên bản khám nghiệm xe liên quan đến tai nạn, Biên bản giải quyết tai nạn; Bản an hoặc quyết định của Toà án trong trường hợp có tranh chấp tại Toà án; Các biên bản tài liệu xác định trách nhiệm của người thứ ba; Trường hợp vụ việc không cần hoặc không có Công an tham gia thì
Mở hồ sơ khách hàng
Xác định số tiền bồi thường
Thông báo bồi thường
Chủ xe thông báo ngay (trừ trường hợp có lý do chính đáng) cho DNBH và giải quyết tai nạn.
- Các giấy tờ chứng minh thiệt hại do tai nạn như: Thiệt hại về xe, tài sản: Biên bản giám định, thuê cẩu kẻo, sửa chữa xe, chứng từ xác định giá trị tài sản (nếu cần); Thiệt hại về người: Giấy ra viện, Giấy chứng nhận tỷ lệ thương tật, Giấy chứng tử (trường hợp chết), ... ; Thiệt hại về hàng hoá : Hợp đồng vận chuyển, Phiếu xuất kho; Chứng từ xác định thiệt hại hàng hoá như: Biên bản giám định, Phiếu nhập kho, Hoá đơn mua bán hàng hoá,...
* Xác định sô tiền bồi thường: STBT phải tính toán STBT trên cơ sở khiếu nại của người được bảo hiểm. STBT được xác định căn cứ vào:
- Biên bản giám định tổn thất và bản kê khai tổn thất. + Điều khoản, điều kiện của HĐBH
+ Bảng theo dõi số phí bảo hiểm đã nộp. + Số tiền vay trên hợp đồng (nếu có).
+ Thực tế chi trả của người thứ ba (nếu có)...
* Thông báo bồi thường: Thường có 3 hình thức bồi thường: Thanh toán bằng tiền mặt, sửa chữa tài sản, thay thế mới tài sản. Nếu STBT hoặc chi trả quá lớn DNBH có thể thoả thuận với khách hàng về kỳ hạn thanh toán, thời gian, lãi suất,...
* Truy đòi người thứ ba: Thực hiện truy đòi cũng phải nhanh chóng, kịp thời để quản lý tốt các nghiệp vụ bảo hiểm mà kết quả của chúng có liên quan nhiều đến kết quả truy đòi như: Bảo hiểm xe cơ giới, tàu thuỷ, xây dựng,...
1.5. ĐỀ PHÒNG VÀ HẠN CHẾ TỔN THẤT
Hoạt động kiểm soát tổn thất thường bao gồm 3 khâu chuyên môn:
Khảo sát điều tra thực tế. Khảo sát điều tra thực tế là thu thập các thông tin liên quan đến xe cơ giới, đến đặc điểm của rủi ro của vụ tai nạn và liên
quan đến chính bản thân khách hàng, đánh giá cam kết của người tham gia bảo hiểm trong công tác này.
* Phân tích và tư vấn cho khách hàng trong công tác quản lý rủi ro:
Kiểm soát viên tổn thất sẽ phân tích những tổn thất trong quá khứ của khách hàng và tư vấn cho họ những vấn đề cụ thể liên quan đến công tác quản lý rủi ro. Nội dung tư vấn này thường bao gồm:
- Chương trình an toàn cho từng đôi tương báo hiểm. - Cung cấp các thông tin nghiệp vụ.
- Kiểm tra, đánh giá và tư vấn.
* Thực hiện chương trình quản lý rủi ro: Đây là công việc chủ yếu thuộc về phía người tham gia bảo hiểm.
- Kiểm soát tổn thất với khai thác bảo hiểm: Cung cấp thêm những thông tin về khách hàng cho các nhân viên khai thác bảo hiểm nhằm hỗ trợ cho họ đưa ra các quyết định đúng đắn để khai thác tốt hơn.
- Kiểm soát tổn thất với marketing: Thông qua hoạt động của mình, kiểm soát viên tổn thất có thể nhận biết được dịch vụ bảo hiểm mà khách hàng mong muốn, những vương mắc của họ cũng như những ưu điểm và nhược điểm mà họ nhận xét, đánh giá về từng loại sản phân của DNBH.
- Kiểm soát tổn thất với việc xác định phí bao hiểm xe cơ giới: Thông thường, phí bảo hiểm đối với mỗi nghiệp vụ được DNBH ấn định trước thông tin điều tra, xác minh, nghiên cứu và tinh toán dựa trên cơ sở khoa học.
- Kiểm soát tôn thất với giải quyết khiếu nại
1.6. TRỤC LỢI BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
Hoạt động kinh doanh của DNBH được thực hiện trên cơ sở DNBH chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm để đổi lại họ được quyền thu những khoản phí nhất định từ người mua bảo hiểm. Khi DNBH thu phí bên mua bảo
hiểm đồng nghĩa với việc DNBH gánh chịu một mức trách nhiệm đối với người được bảo hiểm tương ứng với mức phí bảo hiểm đã thu. Đây là yếu tố chứng minh rằng, quan hệ kinh doanh bảo hiểm là quan hệ xã hội mang tính chất song vụ, quyền lợi bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Tham gia vào quan hệ bảo hiểm, các bên nhằm mục đích hợp tác với nhau để đạt được những lợi ích nhất định. Để thiết lập mối quan hệ mang tính hợp tác với nhau, tương trợ này, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ cam kết: không được cố ý thực hiện những hành vi lừa dối gây thiệt hại cho phía bên kia để đạt được quyền lợi tài chính nhất định trong quan hệ bảo hiểm, coi là việc kiếm lời bất hợp pháp.
