Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 35 - 36)

phương thức tín dụng chứng từ

Hoạt động TTQT bằng L/C của các NH trên thế giới chịu sự điều chỉnh đồng thời bởi nhiều nguồn luật gồm cả luật pháp quốc tế và luật pháp các quốc gia có liên quan. Trong đó luật quốc tế thì áp dụng toàn cầu, bao trùm lên toàn bộ quan hệ giữa các bên liên quan trong giao dịch L/C; còn luật quốc gia chỉ áp dụng trong một nước, cụ thể là luật nước người mở sẽ điều chỉnh quan hệ giữa người mở và NHPH, luật nước người hưởng sẽ điều chỉnh quan hệ giữa người hưởng và NH phục vụ họ. Trong hệ thống luật pháp quốc tế phải kể đến các thông lệ và tập quán quốc tế điều chỉnh trực tiếp một giao dịch L/C, đó là:

- Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs And Practice For Documentary Credit – viết tắt là UCP). Hiện nay phiên bản mới nhất là UCP 600, sửa đổi năm 2007.

- Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo L/C (International Standard Banking Practice Under Documentary Credit – viết tắt là ISBP). Hiện nay bản mới nhất là ISBP 681, sửa đổi năm 2007.

- Bản phụ trương UCP về xuất trình chứng từ điện tử (Supplement To The Uniform Customs And Practive For Documentary Credit For Electronic Presentation – viết tắt là

- Quy tắc thực hành thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng theo L/C (Uniform Rules For Bank – To – Bank Reimbursements Under Documentary Credit – viết tắt là URR). Bản mới nhất hiện giờ là URR 525, năm 1995.

Trình tự ưu tiên về mặt pháp lý theo thứ tự giảm dần sẽ là (1) Công ước quốc tế; (2) Hiệp định song phương và đa phương; (3) Luật quốc gia; (4) Thông lệ và tập quán quốc tế.

Trong đó, Thông lệ và tập quán quốc tế là những văn bản quy phạm pháp luật tuỳ ý, việc áp dụng hay không, áp dụng phiên bản nào và áp dụng như thế nào là tuỳ thuộc ý chí của các bên liên quan. Do đó, chỉ khi L/C dẫn chiếu áp dụng UCP thì nó mới có hiệu lực pháp lý bắt buộc điều chỉnh các bên tham gia, hai bên mua bán cũng có thể bổ sung thêm điều khoản mà UCP không đề cập vào L/C và trong giao dịch L/C, các bên trước hết phải tuân thủ L/C sau đó các điều khoản của UCP mới được áp dụng.

Luật pháp quốc gia ở nước có liên quan trong giao dịch L/C và giao dịch cơ sở (giao dịch mua bán) có tính chất pháp lý vượt lên trên thông lệ và tập quán quốc tế. Điều này thể hiện ở chỗ nếu trong giao dịch cơ sở có dấu hiệu vi phạm hình sự thì toàn án địa phương (hay cơ quan điều tra) có quyền đình chỉ giao dịch và thanh toán để điều tra, kết luận. Nghĩa là nội dung giao dịch bằng L/C chiếu theo luật pháp quốc gia có thể bị phủ nhận, nhà xuất khẩu dù đã xuất trình bộ chứng từ phù hợp và nhận được tiền thanh toán vẫn có thể bị buộc phải hoàn trả lại nếu bị toà án kết luận là có gian lận trong việc giao hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(215 trang)
w