1 7 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ
2.2.5 Vấn đề trục lợi bảo hiểm
Tính hết năm 2007, toàn thị trường có 22 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thì có tới 14 doanh nghiệp kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Bảo hiểm xe cơ giới vẫn luôn là một trong các nghiệp vụ bảo hiểm có mức đóng góp đáng kể cho thị trường. Theo ước tính của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, doanh số của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới năm 2008 đạt gần 3.200 tỷ đồng. Kết quả trên là nhờ nhiều chính sách chế độ quản lý của các cơ quan chức năng được ban hành đã có tác động tích cực tới thị trường. Tuy vậy, tình trạng trục lợi bảo hiểm tiếp tục là mối lo ngại của của DNBH. Thực tế, hiện tượng trục lợi bảo hiểm càng ngày càng xuất hiện 1 cách phổ biến với các thủ thuật hết sức tinh vi gây thiệt hại không nhỏ cho DNBH. Hơn nữa nó còn tạo tiền lệ xấu, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền. Theo ước tính, tỷ lệ bồi thường do gian lận thường chiếm khoảng 12 - 15% số tiền bồi thường hàng năm.
Ví dụ 1: Chủ phương tiện đã chỉ đạo tài xế đốt chiếc Ô tô hiệu Ford Transit đời 2000 cũ để đòi bồi thường rủi ro, qua điều tra xe này đã được mua bảo hiểm tại Bảo Việt Kon Tum ngày 24/3 với mức trách nhiệm là 400 triệu đồng mà giá trị thực của phương tiện trước khi cháy (ngày xảy ra vụ cháy là 19/6) là 170 - 180 triệu đồng.
Hiện trường vu án Chiếc Transit sau khi bị đốt
Một vấn đề nổi cộm trong thời gian gần đây là nhiều chủ xe bức xúc cho rằng dù đã đóng đủ số tiền mua bảo hiềm xe cơ giới nhưng khi xảy ra tai nạn thì nơi giải quyết bồi thường "yêu sách" đủ thứ, thậm chí đòi tiền như có một số nhân viên bảo hiểm đòi người được bồi thường phải "lại qua", khung bồi dưỡng" được định giá với nhiều mức sẵn khác nhau. Chẳng hạn hồ sơ được bồi thường 100 - 200 triệu đồng thì phải bồi dưỡng cho người giải quyết hồ sơ là 10%, hồ sơ bồi thường mức thấp từ 1 - 2 triệu đồng thì phải bồi dưỡng là 50%. Nhiều chủ xe muốn được giải quyết hồ sơ bồi thường thuận lợi nên : phải chấp nhận chi khoản bồi dưỡng này.
Ngoài ra có nhiều tình huống dẫn đến trục lợi bảo hiểm như là:
- Không xác định được thời điểm khách hàng yêu cầu bảo hiểm và thời điểm phát sinh sự kiện bảo hiểm. Tình huống này phát sinh khi sự kiện bảo hiểm xảy ra rất gần so với thời điểm yêu cầu bảo hiểm. Cách đây không lâu dư luận và báo chí đã đưa tin trường hợp phát sinh sự kiện bảo hiểm (chết) 4 giờ sau khi khách hàng yêu cầu bảo hiểm tại Công ty A. Công ty đã lúng túng
trong việc xử lý; cách xử lý không làm hài lòng khách hàng và tranh chấp đã phát sinh.
Không xác định được việc khách hàng tự kê khai giấy yêu cầu. Không xác định được tình trạng sức khỏe ban đầu của khách hàng.
- Không các định được chữ ký của khách hàng là thật hay giả cũng như không rõ mặt khách hàng để trả tiền. Khi trả tiền bảo hiểm cho khách hàng, các nhà bảo hiểm thường yêu cầu khách hàng xuất trình chứng minh thư, hộ chiếu... Tuy nhiên do kích cỡ ảnh trong chứng minh thư khá nhỏ và thường rất mờ (do thời gian) nên việc kiểm tra đôi khi gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, trong quá trình bán bảo hiểm phát sinh khá nhiều trường hợp không photo được chứng minh nhân dân của khách hàng do KH ở những địa bàn xa và không muốn cho đại lý mượn chứng minh nhân dân để photo.