Theo quy định tại Thông tư 31/2004/TT - BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 118 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì " Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối tổ chức cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và khiếu nại bảo hiểm". Nhận dạng hành vi trục lợi bảo hiểm phải chú ý tới các tổ chức cá nhân tham gia vào quan hệ bảo hiểm nhằm thu lợi bất chính. Các tổ chức cá nhân có thể là bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, thậm chí là hành vi gian lận trong bảo hiểm của đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Các hình thức trục lợi bảo hiểm:
- Chủ xe cố tình mua bảo hiểm trên giá trị - Hợp lý hoá ngày và hiệu lực bảo hiểm. - Thay đổi tình tiết vụ tai nạn.
- Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần - Khai báo rủi ro không trung thực. - Cố ý gây tai nạn
- Gian lận với người thứ ba (không bồi thường cho người thứ ba dù đã nhận tiền bảo hiểm, hoặc đã đòi người thứ ba có liên đới bồi thường song không khai báo với DNBH).
1.7. CƠ SỜ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH BHXCG
1 7.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới:
Nếu ký hiệu một chỉ tiêu chi phí nào đó của bảo hiểm xe cơ giới là C và một chỉ tiêu kết quả kinh doanh nào đó của hoạt động bảo hiểm xe cơ giới là K, thì chỉ tiêu hiệu quả H được tính từ hai chỉ tiêu trên sẽ là:
H = hoặc H =
Như vậy về nguyên tắc cứ mỗi chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh so sánh với một chỉ tiêu chi phí nào đó sẽ tạo thành một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tinh theo chiều thuận K/C hoặc chiều ngược lại C/K. Nếu có n chỉ tiêu kết quả và m chỉ tiêu chi phí thì số lượng chỉ tiêu hiệu quả sẽ là 2m.n.
1 7.1.1 Đứng trên góc độ kinh tế:
Hiệu quả kinh doanh của DNBH được đo bằng tỉ số giữa doanh thu hoặc lợi nhuận với tổng chi phí chi ra trong kỳ:
Hd =D/C He = L/C Trong đó:
D- Doanh thu trong kỳ;
L- Lợi nhuận thu được trong kỳ; C Tổng chi phí chi ra trong kỳ.
Hiệu quả kinh doanh của DNBH được thể hiện ở hai chỉ tiêu Chỉ tiêu (l) nói lên cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ, tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, còn chỉ tiêu (2) phản ánh cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm ở bảo hiểm xe cơ giới. Các chỉ
tiêu trên càng lớn càng tốt, vì với chi phí nhất định, doanh nghiệp sẽ có mức doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng.
1 7.1.2 Nếu xét trên góc độ xã hội:
Hx= KTG/CBH
Hx= KBT/CBH
Trong đó:
Hx - Hiệu quả xã hội của công ty bảo hiểm; CBH - Tổng chi phí cho hoạt động
KDBH xe cơ giới trong kỳ;
KTG - số khách hàng tham gia bảo hiểm trong kỳ; KBT - số khách hàng được bồ; thường trong kỳ.
Chỉ tiêu (3) phản ánh cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ đã khai thác được bao nhiêu khách hàng tham gia ở từng nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Còn chỉ tiêu (4) nói lên cùng với đồng chi phí đó đã góp phần giải quyết và khắc phục hậu quả cho bao nhiêu khách hàng gặp rủi ro trong thời gian đó. Tất cả các chỉ tiêu trên phản ánh tổng hợp nhất mọi mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm.
Nếu xem xét ở từng mặt, từng khâu khai thác, giám định và bồi thường, hạn chế tổn thất ở từng nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới có thể tinh được các chỉ tiêu hiệu quả khác nhau để phục vụ cho quá trình đánh giá và phân tích hoạt động kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới. Tuy vậy, tất cả các chỉ tiêu hiệu quả đều phải đảm bảo nguyên tắc khi xây dựng, điều đó có nghĩa là mỗi chỉ tiêu phải phản ánh được trình độ sử dụng loại chi phí nào đó trong việc tạo ra những kết quả nhất định.
17.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh theo các khâu hoạt động trong bảo hiểm xe cơ giới
Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm khi triển khai thường phải qua một số khâu Công việc cụ thể: Khâu khai thác, khâu giám định và bồi thường, khâu đề phòng và hạn chế tổn thất... Để nâng cao hiệu quả của từng nghiệp vụ, đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả từng khâu công việc. Điều đó có nghĩa là phải xác định hiệu quả từng khâu, sau đó so sánh và đánh giá xem khâu nào chưa mang lại hiệu quả để tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục.
1.7.2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác bảo hiểm xe cơ giới
Hiệu quả khai thác bảo hiểm =
Kết quả khai thác trong kỳ có thể là doanh thu phí bảo hiểm, hoặc cũng có thể là số lượng hợp đồng, số đơn bảo hiểm cấp trong kỳ ... còn chi phí khai thác có thể là tổng chi phí trong khâu khai thác hoặc cũng có thể là số đại lý khai thác trong kỳ.
1.7.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khâu giám định được tính như sau Hiệu quả giám định bảo hiểm =
Tử số của chỉ tiêu trên có thể là số vụ tai nạn rủi ro đã được giám định hoặc số khách hàng đã được bồi thường trong kỳ. Còn mẫu số là tổng chi phí giám định.
1.7.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác đề phòng và hạn chế tổn thất