Vốn cho hoạt động đầu tư là điều kiện tiên quyết và cần thiết cho hoạt động đầu tư của Tổng công ty được duy trì, phát triển và diễn ra liên tục. Yêu cầu dặt ra đối với vốn đưa vào lưu thông là không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn trong đầu tư. Tức là vốn trong lưu thông phải đảm bảo có hiệu quả, đồng vốn lưu chuyển nhanh, tạo ra lợi nhuận cao trong tương lai. Vốn đưa vào lưu thông phải được bảo toàn và phát triển. Có như vậy, mới đảm bảo được dự trữ vốn nhất định trong Tổng công ty. Vốn trong hoạt động đầu tư cần phải rút ngắn thời gian lưu thông, thu hồi vốn hợp lý.
Vốn trong Tổng công ty đảm bảo cho quá trình phục vụ hoạt động đầu tư được hoàn tất từ khâu mua sắm máy móc thiết bị đến việc mở rộng sản
xuất. Vì thế mở rộng quy mô nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.
Cổ phần hoá để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực phát triển cho Tổng công ty, làm cho tài sản của doanh nghiệp ngày một tăng.
Công ty mẹ - Công ty con liên kết với nhau chủ yếu thông qua mối quan hệ về vốn, lợi ích kinh tế, chiến lược kinh doanh, bí quyết công nghệ, thương hiệu, khoa học, thị trường, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Khi cổ phần hoá các Công ty con sẽ chủ động sáng tạo, năng động trong sản xuất kinh doanh vừa có mối liên kết chặt chẽ với Công ty mẹ, các Công ty con sẽ hoạt động có hiệu quả.
Các công ty con và các đơn vị trực thuộc nghiêm túc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, cố gắng tiết kiệm, giảm chi phí. Tập trung thu hồi công nợ đặc biệt là các khoản nợ lớn, các khoản nợ khó đòi. Tránh để tình trạng nợ đọng dây dưa. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của Tổng Công ty và các nguồn vốn vay. Hạn chế các các khoản vay đầu tư mà hiện tại hiệu quả còn thấp hoặc chưa có hiệu quả.
Tiếp tục thực hiện cổ phần hoá. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước sẽ tạo ra loại hình doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, vốn sẽ được sử dụng có hiệu qủa, tài sản của nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào sản xuất, kinh doanh.
Có sự phối hợp giữa các phòng nhằm tập trung thanh quyết toán dứt điểm các công trình đã đưa vào sử dụng, nợ tồn đọng tại các công trình đang để kéo dài chưa quyết toán xong.
Rà soát tổng chi phí, đặc biệt chi phí sản xuất tại các đơn vị, tham mưu đề xuất cắt giảm tối đa các chi phí, với phương châm tiết kiệm tối đa, để hạ giá thành sản xuất. Thường xuyên tổ chức kiểm tra rà soát công tác quản lý
vật tư, tiền vốn tại các công ty con và đơn vị trực thuộc. Kiểm tra kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật đã ban hành.
Xây dựng phương án huy động vốn linh hoạt, có hiệu quả với lãi suất thấp nhất phục vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của Tổng Công ty, nhất là việc góp vốn vào các dự án đã cam kết.
Kiểm tra rà soát và đề xuất sửa đổi định mức chi phí sản xuất theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, đề xuất các giải pháp quản lý tài chính nhằm nâng cao tính chủ động và trách nhiệm cho đơn vị, vừa tiết kiệm hiệu quả và dễ kiểm soát.
Phòng Tài chính – KT phân công cán bộ theo dõi, kiểm soát mọi chi phí phát sinh, hàng quý có báo cáo hiệu quả của từng lĩnh vực, từng đơn vị để kịp thời xác định hướng đi phù hợp. Bên cạnh đó phải: thắt chặt công tác quản lý tài chính và quản trị doanh nghiệp, giám sát thu, chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức các khoản chi thường xuyên, đột xuất. Tập trung thu hồi công nợ cá nhân và tập thể, đặc biệt là thu hồi vốn vay tại các công ty cổ phần.
Do là một công ty của Nhà nước nên Tổng Công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh nên tăng cường vốn góp, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân bên ngoài. Điều chỉnh cơ cấu vốn cho hợp lý.