động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ
Luận văn này chỉ đi sâu nghiên cứu về hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ bởi đây là hoạt động đóng vai trò cốt lõi trong mảng dịch vụ thanh toán xuất khẩu, đòi hỏi sự đầu tư lớn nhưng cũng mang lại lợi ích nhiều mặt cho
các NHTM. Trước hết, tín dụng chứng từ được lựa chọn vì đây là phương thức thanh toán chiếm ưu thế hơn hẳn so với các phương thức khác trong hoạt động TTQT không chỉ ở doanh thu, lợi nhuận đem về cho NH mà nó còn là phương thức phức tạp đòi hỏi NH phải có sự đầu tư chăm chút kỹ lưỡng cho từng thành phần con người, công nghệ và quan hệ (với NH đại lý) tham gia vào phương thức này. Cũng bởi thế mà trong tương quan so sánh với các NH nước ngoài và nội địa khác có thực hiện hoạt động TTQT thì hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ ở một khía cạnh và mức độ nào đó có thể được coi là bộ mặt đối ngoại của NH, là điểm hội tụ của uy tín và những năng lực nội tại bên trong NH hay cụ thể hơn nó chính là môi trường để NH thể hiện năng lực con người cũng như trình độ công nghệ, là một trong những phương tiện để NH củng cố và khẳng định uy tín, thương hiệu của mình trên thị trường tài chính – ngân hàng trong nước và quốc tế. Và để thấy được rõ nét những đặc điểm nổi bật trên của phương thức tín dụng chứng từ, ta không thể chỉ xét nó giới hạn trong nghiệp vụ thanh toán đơn thuần. Bởi thế, hoạt động “thu tiền hàng” được nghiên cứu ở đây bao gồm trong nó bốn nghiệp vụ là thông báo L/C, xử lý chứng từ, thanh toán L/C và chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. Hai nghiệp vụ khác cũng thuộc thanh toán theo tín dụng chứng từ là chuyển nhượng và xác nhận L/C bị bỏ qua bởi người viết còn muốn tập trung vào việc khắc hoạ những nghiệp vụ cơ bản nhất, phục vụ trực tiếp nhất cho việc đạt được mục tiêu cuối cùng và cao nhất trong trong hoạt động của một NH phục vụ người xuất khẩu đó là giúp khách hàng của mình thu về được tiền hàng đã bán (được đánh dấu bằng việc báo Có vào tài khoản của của khách hàng). Cũng bắt nguồn từ bốn nghiệp vụ cốt lõi này, người xuất khẩu mới nảy sinh những nhu cầu khác tạo cơ hội phát triển cho các dịch vụ liên quan như chuyển nhượng L/C, xác nhận L/C, mua bán ngoại tệ, bao thanh toán xuất khẩu…
Sau đây là tổng hợp những lợi ích cơ bản mà hoạt động này mang lại cho NHTM, xét trên giác độ là một bộ phận của hoạt động TTQT và một bộ phận của hoạt động thanh toán xuất khẩu:
Với tư cách là một bộ phận của hoạt động TTQT, hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ cùng với những hoạt động khác trong mảng
• Đem lại nguồn doanh thu và lợi nhuận đáng kể cho NH không những về số lượng tuyệt đối mà cả về tỷ trọng so với các hoạt động khác không thuộc TTQT (cần lưu ý đây là hoạt động mà NH không phải bỏ vốn (huy động)).
• Là một mắt xích quan trọng chắp nối và thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh khác của NH nói chung và các nghiệp vụ NH quốc tế nói riêng như: kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh NH trong ngoại thương, tăng cường nguồn vốn huy động (đặc biệt là ngoại tệ), mở tài khoản và quản lý ngân quỹ…
• Tạo dựng, duy trì và phát triển quan hệ khách hàng với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không chỉ trong nước mà cả ngoài nước. Từ đó tạo cơ hội khai thác khách hàng cho những dịch vụ khác của NH.
• Giúp NH củng cố và phát triển quan hệ NH đại lý với ngày càng nhiều các NH trên thế giới, qua đó tạo dựng uy tín của NH trên thị trường NH trong nước và quốc tế.
• Là động lực để NH tiếp tục phát triển và hoàn thiện đội ngũ nhân lực (tay nghề chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tác phong làm việc và giao tiếp với khách hàng) cũng như công nghệ (ứng dụng công nghệ thông tin trên mạng NH toàn cầu, truyền tin và dữ liệu trên mạng nội bộ, ứng dụng các phần mềm tác nghiệp hiện đại) và tổ chức (cơ cấu phòng ban, sự phối hợp thông tin và nghiệp vụ giữa các phòng).
• Thực hiện chủ trương đường lối của Chính phủ đối với hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước (dựa vào những chính sách khuyến khích xuất khẩu, quy định về các mặt hàng nhập khẩu ưu tiên…của Chính phủ để có chính sách khách hàng phù hợp).
Với tư cách là một bộ phận của hoạt động thanh toán xuất khẩu, hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ:
• Đem lại nguồn thu phí và lợi nhuận đáng kể cho hoạt động thanh toán xuất khẩu của NH, đóng góp một tỷ trọng không nhỏ về doanh số và giá trị thanh toán so với các phương thức thanh toán khác là nhờ thu và chuyển tiền.
• Tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ liên quan khác phục vụ người xuất khẩu như: Xác nhận L/C, chuyển nhượng L/C, kinh doanh ngoại tệ, bao thanh toán xuất khẩu (mua lại khoản nợ tiền hàng và thực hiện thanh toán ngay cho khách hàng), thanh toán theo phương thức nhờ thu hoặc chuyển tiền (khi khách hàng đã có những mối làm ăn quen)…
• Giúp NH xây dựng và phát triển được mối quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, tạo dựng cho NH những khách hàng trung thành và là tiềm năng để khai thác trong nhiều hoạt động khác như huy động vốn (nhận tiền gửi giao dịch), tín dụng (cho vay thương mại, tài trợ dự án, bảo lãnh, cho thuê tài chính…), tư vấn đầu tư…