Mặc dù đã qua nhiều năm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, đổi mới cơ chế kinh tế theo nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng nước ta về cơ bản vẫn là một quốc gia mang đậm mầu sắc quốc gia nông nghiệp, cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành sản xuất kinh doanh biến chuyển rất chậm chạp, người lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn việc làm chủ yếu, truyền thống vẫn là các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản) các hoạt động khác: hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp,xây dựng, thương nghiệp, dịch vụ, kém phát triển.
Qua bảng 2.10 và bảng 2.11 chúng ta thấy rõ: lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp vẫn dao động trong khoảng 70,73% năm 2002 và 72,05% năm 2004; công nghiệp và xây dựng: đạt 13,05% năm 2002 và 14,25% năm 2004. Tuy nhiên, có một điểm mừng là: trong các làng quê người nông dân đã có những đổi mới, mạnh dạn tìm kiếm việc làm trong những lúc nông nhàn, vượt qua được mặc cảm về "làm chủ" hay "người làm thuê". Ngày nay làm thuê không còn là vấn đề xa lạ đối với người nông dân nói riêng và người lao động Việt Nam nói chung. Tỉ lệ lao động làm công, làm thuê trong các ngành phi nông nghiệp khá cao: lao động làm công, làm thuê trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng lên tới 40,86% so với tổng số, lao động làm thuê, làm công trong thương nghiệp, dịch vụ đạt 27,72% so với tổng số. Các trang trại trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng và nuôi trồng thủy sản, hoặc làm thuê cho nhau trong những lúc mùa vụ căng thẳng thu hút 27,23% lao động so với tổng số.
Bảng 2.12: Tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn phân theo vùng
Đơn vị tính: % 2000 2001 2002 2003 2004 Cả nước 74,16 74,26 75,42 77,65 79,10 ĐBS Hồng 75,53 75,36 73,08 78,25 80,21 Đông Bắc Bộ 73,01 73,05 75,32 77,09 78,68 Tây Bắc 73,44 72,78 71,08 74,25 77,42 Bắc Trung Bộ 72,12 72,52 74,50 75,60 76,13 Duyên Hải NTB 73,92 74,60 74,85 77,31 79,11 Tây Nguyên 77,04 77,18 77,99 80,43 80,60 Đông Nam Bộ 76,58 76,42 75,43 78,45 81,34 ĐBS Cửu Long 73,18 73,38 76,53 78,27 78,37
Niên giám thống kê 2004 - Hà Nội 2005
Nhờ sự nỗ lực cố gắng của Đảng, Chính phủ của cả nền kinh tế và sự nỗ lực của các cá nhân người lao động trong khu vực nông thôn, tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn ngày càng được nâng cao, hay nói một cách khác là việc làm của người lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn ngày càng nhiều hơn, người lao động có nhiều việc làm hơn, thời gian nhàn rỗi không có việc làm giảm đi.
Qua bảng 2.12 chúng ta nhận thấy, thời gian lao động của người lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn được nâng cao năm sau cao hơn năm trước. Năm 2000: 74,16%, năm 2001: 71,26%, năm 2002: 75,42%, năm 2003: 77,65%, năm 2004 đạt 79,10%. Đặc biệt tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu
vực nông thôn thuộc các vùng có tốc độ đô thị hóa cao đạt được cao hơn so với bình quân chung cả nước, đây là một dấu hiệu rất đáng phấn khởi cho người lao động (khu vực đồng bằng sông Hồng tỉ lệ này đạt ở mức 80,21%, Đông Nam Bộ: 81,34%; Tây Nguyên: 80,60%). Tuy thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn được nâng cao, việc làm cho người lao động được tạo ra nhiều hơn (trong toàn xã hội mỗi năm tạo ra hơn 1 triệu chỗ làm mới, riêng năm 2004 tạo ra 1,5 triệu chỗ làm mới - như đã nêu ở phần trên) nhưng thời gian lao động của người lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn chưa được sử dụng còn khá cao nếu tính số tương đối là
20,9%, tính bằng số tuyệt đối sẽ là gần
7 triệu người (6.756.838 người) tương đương với gần hơn 2 triệu hộ gia đình nông dân một con số không nhỏ. Trong khi hàng năm lại mất đi hàng chục ngàn ha đất canh tác, hàng trăm ngàn người rơi vào cảnh mất đất sản xuất, không có công ăn việc làm.
Do tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động nông nghiệp có xu hướng gia tăng, do chênh lệch mức sống vật chất, tinh thần giữa nông thôn và thành thị lớn đã dẫn đến tình trạng từng dòng người lũ lượt bỏ làng quê, thậm chí bỏ cả sản xuất nông nghiệp đổ xô ra các đô thị, các khu công nghiệp tìm kiếm việc làm, tìm kiếm cơ hội làm giàu. Các xóm liều, phố liều gia tăng ở các đô thị, khu công nghiệp, tình trạng cơ sở hạ tầng của các đô thị quá tải nảy sinh các vấn đề về môi trường, mâu thuẫn xã hội gia tăng... giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là người lao động nông nghiệp hiện nay là một vấn đề cấp bách không phải chỉ là nhiệm vụ của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, hay của các địa phương mà đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta.
Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động nông nghiệp hiện nay chủ yếu tập trung ở một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Thiếu vốn: người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thường nghèo, thiên tai, hạn hán lũ lụt lại thường xuyên xảy ra, năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất không cao, thu nhập của người lao động nông nghiệp thấp, do vậy, người lao động nông nghiệp khó có thể tạo việc làm mới cho chính mình (muốn tạo ra một chỗ lao động mới trong lĩnh vực nông nghiệp cần tới 15 triệu đồng; một chỗ làm mới trong lĩnh
vực công nghiệp lại cần tới 20-50 triệu đồng). Hiện nay, nhà nước đã ban hành chính sách tín dụng có nhiều ưu đãi cho người nông dân: cho vay không cần thế chấp tới mức 30 triệu đồng/ hộ nông dân, nhưng trong thực tế chỉ một số ít hộ gia đình nông dân mạnh dạn vay vốn với lượng lớn để thực hiện các dự án kinh tế (phát triển kinh tế trang trại, nuôi trồng thủy sản...) còn lại đại đa số các hộ gia đình nông dân lại không dám vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh bởi vì một mặt họ không biết làm gì, mặt khác họ sợ không trả nợ được ngân hàng...
Trong những năm qua, một bộ phận những người nông dân rơi vào cảnh bị thu hồi một phần hoặc thu hồi toàn bộ đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa, họ được đền bù một khoản tiền khá lớn nhưng họ đã sử dụng khoản tiền này kém hiệu quả, phần dùng để đầu tư phát triển sản xuất, tìm và tạo việc làm mới thấp. Vì vậy đã ảnh hưởng rất lớn tới việc làm của người lao động nông nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm gia tăng sau khi bị mất đất do đô thị hóa (như đã phân tích ở phần 2.1.2 ở trên).
- Trình độ của người lao động thấp. Trình độ của người lao động nông nghiệp nước ta hiện nay rất thấp (bảng 2.9), ý thức tác phong công nghiệp hóa của người lao động nông nghiệp thấp... Trong khi thời đại ngày nay là thời đại của khoa học công nghệ, thời đại của nền kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa, của liên kết kinh tế, của hội nhập kinh tế quốc tế; sự hỗ trợ về mọi mặt của Chính phủ các cấp các ngành (thông tin về khoa học công nghệ, về thị trường tiêu thụ sản phẩm...) với người lao động nông nghiệp chưa nhiều, hiệu quả thấp. Đã làm cho sản xuất của người nông dân không đáp ứng được với yêu cầu của thị trường, lợi thế không được khai thác, năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp thấp, sản xuất không phát triển được - điều đó đã làm cho khả năng tạo việc làm mới cho người lao động nông nghiệp giảm.
- Trình độ khoa học công nghệ thấp. Việt Nam là một nước đang phát triển từ một quốc gia nông nghiệp đi lên, Đảng, Chính phủ, các ngành các cấp và người lao động đều nhận thức được vai trò của khoa học công nghệ với sự phát triển nền kinh tế, với việc nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm với tạo việc làm cho người lao động, nhưng vì nhiều lẽ (thiếu vốn, trình độ của người lao động, cơ sở hạ
tầng...) mà trình độ khoa học công nghệ trong các ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp chưa được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của sản xuất, của thị trường. Chính vì trình độ khoa học công nghệ thấp, nên người lao động không nắm bắt, xử lý tốt các thông tin thị trường, không khai thác có hiệu quả các nguồn lực (tài nguyên...) năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao, chất lượng thấp... năng lực cạnh tranh thấp, sản xuất không phát triển được - do đó không tạo được việc làm mới cho người lao động. Thậm chí, do sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp giảm mà thị trường và thị phần của sản phẩm nông nghiệp bị co lại, làm cho không những không tạo ra được chỗ làm mới mà đến chỗ làm đã có của người lao động nông nghiệp cũng khó có thể duy trì. Đây là những vấn đề đòi hỏi các nhà quản lý phải hết sức quan tâm, sớm có biện pháp khắc phục.
- Mất đất do đô thị hóa, như đã phân tích ở phần 2.1.2 đô thị hóa đang diễn ra một cách rất mạnh mẽ ở nước ta hiện nay, hàng năm có tới hơn chục nghìn ha đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng, đẩy hàng chục thậm chí lên tới hàng trăm ngàn người lao động nông nghiệp rơi vào cảnh không có đất để sản xuất kinh doanh, mặc dù đô thị hóa tạo nhiều cơ hội về việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông nghiệp, nhưng do nhiều lý do cả về chủ quan lẫn khách quan, cả về phía nhà nước lẫn phía những người lao động nông nghiệp mà thực tế là tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động nông nghiệp tăng lên, làm cho sức ép về việc làm cho lao động nông nghiệp đã căng thẳng, nay lại càng căng thẳng hơn, buộc Đảng, Chính phủ, các cấp các ngành và chính bản thân những người lao động phải sớm tìm ra hướng giải quyết.
Ngoài ra, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động nông nghiệp nói riêng của lao động toàn xã hội nói chung còn xuất phát từ một nguyên nhân có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề này là xuất phát điểm của nền kinh tế đất nước thấp, phân công lao động trong nông nghiệp nói riêng, và trong toàn xã hội nói chung rất thấp dẫn đến việc nền kinh tế kém phát triển, hiệu quả đầu tư thấp, tình trạng lãng phí, sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực... đã làm cho sức hút của nền kinh tế thấp, không đáp ứng được yêu cầu giải quyết việc làm cho người lao động. Mặt khác, hiện nay việc xuất khẩu lao động đang được nhiều quốc gia có lợi thế về lao động quan tâm, yêu cầu về chất lượng của lao động ngày càng được nâng cao, trong khi lao động nông nghiệp của chúng ta chất lượng
thấp, đây cũng là một trở lực rất lớn làm cho thị trường xuất khẩu lao động của nước ta co lại, gây không ít khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nước ta nói chung, người lao động nông nghiệp nói riêng.