Cơ quan quản lý TTKT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam (Trang 73 - 76)

II- Quản lý TTKT ở Việt Nam

1- Cơ quan quản lý TTKT ở Việt Nam

Ở Việt Nam, có 2 cơ quan có chức năng quản lý TTKT là Cục Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công thương và Hội đồng Cạnh tranh

1.1- Cục Quản lý Cạnh tranh- trực thuộc Bộ Công thương

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Bộ Công thương, được thành lập ngày 09/01/2006 theo Nghị định số

06/2006/NĐ- CP ngày 09 tháng 01 năm 2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh.

Chức năng của Cục Quản lý cạnh tranh là thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với

các vụ kiện trong thương mại quốc tế liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý Cạnh tranh trong quản lý tập trung kinh tế được quy định trong Khoản 4- Điều 2- Nghị định số

06/2006/NĐ- CP. Theo đó, Cục Quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ kiểm soát quá trình TTKT; thụ lý, tổ chức điều tra các hành vi TTKT có khả năng gây hạn chế cạnh tranh; tổ chức điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh khác; tham vấn cho các doanh nghiệp tham gia TTKT trước khi các doanh nghiệp tiến hành thủ tục thông báo TTKT chính thức theo quy định của Luật Cạnh tranh.

Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh gồm sáu ban chuyên môn và 1 văn phòng giúp việc cho Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh; các đơn vị sự nghiệp và các văn phòng đại diện tại các thành phố. Sáu ban chuyên môn đó là:

(1) Ban 1- Ban Hợp tác quốc tế (2) Ban 2- Ban Chống bán phá giá (3) Ban 3- Ban Bảo vệ người tiêu dùng

(4) Ban 4- Ban Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

(4) Ban 5- Ban Giám sát và quản lý cạnh tranh (5) Ban 6- Ban Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh

Trong đó, có hai ban trực tiếp quản lý quá trình TTKT là Ban Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh và Ban Giám sát và quản lý cạnh tranh.

1.2- Hội đồng Cạnh tranh

Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước độc lập, được thành lập năm 2006 theo Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng

01 năm 2006 của Chính phủ về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Cạnh tranh.

Chức năng của Hội đồng cạnh tranh là xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh. Với năm nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản trong quản lý TTKT bao gồm: Tổ chức xử lý các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh; thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh để giải quyết một vụ việc cạnh tranh cụ thể; Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các hiệm vụ được giao; quyết định áp dụng, thay đổi hay huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn hành chính sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh gồm từ 11 đến 15 thành viên do Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương. Các thành viên của Hội đồng phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 55 Luật Cạnh tranh. Giúp việc cho Hội đồng cạnh tranh có Ban Thư ký Hội đồng cạnh tranh. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký Hội đồng cạnh tranh do Bộ trưởng Bộ Thương mại quy định. Hội đồng cạnh tranh chịu trách nhiệm tự xây dựng quy chế tổ chức hoạt động cho Hội đồng và trình Bộ trưởng Bộ Công thương phê duyệt.

Như vậy, ở Việt Nam có hai cơ quan có chức năng trực tiếp quản lý TTKT là Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng Cạnh tranh. Bên cạnh đó, quản lý TTKT còn có sự tham gia của các cơ quan nhà nước có liên quan như: cơ quan đăng ký kinh doanh (là Bộ Kế hoạch Đầu tư và các Sở Kế hoạch Đầu tư); các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành (Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban chứng khoán nhà nước, các Cục Quản lý chuyên ngành trong các lĩnh vực cụ thể, ...)

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w