Tình hình đầu tư phân theo lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh (Trang 28 - 35)

Không những đầu tư vào các dự án, trong những năm qua Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh cũng rất chú trọng đầu tư theo các lĩnh vực đầu tư. Và thực sự, việc đầu tư vào các lĩnh vực đầu tư đã mang lại hiệu quả cao, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của cả Tổng công ty. Dưới đây là bảng tình hình sử dụng vốn đầu tư theo nội dung đầu tư.

Bảng 1.6 : Tình hình sử dụng vốn đầu tư theo nội dung đầu tư

Đơn vị : triệu đổng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 so sánh 2007/2006 2008/2007 tuyệt đối tương đối(%) tuyệt đối tương đối(%)

Đầu tư theo dự án đầu tư 223119 280356 352900 57237 25.65 72544 25.88

Đầu tư vào TSCĐ 5899 11899 17860 6000 101.71 5961 50.10

Đầu tư đào tạo người lao động 2500 3160 4200 660 26.40 1040 32.91

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh

tranh 1470 2235 2700 765 52.04 465 20.81

Đầu tư vào khoa học công nghệ 4807 9785 14870 4978 103.56 5085 51.97

Đầu tư nâng cao năng lực bộ máy

quản lý 1800 2305 3100 505 28.06 795 34.49

Tổng vốn đầu tư phát triển 239595 309740 395630 70145 22.65 85890 27.73

Nguồn : Phòng kế toán tài chính tổng công ty.

Tình hình vốn đầu tư phát triển theo nội dung đầu tư được trình bày cụ thể ở bảng trên. Cụ thể, ta thấy các nội dung đầu tư phát triển đều tăng qua các năm trong suốt giai đoạn 2006-2008. Đầu tư theo dự án đầu tư có tốc độ tăng đều đặn khoảng 25%/ năm với mức tăng tuyệt đối của năm 2007 so với năm 2006 là 57.2 tỷ và năm 2008 so với năm 2007 là 72.5 tỷ đồng. Tình hình đầu tư vào TSCĐ cũng cho thấy tốc độ tăng nhanh, cụ thể mức tăng tuyệt đối

của năm 2007 so với năm 2006 là 6 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng hơn 100%. Bước sang năm 2008 mức tăng tuyệt đối tiếp tục được duy trì, nhưng mức tăng tương đối chỉ đạt 50% so với năm 2007. Điều này thể hiện nỗ lực của công ty trong việc bổ sung và đổi mới cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực tiếp tục được công ty quan tâm và coi trọng. Với mức đầu tư năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2006 là 2.5 tỳ kđồng, năm 2007 và năm lần lượt là 3.2 tỷ đồng và 4.2 tỷ đồng. Tương ứng với mức tăng tương đối trong hai năm 2007 và 2008 so với năm trước đó là 26.4% và 32.91%. nghĩa là qua thang thời gian trong giai đoạn 2006-2008 trên cơ sở so sánh lũy tiến. Đầu tư vào khoa học công nghệ cũng tăng đáng kể sau các năm. Năm 2008 là 14,780 tỷ đồng tăng 7,85 tỷ đồng so với năm 2006. và tăng 51,97% so với năm 2007. Đầu tư cho công tác tổ chức bộ máy quản lý và nâng cao năng lực cạnh tranh cũng không ngừng được gia tăng qua các năm. Thể hiện rõ những bước đi đúng đắn của Tổng công ty trong những năm vừa qua. Đó chính là những lý do để Tổng có những bước phát triển nhảy vọt trong những năm trở lại đây. Bảng số liệu dưới đây cho thấy rõ hơn tình hình sử dụng vốn đầu tư theo chiều ngang, hay chính là phân tích cơ cấu sử dụng vốn đầu tư.

Bảng 1.7: Cơ cấu sử dụng vốn đầu tư phát triển của TCT Giai đoạn 2006-2008

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

cơ cấu (%)

2006 2007 2008

Đầu tư theo dự án đầu tư 223119 280356 352900 93.12 90.51 89.20

Đầu tư vào TSCĐ 5899 11899 17860 2.46 3.84 4.51

Đầu tư đào tạo người lao động 2500 3160 4200 1.04 1.02 1.06 Đầu tư nâng cao năng lực cạnh

