Giai đoạn từ năm 1975 đến

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang docx (Trang 39 - 41)

- Trung Quốc:

2.2.1.Giai đoạn từ năm 1975 đến

Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, tỉnh Kiên Giang thực hiện Chỉ thị 43 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định 118 của Chính phủ, đã tiến hành điều chỉnh lại ruộng đất, trang trại, đất đai cho các hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất để sản xuất. Trên cơ sở đó tỉnh đã tiến hành quy hoạch lại sản xuất, đẩy mạnh khai hoang, phục hóa, thâm canh, tăng vụ. Đồng thời chuẩn bị mọi mặt để tiến hành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa.

Nhìn chung qua chủ trương và việc làm trên, hầu hết bà con nông dân, nhất là tầng lớp nông dân nghèo không đất sản xuất rất phấn khởi và tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã đề ra Nghị quyết và chỉ ra mục tiêu là: phấn đấu đến năm 1980 phải hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam. Sau đó là Chỉ thị 15 của Ban Bí thư, Chỉ thị 57 của Bộ Chính trị đã cụ thể hóa nghị quyết Trung ương IV, từ năm 1978 đến cuối năm 1980 phong trào hợp tác hóa trong nông nghiệp được đẩy mạnh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Lúc đầu tỉnh chủ trương tiếp tục điều chỉnh và trang trải lại ruộng đất, đồng thời gắn với việc tổ chức thí điểm phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp theo mô hình tập thể hóa tư liệu sản xuất ở từng huyện trong tỉnh chỉ đạo phải lấy từ 1 đến 2 xã để thí

điểm và tổ chức bằng nhiều hình thức từ thấp đến cao như: tổ vần đổi công, tổ đoàn kết sản xuất, tập đoàn sản xuất và hợp tác xã.

Với khí thế phấn khởi và tinh thần nhiệt tình của quần chúng, nhiều đơn vị kinh tế hợp tác đã ăn nên làm ra, đã có nhiều cố gắng thể hiện được những tấm gương điển hình trong toàn tỉnh, về tăng năng suất lao động về thu nhập và nâng cao đời sống của bà con nông dân.

Tính đến năm 1980 toàn tỉnh đã xây dựng được 2.564 tập đoàn sản xuất, trong những năm đầu các tập đoàn này được sự giúp đỡ và hỗ trợ của Nhà nước về nhiều mặt như thủy lợi, cơ giới, giống, thuốc trừ sâu và nguồn vốn... cho nên phong trào lúc đó có phát huy những mặt tác dụng tích cực.

Tuy nhiên, đến năm 1979 phong trào hợp tác hóa giảm sút, có nhiều tổ chức bị tan rã. Sở dĩ có tình hình trên là vì trong quá trình tổ chức thực hiện chúng ta mắc phải những sai lầm thiếu sót như: chủ quan nóng vội, muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội, làm sai với những điều mà nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin đưa ra như: thiếu dân chủ đối với nông dân, gò ép cưỡng bức họ vào các tập đoàn sản xuất, phân phối sản phẩm thiếu bình đẳng, xây dựng quan hệ sản xuất quá cao trong khi tính chất và trình độ lực lượng sản xuất ở mức thấp, không năm được đặc điểm và tâm lý của tầng lớp trung nông Nam Bộ.

Bên cạnh nông nghiệp, trong lĩnh vực công nghiệp tỉnh cũng đã tổ chức các loại hình kinh tế hợp tác như: tổ đoàn kết sản xuất, tổ hợp tác sản xuất hoặc hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu ở các ngành như dệt chiếu, cơ khí sửa chữa, giao thông vận tải và xây dựng...

Trong lĩnh vực phân phối lưu thông, bên cạnh mạng lưới thương nghiệp quốc doanh tỉnh cũng đã xây dựng được 120 hợp tác xã mua bán và nhiều điểm đại lý bán lẻ, đưa hàng hóa đến tận người tiêu dùng, thành lập các quỹ tín dụng nhân dân và tổ tín dụng ở các huyện. Lúc đầu các tổ chức phát huy tốt tác dụng như: thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho sản xuất đời sống, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nông nghiệp.

Nhưng càng về sau các tổ chức này lâm vào tình trạng vỡ nợ, phá sản, một số khác hoạt động kém hiệu quả, hoạt động cầm chừng, không có khả năng thanh toán, hoàn trả vốn cổ phần khiến cho nhân dân có sự bất bình và thiếu tin tưởng vào kinh tế hợp tác.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang docx (Trang 39 - 41)