đang ở mức báo động.
+ Quản lý đô thị nhìn chung vẫn chưa tốt, chưa làm chủ được tình hình phát triển đô thị. Nhận thức quan niệm về quản lý nhà nước về đô thị chưa được đổi mới, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển đô thị. Tình trạng đô thị phát triển lộn xộn, dọc các trục quốc lộ, không theo quy hoạch còn khá phổ biến, chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu, kịp thời. Quy hoạch chi tiết đô thị còn nhiều yếu kém. Các chính sách, biện pháp cơ chế tạo vốn và tạo điều kiện phát huy sức mạnh của cộng đồng vào mục đích xây dựng đô thị còn thiếu. Các thủ tục hành chính trong giao đất, cấp phép xây dựng và thẩm định các dự án đầu tư còn nhiều phiền hà, phân công, phân cấp trong quản lý xây dựng đô thị còn chồng chéo, năng lực của chính quyền đô thị còn kém, các tồn tại lịch sử trong quản lý nhà và đất đô thị chậm được giải quyết đang là trở ngại lớn cho việc thiết lập lại trật tự kỷ cương và tạo nguồn lực phát triển đô thị.
2.1.2. ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới việc làm của lao động nông nghiệp nghiệp
Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ việc làm của người lao động trong nông nghiệp với các đô thị
Quá trình đô thị hóa nước ta từ sau năm 1986 đến nay đã phát triển khá mạnh mẽ, khối lượng xây dựng (đặc biệt là cơ sở hạ tầng) rất lớn - có thể nói bằng cả mấy chục năm trước đây cộng lại. Mặc dù quá trình đô thị hóa ở nước ta vẫn còn nhiều điểm cần
Nông
Đô thị
tiếp tục khắc phục, hoàn thiện nhưng nói chung đã có những tác động tích cực đối với quá trình phát triển đổi mới CNH, HĐH đất nước.
Các đô thị, trung tâm kinh tế chính trị - xã hội ra đời và phát triển mạnh mẽ, xâm nhập vào nông nghiệp nông thôn, đã tạo ra sự biến đổi toàn diện xã hội nông thôn, thúc đẩy quá trình phát triển của phân công lao động xã hội trong các làng quê, thúc đẩy quá trình phân công lao động trong nông nghiệp, nông thôn thay đổi cách thức, điều kiện làm việc của người lao động trong nông nghiệp.
Tuy nhiên quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra mang tính không đều, tập trung chủ yếu ở một số vùng, địa phương như đã nêu ở phần trên, đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta cũng diễn ra không đều giữa các địa phương, hiệu quả của việc đầu tư không cao (đầu tư dàn trải làm kéo dài thời gian thực hiện dự án; tình trạng lãng phí tham nhũng khá phổ biến,...) đang là những rào cản làm chậm quá trình phát triển nền kinh tế, quá trình đô thị hóa đồng thời cũng là những cản trở tới việc làm cho lao động xã hội nói chung, lao động nông nghiệp nói riêng ở nước ta.
Sự xuất hiện các đô thị, các trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội ngay trong lòng các làng quê, trong lòng nông nghiệp, nông thôn đã gây tác động mạnh mẽ tới lao động, việc làm của người lao động nông nghiệp nước ta hiện nay.
* Tác động trực tiếp:
- Hàng năm sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống đô thị nước ta đã lấy đi gần 10.000 ha đất canh tác. Điều đáng lưu ý là đất canh tác bị mất đi đều là những đất có chất lượng tốt và rất tốt đối với sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người ở nông thôn nước ta hiện nay rất thấp (năm 2000 tính bình quân đạt: 0,15876 ha/người, năm 2001: 0,15844 ha/ người, năm 2002: 0,15755 ha/ người, như vậy, hàng năm chính quá trình đô thị hóa đã đẩy hơn 63.000 người dân ở nông thôn rơi vào cảnh không có đất để ở, để hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh sống. Với một đất nước chưa phát triển như nước ta sức ép về lao động và việc làm hàng năm là rất lớn nay lại phải đối mặt với một thực trạng của quá trình đô thị hóa, người dân mất đất không có
điều kiện làm việc lớn đến như vậy, quả thật là gánh nặng đã nặng rồi nay còn nặng hơn - vấn đề này đòi hỏi các nhà quản lý phải sớm giải quyết.