Việc sử dụng may ảnh kỹ thuật số để trợ giúp cho việc đánh giá rủi ro và xác định thiệt hại có lẽ cũng là một trong những biện pháp mà Công ty. Chẳng hạn, có thể dùng máy ảnh này để ghi lại hình ảnh của người được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm nhằm phục vụ cho việc đánh giá rủi ro ban đầu xác định nhân thân khách hàng, xác định sự kiện bảo hiểm; dùng để chụp chứng minh nhân dân ở những vùng xa phục vụ cho việc xác định nhân thân (thay cho phô tô)... Việc sử dụng hình ảnh làm chứng cứ trong bảo hiểm phù hợp với các quy định của pháp luật. Hơn nữa, với giá thành như hiện nay, các đại lý hoàn toàn có thể tự trang bị máy ảnh kỹ thuật số để phục vụ cho công việc Lưu ý, máy ảnh kỹ thuật số cũng chỉ là một trong những công cụ trợ giúp cho việc đánh giá rủi ro, vì với những hợp đồng dài hạn hàng chục năm thì hình ảnh chụp có thể sẽ không có nhiều ý nghĩa trong việc xác định nhân thân. Tất nhiên, có thể khắc phục vấn đề này bằng cách liên tục cập nhật hình ảnh của khách hàng.
Dưới đây ta xét tình hình trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo Việt đặc trưng là hai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba trong thời gian qua.
Bàng 2.16: Tình hình trục lợi bảo hiểm BHVC tại Bảo Việt (2004-2008)
Năm Số vụ gian lận (vụ) Số tiền trục lợi (trđ) Số tiền trục lợi bình quân 1 vụ (trđ/vụ) 2004 45 4.056,3 90,14 2005 64 3.240,96 50,64 2006 59 11.304,99 191,61 2007 136 14.780,48 108,68 2008 161 16.050,09 99,69
Bảng 2.17: Tình hình trục lợi bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới với người thứ ba tại Bảo Việt (2004-2008)
Năm Số vụ gian lận (vụ) Số tiền trục lợi (trđ) Số tiền trục lợi bình quân 1 vụ (trđ/vụ) 2004 21 1.287,51 61,31 2005 32 1.091,52 34,11 2006 25 2.242,25 89,69 2007 69 6.766,14 98,06 2008 103 11.805,86 114,62
(Nguồn: Phòng thanh tra pháp chế)
Dựa vào bảng 2.16 và bảng 2.17, số vụ gian lận năm 2007, 2008 tăng đột biến so với các năm trước ở cả hai nghiệp vụ.
Ở nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới năm 2007 thì số vụ gian lận là 136 vụ, số vụ gian lận năm 2006 là 59 vụ tức là năm 1007 tăng 77 vụ, tương ứng là 130,5% so với năm 1006, năm 2008 số vụ gian lận là 161 vụ, tức là tăng 25 vụ, tương ứng là 18,38%.
Ở nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba cũng tăng cao, từ 25 vụ năm 2006 tới 69 vụ năm 2007 tức là tăng 44 vụ và tương ứng là 176%; năm 2008 số vụ gian lận tiếp tục tăng lên là 103 vụ, tăng lên so với năm 2007 là 34 vụ (tương ứng 49,3%).
Số tiền trục lợi bảo hiểm qua các năm 2004, 2005, 2006 không có sự tăng đột biên, nhưng năm 2007 và năm 2008 số tiền trục lợi tăng nhanh đáng để quan tâm cụ thể là: Với nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới năm 2007, năm 2008 lần lượt là 14.780,48 triệu đồng, 16.050,09 triệu đồng; với nghiệp vụ trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba năm 2007, 2008 lần lượt là 6.766,14 triệu đồng và 11.805,86 triệu đồng.
