Bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam (Trang 62 - 64)

1- Về cơ quan quản lý TTKT

Qua nghiên cứu về cơ quan quản lý cạnh tranh của các nước trên, có thể rút ra bốn bài học kinh nghiệm cho về xây dựng và tổ chức cơ quan quản

lý TTKT như sau:

Thứ nhất, cơ quan quản lý cạnh tranh của các nước đều mang tính “lưỡng tính”- vừa là “cơ quan hành chính”, vừa là “cơ quạn tư pháp”. Cơ

quan quản lý cạnh tranh luôn là cơ quan trực tiếp thực thi các chính sách, pháp luật về cạnh tranh, do đó nó có dáng dấp của cơ quan hành chính. Song hoạt động của cơ quan này lại mang tính “tài phán tư pháp” vì nó có quyền ra các quyết định để phán xử đúng sai và áp dụng các biện pháp chế tài đối với các bên có hành vi vi phạm pháp luật. Sự kết hợp hai đặc tính “hành chính”, “tư pháp” là yếu tố đảm bảo cho cơ quan này thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình.

Thứ hai, Cơ quan quản lý cạnh tranh cần được tổ chức độc lập, không

bị chi phối bởi các cơ quan khác. Tính độc lập là yếu tố tiên quyết để có sự công bằng trong việc xử lý các vụ việc TTKT nói chung và các vụ việc về cạnh tranh nói chung. Vì vậy, các cơ quan cạnh tranh được thành lập theo Luật và thực hiện các quyền, chức năng, nhiệm vụ được Luật quy định. Họ cũng có thể sử dụng những quyền hạn này để yêu cầu sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan khác.

Thứ ba, Tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan cạnh tranh là

yêu cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều này xuất phát chính từ vai trò trong việc duy trì trật tự cạnh tranh rõ ràng, lành mạnh. Thông tin trong thị

trường phải được thông suốt. Tính minh bạch sẽ nâng cao thêm uy tín của chính các cơ quan này.

Thứ tư, trên thực tế, cơ quan quản lý TTKT các nước này cũng luôn

đảm bảo tiêu chí minh bạch trong các hoạt động cụ thể của mình. Đó là việc công khai các quy định, các chính sách quản lý TTKT, các quy trình thủ tục giải quyết các vụ việc, … và việc đưa các quyết định cụ thể lên các website của mình. Tuy nhiên, cơ quản quản lý TTKT cũng phải có trách nhiệm bảo

mật các thông tin thu thập được trong quá trình điều tra liên quan đến bí mật

kinh doanh của các doanh nghiệp là đối tượng điều tra.

Đó chính là những yếu tố có thể nói là đã góp phần mang lại thành công trong công tác quản lý TTKT ở các nước trên và cũng được coi là các nguyên tắc mà Việt Nam nên học hỏi một cách sáng tạo sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị trong nước.

2- Về cơ sở pháp lý quản lý TTKT

Có thể rút ra ba bài học về cơ sở pháp lý quản lý TTKT như sau:

Thứ nhất, các quy định về quản lý TTKT cần được xây dựng rõ ràng,

cụ thể và chi tiết, đảm bảo tính khả thi của các quy định, chính sách ban hành. Thứ hai, quản lý TTK cần có sự cân nhắc giữa các thiệt hại của các vụ TTKT đó là sự hạn chế cạnh tranh với những lợi ích vụ TTKT có thể mang lại. Đây chính là việc vận dụng “nguyên tắc tỷ lệ” trong quản lý TTKT. Nguyên tắc này cũng đã được đề cập ở Việt Nam trong buổi Toạ đàm do Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức gần đây. Chúng ta cần xem xét đưa nguyên tắc này vận dụng vào công tác quản lý TTKT.

Thứ ba, cần có sự nới lỏng và thắt chặt nhất định trong các quy định kiểm soát TTKT trong những giai đoạn TTKT khác nhau.

Như vậy, qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Chi lê), chúng ta đã rút ra những bài học cần thiết trong công tác quản lý TTKT. Tuy nhiên, việc vận dụng những bài học kinh nghiệm này vào thực tiễn đòi hỏi có sự linh hoạt, sáng tạo sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô, đặc điểm TTKT, các mục tiêu, định hướng phát triển của từng nước và trong từng thời kỳ nhất định. Vì vậy, để đưa ra những kiến nghị về tăng cường công tác quản lý TTKT ở Việt Nam, trước hết, cần nghiên cứu thực trạng TTKT và công tác quản lý TTKT ở Việt Nam thời gian qua và những xu hướng TTKT trong thời gian tới để có cơ sở cho những kiến nghị đó.

CHƯƠNG 3- THỰC TRẠNG TTKT VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TTKT Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam (Trang 62 - 64)