Từ thực trạng khảo sát 1.402 hộ gia đình với 42.092 người trong đó có 23.746 người lao động trong độ tuổi thuộc diện bàn giao đất cho đô thị hóa của 33 xã, phường và 6 huyện thành phố Hải Dương năm 2004 (một điểm rộng của đô thị hóa phía Bắc hiện nay), chúng ta nhận thấy tình hình biến động đất đai rất lớn.
Bảng 2.3: Diện tích đất của các hộ gia đình
Đơn vị tính: ha Tên địa bàn D. tích đất TP Hải Dương H. Cẩm Giàng H. Bình Giang H. Nam Sách H. Kim Thành H.Chí Linh Tổng số - Diện tích đất trước khi thu hồi 840,850 274.336 104.273 267,447 282,849 222,717 1.992,47 - DT đất nhà thu hồi 583,915 103,639 34.664 93,954 221,843 123,756 1.184,77 1 - DT đất còn lại
sau khi thu hồi con số
256,935 143,697 69.604 173,493 61,004 98,961 803,644
% thu hồi so
trước thu hồi 69,44 47,62 33,24 35,13 48,43 55,57 59,66
Nguồn: Số liệu điều tra của tỉnh Hải Dương
Như vậy bình quân chung của tỉnh Hải Dương đất đai nhà nước huy động chuyển quyền sử dụng rất lớn lên tới 59,66% trong đó có huyện Kim Thành 78,43% thành phố Hải Dương 69,44% và huyện Chí Linh 55,57% việc thu hồi đất nông nghiệp trực tiếp ảnh hưởng tới việc làm của người lao động nông nghiệp ở các địa phương.
Theo số liệu điều tra trực tiếp về việc làm của 11.402 hộ bàn giao đất cho đô thị hóa ở tỉnh Hải Dương tại bảng 2.3. Chúng ta nhận thấy rất rõ ở nơi nào mất đất càng nhiều (nhà nước thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng) thì tỷ lệ người lao động thiếu việc làm và thất nghiệp càng gia tăng, số người đủ việc làm giảm sút. Trước lúc bàn giao đất 74,15% lao động có việc làm, sau khi thu hồi đất số người đủ việc làm chỉ còn lại 49,62% so với tổng số người lao động (đặc biệt như huyện Chí Linh số người đủ việc làm trước khi thu hồi đất 74,94% nhưng sau khi thu hồi đất số người đủ việc làm chỉ còn lại 21,93%, số người thiếu việc làm và chưa có việc làm gia tăng một cách mạnh mẽ, trước lúc thu hồi đất tỷ lệ người lao động nông nghiệp thiếu việc làm: 15,84%, tỷ lệ người chưa có việc làm 10,01% nhưng sau khi thu hồi đất tỷ lệ người thiếu việc làm lên tới 35,80% gấp hơn2 lần so với trước lúc thu hồi đất, tỷ lệ người chưa có việc làm: 14,58% gấp 1,5 lần so với trước khi thu hồi đất.
Biểu đồ 2.1: Tình trạng việc làm trước và sau khi bàn giao đất
Nguồn: Số liệu điều tra của tỉnh Hải Dương
- Do đô thị hóa, người dân mất đất, nhưng lại được đền bù một khoản tiền khá lớn, với tiền đền bù này đã giúp cho rất nhiều gia đình nông dân thực hiện việc đầu tư, đổi mới ngành nghề, tạo công ăn việc làm mới nâng cao thu nhập, ổn định, cải thiện đời sống. Tuy
14.5815.80 15.80 49.62 Ch a cã viÖc lµm ThiÕu viÖc lµm § ñ viÖc lµm 10,01 74,15 15,84 Ch a cã viÖc lµm ThiÕu viÖc lµm § ñ viÖc lµm
Trước khi thu hồi đất
Sau khi thu hồi đất
nhiên cũng không ít gia đình nông dân lại rơi vào tình trạng trước đây nghèo khó, thiếu thốn đủ thứ, nay nhờ quá trình đô thị hóa, tuy mất đất nhưng lại được một khoản tiền lớn, và thế là họ tìm cách thỏa mãn những khát khao bấy lâu nay vẫn bị dồn nén. Họ dùng tiền đền bù trước hết là xây nhà, sau đó mua sắm tiện nghi phục vụ cho sinh hoạt gia đình và bản thân, phần còn lại họ không dùng vào việc tìm kiếm việc làm, hay đầu tư phát triển một ngành nghề gì đó mà họ lao vào ăn chơi, nghiện hút trả thù cho lúc họ nghèo khó không có tiền, đến khi nghĩ lại thì họ trở về với bàn tay trắng. Đây là một thực tế rất đau lòng đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở các làng quê Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là một hậu quả của một cách làm thiếu chín chắn, thiếu khoa học của Chính phủ và những nhà quản lý. Chúng ta chưa có một kế hoạch đầy đủ cho vấn đề này, từ việc giá cả đền bù, cấp đất tái định cư và quan trọng hơn là phải cho họ một nghề thích hợp, hướng dẫn, tạo điều kiện cho họ đứng vững và phát triển trong điều kiện mới. Những hậu quả và thiếu sót này phải sớm được khắc phục.
