- Giao quyền cho xã, thôn đi xử phạt vi phạm vệ sinh môi trường theo quyết định 3090/QĐ/UB Thành phố Hà Nội và kinh phí xử phạt sẽ để lại 100% cho xã, thôn duy trì hoạt động.
- Hiện nay, địa phương chưa có một quy định nào về vệ sinh môi trường. Việc cung cấp vệ sinh môi trường kết hợp với việc đưa ra các quy định đảm bảo vệ sinh môi trường sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc tiến hành sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặc dù hiện nay chúng ta có khá nhiều các văn bản và các quy định dưới luật để xử lý các vấn đề có liên quan đến bảo vệ môi trường nhưng tính hiệu lực của chúng còn kém, không chỉ đối với khu ngoại thành mà ngay cả khu vực đô thị. Đó là do một số nguyên như: Việc phổ biến luật và các quy định về bảo vệ môi trường rất hạn chế, ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn thấp, mặt khác lại chưa có các biện pháp kiểm tra, xử lý hữu hiệu. Bởi vậy việc thực hiện xử phạt những quy định
về bảo vệ môi trường ở địa phương gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và có thể dẫn tới những mâu thuẫn trong xã hội nếu việc thực hiện không tốt. Do đó các xã cần có những giải pháp đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cũng như khuyến khích người dân có trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.
- Các quy định vệ sinh môi trường chỉ nên mang tính giáo dục, làm căn cứ, tiêu chuẩn cho hành vi của người dân và các cơ sở sản xuất. Việc đưa ra các quy định xử phạt mang tính hành chính chỉ nên áp dụng khi người dân có những điều kiện cần thiết để đảm bảo tuân thủ những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
KẾT LUẬN
Mục tiêu của xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường là giảm dần bao cấp của nhà nước và tăng sự đóng góp cũng như huy động nguồn vốn hiện có trong dân. Để đạt được mục tiêu này thì công tác quản lý, tuyên truyền giáo dục ý thức người dân trong công tác vệ sinh môi trường đóng vai trò rất quan trọng. Mặc dù đã có sự tham gia và đóng góp của người dân trong các mô hình cộng đồng tự quản, các đợt vệ sinh phong trào nhưng tỷ lệ này vẫn chưa cao vì vậy các nhà quản lý cần có các biện pháp để nâng cao sụ tham gia và đóng góp của người dân.
Vì thời gian thực tập còn ít và chưa có kinh nghiệm thực tế nên chuyên đề của em mới chỉ đi sảu nghiên cứu về hiệu quả của công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải trong các mô hình cộng đồng tự quản và các đợt vệ sinh phong trào trên địa bàn huyện Thanh Trì. Nên bài viết của em cần nhiều sai sót
và hoàn thiện them, em mong có sụ góp ý của cán bộ công nhân viên trong huyện Thanh Trì và thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lê Thu Hoa, cán bộ hướng dẫn Nguyễn Duy Thuận và toàn thể cán bộ nhân viên phòng tài nguyên - môi trường và Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.