Các vụ tranh chấp thương hiệu khác

Một phần của tài liệu Luận văn - Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 71 - 73)

I. Một số điểm cần lư uý đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành

1.4 Các vụ tranh chấp thương hiệu khác

Nhìn vào nhãn hiệu Bia Sài Gòn, mọi người dân Việt Nam và du khách nước ngoài từng đến Việt Nam và thưởng thức qua loại bia này đều biết đó là sản phẩm của công ty Bia Sài Gòn. Thế nhưng, hãy dè chừng vì sang Mỹ lại không phải thế. Nhãn hiệu Bia Sài Gòn thuộc sở hữu của công ty Heritage Beverage Company Inc. - một Công ty Mỹ 100% và chẳng có bất cứ liên hệ nào với công ty Bia Sài Gòn. Nếu công ty Bia Sài Gòn muốn bán bia Sài Gòn trên đất Mỹ thì họ phải xin phép Heritage Beverage Company Inc. vì nhãn hiệu Bia Sài Gòn đã được Công ty này đăng ký với cơ quan chức năng của Mỹ và được bảo hộ.

Nhiều nhãn hiệu đã thành danh ở Việt Nam như Vĩnh Hảo, Saigon

Export... đã bị các công ty Mỹ “hớt tay trên” đăng ký bảo hộ trên thị trường

Mỹ. Các sản phẩm của những công ty này nếu muốn vào thị trường Mỹ buộc phải xin phép các công ty Mỹ!

Ngành dệt may, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hiện có nhiều thương hiệu nổi tiếng đã bị mất trên thị trường Mỹ. Ông Nguyễn Đình Tường, Phó Tổng giám đốc Công ty may Việt Tiến cho biết, các nhãn hiệu VTEC của Công ty may Việt Tiến cũng như các nhãn hiệu khác của các công ty trong ngành như May 10, Dệt Thành Công, Dệt Phong Phú... sẽ khó giữ được “nguyên bản” như vẫn đang gọi tại thị trường Việt Nam nếu muốn xuất khẩu sang Mỹ. Nguyên do là nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam đang bán được hàng vào thị trường Mỹ đã được những công ty có đầu óc nhạy bén với thị trường đăng ký sở hữu với các cơ quan chức năng của Mỹ theo luật pháp Mỹ. Hơn thế nữa, các nhãn hiệu này đang được những người chủ sở hữu rao bán trên mạng công khai mà đích nhằm tới chẳng phải ai xa lạ mà chính là những doanh nghiệp sinh ra nhãn hiệu đó nhưng chậm làm “giấy khai sinh”. Nếu muốn chuộc lại thương hiệu, có lẽ Công ty may Việt Tiến phải mất đến 450.000 USD, Dệt Thành Công bỏ ra khoảng 230.000 USD, Dệt Phong Phú

cũng chừng 300.000 USD. Việt Tiến đang chi khoảng 4500 USD cho việc đăng ký hàng loạt các nhãn hiệu của mình tại thị trường Mỹ. Hiện công việc đang tiến triển tốt và việc đăng ký sở hữu công nghiệp sẽ có tác dụng hỗ trợ mạnh mẽ cho xúc tiến đưa hàng Việt Tiến vào thị trường Mỹ nhiều hơn.

Dù đã được chuẩn bị khá kỹ lưỡng, Vinamilk vẫn phải lao vào cuộc kiện tụng ở cả tòa trong nước và nước ngoài vì tranh chấp với một đối tác nước ngoài trong vấn đề bản quyền nhãn hiệu trên một số sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ và đã mất khoảng 20.000 USD để lấy lại thương hiệu của mình.

Những thành viên của Hội nước mắm Phú Quốc đi tới nhiều siêu thị trên đất Mỹ đã không khỏi kinh ngạc trước sự tràn ngập sản phẩm nước mắm mang nhãn hiệu Phú Quốc. Chỉ có điều đó là nước mắm Phú Quốc... của Thái Lan! Từ tháng 2/1998, nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc đã bị công ty Kim Seng tại California đăng ký và được công nhận vào tháng 5/1999. Chủ tịch Hội sản xuất nước mắm Phú Quốc Nguyễn Thị Tịnh cho biết: “ Với sự hỗ trợ của văn phòng quốc gia liên ngành rượu cognac Pháp, chúng tôi đang hoàn tất các thủ tục bảo hộ ở Pháp. Sau đó nước mắm Phú Quốc sẽ đăng ký bảo hộ ở EU & Mỹ”.

Từ các vụ tranh chấp thương hiệu nêu trên đã chứng tỏ Hoa Kỳ là một thị trường hoàn toàn mới mẻ với hệ thống pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá khá phức tạp đã khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Luận văn - Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w