Qua điều tra ở 11.402 hộ thuộc diện bàn giao đất cho đô thị hóa ở Hải Dương về sử dụng tiền đền bù của nhà nước qua bảng 2.5. chúng ta nhận thấy:
Bảng 2.5: Việc sử dụng tiền đền bù của nhà nước
Đơn vị tính: % ST T Tên địa bàn Đầu tư SXKD nông nghiệp Đầu tư SXKD phi nông nghiệp Học nghề Mua sắm đồ dùng sinh hoạt Xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở Chi khác 1 TP Hải Dương 2,76 39,04 7,47 4,43 18,22 28,08 2 Huyện Cẩm Giàng 1,57 38,03 2,86 14,50 24,22 18,77 3 Huyện Nam Sách 0,02 35,35 15,74 19,36 20,63 8,90 Toàn tỉnh 1,45 37,49 8,69 12,76 21,02 18,59
Nguồn: Số liệu điều tra tỉnh Hải Dương.
Sau khi có được khoản tiền đền bù khá lớn các hộ gia đình nông dân đã dùng tới 53,8% vào các việc: mua sắm đồ dùng sinh hoạt, sửa chữa nhà cửa và dùng vào các mục đích đầu tư cho sản xuất kinh doanh, học nghề, tuy nhiên điều đáng phấn khởi là ở hầu hết các gia đình đã dành ra trên 1/3 khoản tiền này cho phát triển các ngành phi nông nghiệp. Tuy nhiên, khoản tiền chi phí cho học nghề lại quá thấp trong khi số người trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo tại Hải Dương ở khu vực nông thôn có đất bàn giao hiện đang rất thấp(chiếm 5,54% so với tổng số người lao động).
Rõ ràng cơ cấu chi tiêu tiền đền bù của nhà nước của người dân như vậy là chưa hợp lý với mục tiêu giải quyết việc làm mới cho người lao động nông nghiệp bị thu hồi đất, gây ảnh hưởng rất lớn tới việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nông nghiệp ở khu vực này. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho tỉ lệ lao động thất nghiệp,
thiếu việc làm của những người lao động nông nghiệp sau khi bàn giao đất cho nhà nước tăng cao hơn nhiều so với trước lúc bàn giao [35].
- Đô thị xuất hiện và ngày càng phát triển làm cho "cầu" về lao động tăng, nhiều ngành nghề mới ra đời tạo khả năng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nông nghiệp, trực tiếp là những người mất đất do đô thị hóa, cũng như cho lao động xã hội. Với sự phát triển của các nhà máy, khu công nghiệp, các trung tâm văn hóa - khoa học kỹ thuật,... đòi hỏi một lượng lao động lớn - tuy nhiên như đã phân tích ở phần đầu của luận văn - lao động trong các đô thị và các khu công nghiệp phần lớn là lao động có kỹ thuật có tay nghề cao, tuy nhiên bên cạnh những ngành nghề đó, đô thị cũng mở ra rất nhiều yêu cầu khác đặc biệt là về các lĩnh vực dịch vụ, người lao động ở mọi cấp độ đều có thể làm được như: dịch vụ ăn uống, vận chuyển, cắt tóc, gội đầu,...
