Vai trò của hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ đối với nền kinh tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 70 - 72)

dụng chứng từ đối với nền kinh tế

Vai trò của hoạt động TTQT nói chung đối với nền kinh tế:

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày càng được toàn cầu hoá và quốc tế hoá mạnh mẽ, các quốc gia ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa để hội nhập và hợp tác thì thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ cùng với các hoạt động thanh toán khác đã giúp TTQT nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài, tạo tiền đề phát triển cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác. Hoạt động TTQT nhờ vậy đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung, hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng và cho đến giờ có thể nói nếu không có hoạt động TTQT thì hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là hoạt động ngoại thương của quốc gia khó lòng tồn tại và phát triển được. Còn một khi hoạt động TTQT được tiến hành

nhanh chóng, an toàn và chính xác, mối quan hệ lưu thông hàng hoá – tiền tệ giữa người mua và người bán được giải quyết một cách trôi chảy và hiệu quả thì nó sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế. Đấy là xét trên giác độ kinh tế, nếu xét trên giác độ kinh doanh thì TTQT là quá trình người mua thanh toán, người bán giao hàng, thể hiện chất lượng của một chu kỳ kinh doanh và phản ánh hiệu quả kinh tế cũng như tài chính trong hoạt động của các doanh nghiệp. Có thể tóm tắt vai trò quan trọng của hoạt động TTQT đối với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên các mặt sau:

(1) Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế. (2) Bôi trơn và thúc đẩy đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp. (3) Thúc đẩy phát triển hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế. (4) Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác. (5) Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế.

Vai trò của hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng, thể hiện gián tiếp qua vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế:

Trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước thì xuất khẩu được coi là một trong những hoạt động cơ bản, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển. Trước hết, hoạt động xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho nhập khẩu để mua các máy móc, thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm hiện đại hoá đất nước. Tiếp đó, thị trường thế giới với cơ cấu sản xuất và tiêu dùng luôn thay đổi mạnh mẽ đã buộc xuất khẩu trong nước cũng phải biến hoá để thích ứng và đáp ứng, do đó, một cách không chủ động xuất khẩu đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển theo. Xuất khẩu phát triển còn tạo điều kiện cho các ngành khác, đặc biệt là các ngành công nghiệp phụ trợ có cơ hội phát triển thuận lợi hơn nhằm thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của xuất khẩu. Thông qua xuất khẩu, hàng hoá sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng, qua đó buộc các nhà sản xuất trong nước phải tổ chức lại sản xuất, liên tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế sản xuất cũng như khâu quản lý sản xuất kinh doanh để thích nghi với thị trường. Rồi chính nhu cầu đổi mới và hoàn thiện đó đã góp phần mở rộng khả

năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất và tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Một đóng góp không thể thiếu nữa của xuất khẩu là tác động tích cực của nó đến vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân và cải thiện đời sống dân cư theo xu hướng tiến bộ thông qua những vật phẩm tiêu dùng thiết yếu được nhập khẩu từ nguồn vốn mà xuất khẩu làm ra. Trong quan hệ với các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, xuất khẩu xuất hiện sớm hơn và tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động như đầu tư, quan hệ tín dụng, vận tải quốc tế, TTQT…phát triển theo, đổi lại những hoạt động này đến lượt nó lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu. Như vậy xuất khẩu là một trong những phương tiện hữu hiệu để thúc đẩy nền kinh tế của một đất nước phát triển, còn TTQT (trong đó có hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ _ phương thức được sử dụng cho 70% giao dịch thương mại quốc tế hiện nay) lại có tác dụng rất lớn trong việc bôi trơn và thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại này, thậm chí là nền tảng để xuất khẩu tồn tại và phát triển.

Tóm lại, từ lâu nay, hoạt động TTQT nói chung và thu tiền hàng xuất khẩu theo

phương thức tín dụng chứng từ của NHTM nói riêng đã được chứng minh là có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại của nền kinh tế nói chung và sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng. Những lợi ích thiết thực mà nó đem lại cho hai chủ thể trên là một trong những lý do chính đáng để khẳng định rằng việc đầu tư hoàn thiện hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của các NHTM là hoàn toàn thuận theo nhu cầu phát triển chung của hoạt động kinh tế và kinh doanh quốc tế của đất nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(215 trang)
w