tranh 1470 2235 2700 0.61 0.72 0.68

Đầu tư nâng cao năng lực bộ máy

quản lý 1800 2305 3100 0.75 0.74 0.78

Tổng vốn đầu tư phát triển 239595 309740 395630 100 100 100

Nguồn : Phòng tài chính kế toán TCT

Nhìn chung, đầu tư theo dự án đầu tư chiếm tỉ trọng vốn lớn nhất trong toàn bộ vốn cho hoạt động đầu tư phát triển. Điều này là hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện tại của công ty. Vì công ty đang tập trung triển khai nhiều dự án đầu tư cùng một lúc, nên nhu cầu vốn đầu tư cho dự án là rất lớn, để đảm bảo kịp tiến độ mà dự án đã đề ra. Vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư trong cả giai đoạn 2006-2008 đều chiếm tỉ trọng tương đối lớn trên 90% tổng vốn đầu tư. Trong khi đó vốn đầu tư vào các nội dung khác tuy có sự tăng tuyệt đối nhưng vẫn chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn trong tổng vốn đầu tư. Cụ thể, vốn dành cho hoạt động đầu tư vào TSC chỉ chiếm chưa đầy 5%, thậm chí chỉ đạt mức 2.46% vào năm 2006 tuy có tăng vào hai năm sau nhưng cũng chỉ đạt 4.51% vào năm 2008. Đầu tư cho khoa học công nghệ mặc dù cũng chiếm nhiều nguồn vốn của Tông công ty song cũng chỉ chiếm 2,01% tổng vốn đầu tư trong năm 2006 và năm 2008 là 3.76%. Khiêm tốn hơn, đầu tư vào nâng cao năng lực cạnh tranh Và cho bộ máy quản lý chỉ chiếm chưa đầy 1% mỗi lĩnh vực đầu tư trong tổng vốn đầu tư. Tóm lại, TCT đang tập trung nguồn lực để rót vào các dự án đầu tư đang trong giai đoạn triển khai thực hiện. Tuy nhiên, điều này cũng hàm chứa một vấn đề là công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư phát triển theo chiều rộng và theo chiều sâu để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh hiện có của công ty.

1.2.3.1. Đầu tư nâng cao năng lực của đội ngũ lao động

Là một Tổng công ty mới hoạt động có thời gian chưa lâu nhưng số lao động của Tổng công ty rất đông. Số đông đã được đào tạo qua các trường Đại

học, Cao đẳng, Trung cấp, Công nhân kỹ thuật lành nghề và hàng ngàn công nhân được đào tạo quy trình công nghệ vận hành tại nhà máy.

Trong những năm qua Tổng công ty đã chú trọng đầu tư công tác đào tạo cán bộ, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Trong những năm qua, Tổng công ty đã đào tạo nâng cao trình độ về quản lý, điều hành sản xuất, đào tạo công nhân kỹ thuật vận hành, sử dụng các thiết bị mới, hiện đại cho hàng ngàn cán bộ công nhân viên.

Hàng năm, Tổng công ty cử nhiều đoàn cán bộ kỹ thuật, quản lý, công nhân lành nghề đi học ở các đơn vị trong và ngoài nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, ....hợp đồng với các trường công nhân kỹ thuật để mở các lớp đào tạo nghề cho công nhân, có chính sách khuyến khích cho CBCNV học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính sách tuyển dụng nhân tài.

Không chỉ tập trung vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công ty còn quan tâm tới các chế độ chăm sóc sức khỏe của người lao động. Sức khoẻ là tài sản vô giá đối với mỗi con người. Để sống và làm việc hiệu quả, con người cần phải có một sức khoẻ tốt. Chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên tốt có nghĩa là có cơ hội hơn nữa để có thể hoàn thành tốt công việc, nâng câo năng suất. Xuất phát từ tầm quan trọng của sức khoẻ nên bên cạnh việc sản xuất kinh doanh, công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ nhân viên luôn được ban lãnh đạo Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh quan tâm một cách đặc biệt. Tổng công ty đã xây dựng một trạm xá với phòng khám chữa bệnh và phòng cấp cứu được trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Tiếp tục thực hiện việc khám chữa bệnh định kỳ cho cán bộ công nhân viên, nhằm giảm xuống mức tối thiểu những ảnh hưởng của bệnh nghề nghiệp, tạo

điều kiện cho cán bộ công nhân viên yên tâm sản xuất đó cũng là những yếu tố nâng cao năng suất lao động của toàn công ty nói chung.

1.2.3.2 Đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh.

Tổng công ty có chính sách đầu tư là đẩy mạnh sản xuất, tránh lãng phí, tiết kiệm một cách triệt để nhằm ra sức giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường.

Thực hiện việc triển khai hệ thống chất lượng ISO 14001:2004 với các đơn vị thành viên của Tổng công ty nhằm nâng cao uy tín sản phẩm của Tổng công ty trên thị trường trong nước và nước ngoài.

Tổng công ty đang tập trung đầu tư nghiên cứu vào lĩnh vực phát triển hệ thống nguyên vật liệu mới thay thế các nguyên vật liệu cũ đảm bảo chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao, tiết kiệm được chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm.