Bảng 2.6: Cơ cấu ngành kinh tế
Thời kỳ Vị trí số 1 Vị trí số 2 Vị trí số 3 1960 - 1959 (Miền Bắc) Nông nghiệp 38 - 51% Dịch vụ 29 - 33% Công nghiệp 28 - 32% 1960 - 1975 Miền Bắc Miền Nam NN: 29,1 - 30,9% Dịch vụ: 49,7 - 56,2% CN: 32,1 - 36,8% NN: 34,5-36,4% Dịch vụ: 29,1-30,9% CN: 14,5-19,3% 1976 - 1991 Nông nghiệp 34,8 - 37,8% Công nghiệp 32,1 - 36,4% Dịch vụ 26,6 - 32,3% 1992 - 1993 Dịch vụ 38,8% Nông nghiệp 33,9% Công nghiệp 27,3% 1994 - 2000 Dịch vụ 39,3 - 43,7% Công nghiệp 28,8 - 36,2% Nông nghiệp 24,5 - 26,1%
2001 - 2004 Công nghiệp 36,73% - 39,94% Dịch vụ 38,23 - 38,73% Nông nghiệp 21,83 - 24,54% Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Mặt khác, đô thị xuất hiện, các nhà máy phát triển cũng làm cho "cầu" về nguyên vật liệu, "cầu" về nông sản phẩm (lương thực thực phẩm) tăng. Để đáp ứng yêu cầu này đòi hỏi quanh các đô thị và khu công nghiệp phải xây dựng, phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, các vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện mở rộng, phát triển chính bản thân ngành nông nghiệp, tạo nhiều việc làm cho người lao động nông nghiệp. Đô thị phát triển, công nghiệp phát triển cung cấp tư liệu sản xuất, tiến bộ khoa học công nghệ, hỗ trợ vốn,... cho nông nghiệp, cho người lao động, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung trên quy mô lớn CNH, HĐH, thu hút nhiều lao động.
- Nhờ đô thị hóa, cơ cấu nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực, theo hướng tiến bộ, thúc đẩy nền kinh tế phát triển tạo cơ hội tăng việc làm cho người lao động.
Qua bảng 2.6 chúng ta nhận thấy: Tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã gia tăng một cách khá rõ nét vào các năm 1992-2000 ngành dịch vụ đã phát triển mạnh mẽ, vươn lên vị trí hàng đầu trong nền kinh tế (chiếm 38,8% vào năm 1992- 1993, 39,3% lên 43,7% vào giai đoạn 1994-2000) công nghiệp vươn lên từ 28,8% - 36,2% giai đoạn 1994-2000 lên mức 36,73% - 39,94% giai đoạn 2001-2004; Tạo nhiều công ăn việc làm cho những người lao động. Trong giai đoạn 2001-2004 ngành dịch vụ có xu hướng chững lại và nhường vị trí số một cho công nghiệp, đây là một vấn đề đòi hỏi Chính phủ, các ngành các cấp liên quan cần tiếp tục nghiên cứu, tìm biện pháp khắc phục (xu thế của thế giới ngành dịch vụ phát triển rất mạnh mẽ, nhiều quốc gia tỉ lệ đóng góp của ngành dịch vụ cho nền kinh tế lên tới mức 70-80%).
Điều đó cũng thể hiện rõ nét trong cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ chỉ chiếm 16,3%, đặc biệt từ sau khủng
hoảng kinh tế khu vực, dòng vốn này vẫn chưa phục hồi đáng kể, cơ chế thu hút vốn vào lĩnh vực này còn chưa đồng bộ, thiếu rõ ràng, thiếu thông thoáng, thậm chí mới dừng ở mức thí điểm. Bên cạnh đó, sự tham gia của khu vực tư nhân trong đầu tư và cung ứng dịch vụ hạ tầng còn ít ỏi và nhiều hạn chế. Đây chính là rào cản lớn nhất đối với đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ.
Việc ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, các ngành đòi hỏi vốn đầu tư và tay nghề của người lao động không cao đã góp phần lớn vào việc phát triển nền kinh tế đất nước, tạo nhiều việc làm mới thu hút lao động của xã hội.
- Nhờ đô thị hóa cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, kinh tế đô thị phát triển, tạo điều kiện cho người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm. Hàng năm Chính phủ đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để đầu tư phát triển (năm 2000: 153.333,0 tỷ năm 2001: 163.543,0 tỷ; năm 2002: 193.098,5 tỷ, năm 2003 đạt 219.675 tỷ đồng). Đặc biệt là từ năm 2001 đến nay vốn đầu tư phát triển được tăng mạnh, vốn đầu tư phát triển bình quân của giai đoạn 2001 đến nay đạt gần 200.000 tỉ đồng/năm, bằng 159% mức bình quân mỗi năm trong kế hoạch 5 năm: 1996 - 2000. Nếu tính theo giá so sánh 1994 thì tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển bình quân mỗi năm giai đoạn 2001 đến nay đạt 13% điểm đáng chú ý là, trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển tỷ trọng đóng góp của khu vực ngoài