Phát sinh chất thải rắn ở Huyện Thanh Trì

Một phần của tài liệu Xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường trong quản lý rác thải tại huyện Thanh Trì – Hà Nội (Trang 36 - 39)

Với sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của nền kinh tế, khối lượng và thành phần chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp tăng lên không ngừng theo tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hóa dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động nhiều đến yếu tố môi trường, ngành công nghiệp phát triển gây ô nhiễm do tăng lượng chất thải nguy hại, ngành thương mại và dịch vụ phát triển dẫn đến gia tăng lượng rác thải. Cũng như sự gia tăng dân số, gia tăng dân số bao gồm gia tăng tự nhiên và cơ học sẽ dẫn tới tăng mật độ dân số. Lượng chất thải tăng tỷ lệ thuận với gia tăng dân số. Hiện trung bình một cư dân Hà Nội thải ra khoảng 0,85 kg rác mỗi ngày tăng 0,44 kg so với thời điểm năm 1996. Còn ở Thành Phố Hồ Chí Minh trung bình một cư dân thải ra 1 kg rác mỗi ngày. Con số này dự tính sẽ còn tiếp tục tăng nữa. Trung bình một ngày Huyện Thanh Trì thải ra 1258,689 tấn rác, nguồn phát sinh chủ yếu là rác thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% trọng lượng chất thải rắn bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện và đang ngày càng gia tăng vào cuối thập niên này.

2.5.2.1. Phát sinh chất thải sinh hoạt

Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động của con người ở các khu dân cư, cơ quan trường học, ….

Thành phần của chất thải sinh hoạt bao gồm chất thải hưu cơ như lá cây, thức ăn thừa,… chất thải vô cơ như giấy, bìa các tông, vỏ chai, vỏ bia,…

Thành phần rác thải của địa phương được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2. Thành phần rác thải cơ bản

STT Các thành phần cơ bản % Ghi chú

1 Chất hữu cơ (rau quả, lá cây, thức ăn thừa …) 55,5

2 Giấy. 3,8

3 Plastic, nilon, cao su, đồ da. 9,2

4 Gỗ vụn, giẻ rách. 4,06

5 Xương, vỏ trai, ốc. 1,2

6 Gạch, đá sỏi, bêtông, xỉ than, đất. 9,43

7 Thủy tinh. 2,3

8 Kim loại, vỏ đồ hộp. 0,4

9 Các loại tạp chất khó phân loại. + Độ pH trung bình: 6,5 – 7. + Độ ẩm : 67%.

+ Tỷ trọng 0,38 – 0,416 tấn/m3.

14,21

( Nguồn: Công ty môi trường đô thị Hà Nội – 2003 )

Đặc trưng cơ bản của rác thải là thành phần hữu cơ chiếm tỷ trọng khá cao trên 50%, đặc tính của loại chất thải này dễ phân hủy nên đòi hỏi phải thu gom và xử lý kịp thời để tránh ô nhiễm và phát sinh bệnh tật.

Các thành phần vô cơ như giấy, bìa các tông, vỏ bia, thủy tinh… đều có thể tái chế, tái sử dụng nên được thu mua ngay tại các hộ gia đình.

Thanh Trì còn là nơi trồng rau và cung cấp rau cho Thành phố Hà Nội và một số vùng lân cận nên ở đây sử dụng rất nhiều loại phân tươi thải ra từ chăn nuôi,… để bón cho cây trồng.

2.5.2.2. Phát sinh chất thải xây dựng

Chất thải xây dựng phát sinh trong quá trình sữa chữa, cải tạo xây dựng các công trình kiến trúc… như đất phế thải, đá sỏi, bêtông, xỉ than…Mới chỉ có đất phế thải là được xí nghiệp môi trường Đô Thị thu gom một phần đến bãi đổ của Thành phố, còn các phế thải còn lại đều được đổ ra các ao, sông, các bãi đất trống gây ô nhiễm môi trường, thu hẹp diện tích đất.

2.5.2.3. Phát sinh chất thải công nghiệp

Ở Thanh Trì có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển rất đa dạng và phong phú về loại hình ngành nghề như công nghiệp hóa chất, cơ khí, luyện kim, dệt nhuôm, nhựa, xà phòng, công nghiệp thực phẩm, điện tử,… các cơ sở này thuộc nhiều thành phần kinh tế do các ngành, cấp quản lý khác nhau như Nhà nước, tư nhân, địa phương. Tổng lượng chất thải phát sinh hàng năm từ các cơ sở này rất lớn, chất thải chứa một hàm lượng kim loại nặng và một số thành phần chất thải công nghiệp nguy hại không phân hủy được như trong ngành công nghiệp điện tử, hóa chất, cơ khí… ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

2.5.2.4. Phát sinh chất thải bệnh viện

Chất thải bệnh viện phát sinh ra trong cơ sở y tế từ các hoạt động khám chữa bệnh, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, xét nghiệm, chuẩn đoán, các hoạt động trong công tác phòng bệnh và nghiên cứu…

Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế có một trong các thành phần như máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hoặc cơ quan tổ chức của cơ thể người được cắt bỏ trong điều trị, bơm kim tiêm, các vật sắc nhọn, dược phẩm, hóa chất, các chất đồng vị phóng xạ dùng trong y tế…

Ở Huyện Thanh Trì có nhiều bệnh viện như bệnh viện nông nghiệp I, bệnh viện Văn Điển, Bệnh viện Y học dân tộc, Bệnh viện nội tiết Trung Ương, bệnh viện Tư Nhân Hải Châu, bệnh viện K và mỗi xã đều có một trạm y tế. Nhưng chất thải rắn tại các bệnh viện cũng chưa được thu gom, phân loại đúng quy cách, thiếu đồng bộ giữa thu gom, phân loại và tiêu hủy. Nhiều nơi có thu gom nhưng việc phân loại tiến hành chưa đúng dẫn tới nhiều chất thải y tế nguy hoại được thu gom lẫn vào trong chất thải chung, nhiều khi rác được đưa ra khỏi bệnh viện lại được tập kết chung với rác thải sinh hoạt thông thường nên chúng được xử lý theo cách thông thường, không được xử lý đúng theo quy định.

Một phần của tài liệu Xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường trong quản lý rác thải tại huyện Thanh Trì – Hà Nội (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w