II- Cơ sở lý luận về quản lý tập trung kinh tế
1- Tác động của tập trung kinh tế đối với sự phát triển kinh tế và sự cần thiết phải quản lý các hoạt động tập trung kinh tế
1.3- Sự cần thiết phải quản lý các hoạt động TTKT
Trên cơ sở những tác động tích cực và tiêu cực của TTKT đã phân tích ở trên, có thể đưa ra ba luận chứng cơ bản cho sự cần thiết phải quản lý các hoạt động TTKT như sau:
Thứ nhất, các thế lực độc quyền được hình thành qua quá trình TTKT
có thể gây ra tổn thất phúc lợi xã hội. Điều này được phân tích trong lý thuyết độc quyền thường gây tổn thất phúc lợi xã hội như sau:
Cũng giống như mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia hoạt động sản xuất- kinh doanh, doanh nghiệp độc quyền có mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên, khi thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận là sản xuất tại mức sản lượng sao cho giá bán bằng chi phí biên (P=MC), còn đối với doanh nghiệp độc quyền, họ sẽ sản xuất tại mức sản lượng tại đó doanh thu biên đúng bằng chi phí biên (MR=MC).
Hình 1.2- Tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền thường
Khi đó, doanh nghiệp độc quyền bán được sản phẩm với mức giá P1 cao hơn P0 và mức sản lượng Q1 thấp hơn Q0 khi thị trường là cạnh tranh hoàn hảo và thu lợi nhuận siêu ngạch là phần diện tích P1P0EB (như hình vẽ).
Nhưng đứng trên góc độ lợi ích xã hội thì quyết định sản xuất như vậy là chưa hiệu quả. Vì hiệu quả xã hội đạt được khi MB=MC. Nhưng tại sản lượng Q1 thì MB>MC. Đồng thời quyết định sản xuất đó khiến xã hội bị tổn thất một mức lợi ích ròng là diện tích tam giác ABC (như hình vẽ). Đây chính là phần tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền gây ra.
Thứ hai, tình trạng thông tin không đối xứng do hoạt động TTKT mang
lại (như đã phân tích ở trên) cũng gây ra tổn thất phúc lợi xã hội. Thật vậy,
ACA A B C P0 P1 MR D = MR P MC Q0 Q1
xét một thị trường ngành, có tình trạng thông tin không đối xứng giữa giữa các doanh nghiệp có quan hệ người mua- người bán. Giả sử các doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu là các doanh nghiệp nhỏ (sau đây gọi là các doanh nghiệp cung ứng), các doanh nghiệp mua các nguyên vật liệu đó để sản xuất sản phẩm cuối cùng là các doanh nghiệp lớn (sau đây gọi là các doanh nghiệp sản xuất). Nếu thông tin trên thị trường là đối xứng- các doanh nghiệp cung ứng và các doanh nghiệp sản xuất đều nắm rõ thông tin về nhu cầu và khả năng cung ứng nguyên vật liệu trên thị trường thì thị trường sẽ cân bằng tại mức sản lượng là Q0 và mức giá là P0 (hình 1.3). Đó chính là mức sản lượng tối ưu xã hội. Nhưng do không nắm được đầy đủ thông tin về nhu cầu thị trường nên doanh nghiệp cung ứng chỉ cung ứng ở mức sản lượng Q1> Q0 và mức giá sẽ giảm xuống là P1 < P0 (hình 1.3). Khi đó, một phần phúc lợi xã hội đã bị mất đi (bằng phần diện tích tam giác ABC như hình 1.3) được gọi là phần tổn thất phúc lợi xã hội do thông tin không đối xứng về phía nhà cung ứng.
Q
Hình 1.3- Thông tin không đối xứng gây tổn thất phúc lợi xã hội
Thứ ba, TTKT có rất nhiều tác động tích cực như đã phân tích ở trên.
Song, không phải hoạt động TTKT nào cũng sẽ đem lại những tác động tích
D0D D 1 B C DW P P0 P1 Q1 Q0
cực như vậy nếu chúng ta không có những khung pháp lý, những chính sách định hướng, kiểm soát, điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp tham gia TTKT. Chẳng hạn như: TTKT tạo điều kiện để doanh nghiệp tăng đầu tư cho công nghệ- kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, doanh nghiệp được hình thành sau hoạt động TTKT có thể lạm dụng sức mạnh thị trường, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của mình để tăng lợi nhuận chứ không đầu tư nhiều cho công nghệ- kỹ thuật
Qua những phân tích trên cho thấy vai trò của chính phủ trong quản lý TTKT là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cũng như sự can thiệp của chính phủ vào bất kỳ một vấn đề nào của nền kinh tế thị trường, những tác động của chính phủ trong quản lý TTKT cần tuân theo những nguyên tắc nhất định.