1.2.3.3. Đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ

Trong thời đại ngày nay, bất cứ ai cũng nhận thức được vai trò quyết định của thiết bị kỹ thuật và công nghệ trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên để thực hiện được vấn đề đó không phải là một bài toán giản đơn. chính vì vậy những năm qua Tổng Công ty đã có sự đầu tư đúng mức cho lĩnh vực này để tạo nên tốc độ tăng trưởng khá và sự phát triển bền vững của mình. Có thể nói trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Tổng Công ty là con chim đầu đàn trong lĩnh vực công nghiệp hoá, đặc biệt là các đơn vị cơ khí.

Để thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, đảm bảo cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thoã mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng và số lượng, Tổng công ty đã đặc biệt coi trọng công tác đầu tư đổi mới

công nghệ và thiết bị hiện đại, đầu tư chiều sâu để chế biến các sản phẩm từ khoáng sản, tăng năng suất lao động, phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Trong những năm qua Tổng công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh đã đầu tư đưa công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại vào sản xuất. Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 và ISO 14001:2004, cải tiến công tác quản lý, tổ chức sản xuất, bố trí lao động theo hướng chuyên môn hoá trong sản suất, đa dạng hoá sản phẩm, kinh doanh tổng hợp, cải tiến quy trình công nghệ, ứng dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất, phát huy các sáng kiến kỹ thuật để hợp lý hoá sản phẩm và tăng năng suất lao động.

Hiện nay thiết bị công nghệ Tổng công ty đang sử dụng thuộc loại hiện đại, tiên tiến của Úc, Nhật Bản, Mỹ và các nước công nghiệp phát triển của Châu âu như Tây Ban Nha, Italia, Hà Lan … phần lớn các thiết bị được sản xuất từ năm 1999 – 2000. Đặc biệt, Tổng công ty đã khánh thành nhà máy Zircon siêu mịn với công suất 6.000 tấn/ năm. Đây là nhà máy thứ 6 trên thế giới có công nghệ tiên tiến nhất hiện nay cùng một lúc có thể cho 3 loại sản phẩm zircon siêu mịn có cỡ hạt từ 1 – 45 m.

Tổng công ty còn có Phòng phân tích hoá nghiệm với nhiều máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại của Nhật Bản, Mỹ, các nước châu Âu và là máy móc hiện đại vào loại bậc nhất của Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu giám định chất lượng sản phẩm. Nhờ phòng phân tích này đã giám định chất lượng sản phẩm của Tổng công ty (cũng như các doanh nghiệp khác gửi tới). Qua đó khách hàng lớn như: Nhật Bản, Mỹ ... luôn tin tưởng kí các hợp đồng mua bán dài hạn với Tổng công ty.

1.2.3.4. Đầu tư cho công tác tổ chức bộ máy cán bộ quản lý

Tổng công ty đã được cấp nhiều chứng chỉ về quản lý. Đó là: - Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000

- Hệ thống quản lý chất lượng ISO 14001:2004

- Hệ thống chứng chỉ VILAS

Đây chính là một sự khẳng định mình trước cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Để các phòng ban chức năng thực hiện đúng theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 14001:2004, ISO 9001:2000 thì ngoài kế hoạch đào tạo cán bộ, đào tạo nâng cao, đào tạo lại, tuyển dụng thêm cán bộ nhằm nâng cao trình độ tay nghề, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên Tổng công ty còn phấn đấu đầu tư cho cơ sơ vật chất phục vụ công tác nghiệp vụ của bộ phận này. Tất cả các phòng ban chức năng đều được trang bị các máy vi tính, phòng thí nghiệm được đầu tư mua các thiết bị kỹ thuật tinh xảo chuyên dùng để phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Qua đó góp phần nâng cao tính trách nhiệm đối với chất lượng của các sản phẩm sản xuất của các xí nghiệp trong toàn Tổng công ty. Bên cạnh đó việc nâng cao năng lực cho bộ máy quản lý cũng đóng góp những điều kiện tích cực cho quá trình sản xuất kinh doanh.

1.2.3.5. Đầu tư vào tài sản cố định

Đầu tư vào tài sản cố định bao gồm việc thay thế các tài sản cố định đã bị hư hỏng phải thanh lý, đầu tư mới theo chiều rộng nhằm làm gia tăng năng lực sản xuất của công ty và đầu tư vào tài sản cố định theo chiều sâu nhằm làm tăng thêm năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, đầu tư vào tài sản cố định bao gồm đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc trang thiết bị phục

vụ sản xuất trực tiếp, mua sắm các công cụ lao động, và mua sắm các phương tiện vận tải. Theo lĩnh vực đầu tư, đầu tư vào TSCĐ của công ty luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu đầu tư bởi công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w