Ở bảng 2.16 thì năm 2007 số tiền trục lợi bình quân 1 vụ là 1 08,68 triệu đồng nhỏ hơn nhiều so với số tiền trục lợi bình quân 1 vụ năm 2006 là 191,61 tức là năm 2007 số tiền trục lợi bình quân 1 vụ gian lận 82,93 triệu đồng (tương ứng giảm 76,3%) so với năm 2006 nhưng do số vụ gian lận trong bảo hiểm vật chất năm 2007 tăng 130,5% so với năm 2006 do đó số tiền trục lợi năm 2007 vẫn tăng rất cao. Tương tự Ở bảng 2.17 ta cũng thấy số vụ gian lận tăng và số tiền trục lợi cũng tăng cao ở 2 năm 2007 và năm 2008, năm 2008 thì số vụ gian lận tăng 49,3% so với năm 2007, sổ tiền trục lợi 1 vụ tăng nhanh từ 98,06 triệu đồng vào năm 2007 lên tới 1 14,62 triệu đồng. Do đó ta nhận thấy tình hình trục lợi bảo hiểm là 1 vấn đề cần quan tâm trước nhất vì nhận thấy vào 3 năm gần đây, trục lợi trong bảo hiểm là 1 hiện tượng phổ biến với nhiều phương thức tinh vi, đanh lừa các doanh nghiệp bảo hiểm và giám định viên gây tổn thất khá lớn trong ngành bảo hiểm anh hưởng tới quyền lợi của những người tham gia bảo hiểm.
Để thấy hết được tình hình trục lợi ở các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới khác và bảo hiểm xe cơ giới nói chung ta xét bảng kết quả sau:
b mBảng 2.18: Tình hình trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo Việt (2004 - 2008) Chỉ tiêu Số vụ gian lận (vụ) Số tiền trục lợi (trđ) Số tiền trục lợi bình quân 1 vụ (trđ/vụ) 2004 105 9.383,85 89,37 2005 131 8.056,5 61,5 2006 124 12.831,52 103,48 2007 267 32.133,45 120,35 2008 301 39.003,58 129,58
(Nguồn: Phòng thanh tra pháp chế)
Ta thấy số tiền trục lợi bảo hiểm bình quân 1 vụ bảo hiểm xe cơ giới khá lớn, lớn nhất là năm 2008 là 129,58 triệu đồng 1 vụ, số vụ gian lận là khá lớn,
qua năm 5 từ năm 2004, số vụ gian lận là 1 05 vụ ở nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, đến năm 2008, số vụ gian lận là 301 vụ tức là năm 2008 số vụ gian lận tăng 196 vụ tương ứng với 186,67%. Do đó số tiền trục lợi bảo hiểm càng tăng lên đáng kể và là bài toán khó với các DNBH đặc biệt là trong thị trường bảo hiểm như hiện nay còn có nhiều vấn đề. Năm 2007 số tiền trục lợi bảo hiểm là 32.133,45 triệu thì đến năm 2008, số tiền trục lợi là 39.003,58 triệu đồng, tức là năm 2008 số tiền bảo hiểm tăng là 6.870,13 triệu đồng tương ứng là 21,4% . Nguyên nhân có sự tăng các vụ gian lận bảo hiểm là do ở năm 2007, tình hình bảo hiểm chưa được kiểm soát, nguyên nhân từ nhiều yếu tố là thị trường bảo hiểm phát triển mạnh, có nhiều khách hàng tham gia một loại bảo hiểm ở nhiều Công ty bảo hiểm; do công tác giám định, bồi thường gặp nhiêu khó khăn bắt nguồn từ khách hàng cố ý gây khó khăn; do công nghệ thông tin trong ngành bảo hiểm phát triển chưa mạnh nên công tác giám định và bồi thường thực hiện trên giấy tờ là chính do đó gặp rất nhiều trở ngại.