0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Phát triển kinh tế hợp tác là yêu cầu bức xúc nhằm khai thác có hiệu quả cao tiềm năng nông nghiệp ở Kiên Giang

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH KIÊN GIANG DOCX (Trang 35 -37 )

- Trung Quốc:

1.4.4. Phát triển kinh tế hợp tác là yêu cầu bức xúc nhằm khai thác có hiệu quả cao tiềm năng nông nghiệp ở Kiên Giang

quả cao tiềm năng nông nghiệp ở Kiên Giang

Tiềm năng nông nghiệp của tỉnh rất lớn và đa dạng với gần 400.000ha đất sản xuất nông nghiệp, 140.000 ha đất lâm nghiệp, 200 km bờ biển, thời tiết khí hậu thuận lợi có khả năng phát triển một nền nông nghiệp toàn diện phong phú với nhiều loại cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản; có ưu thế về nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và mở rộng ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống nông dân. Đặc biệt là tỉnh có nhiều vùng sinh thái đặc thù, đa dạng: đồng bằng, rừng núi, biển đảo, với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử là điều kiện thuận lợi mở ra nhiều loại hình du lịch phong phú.

Với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, nông nghiệp tỉnh Kiên Giang có lực lượng lao động dồi dào (trên 600.000 người), đa số có truyền thống lao động cần cù sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, nắm bắt khoa học kỹ thuật, một bộ phận nhanh nhạy chuyển đổi cơ cấu sản xuất thích ứng với nền kinh tế thị trường.

Với tiềm năng nông nghiệp to lớn, nếu được tập trung đầu tư khai thác, phát huy đúng mức sẽ tạo ra bước phát triển mới trong kinh tế nông nghiệp, thay đổi nhanh bộ mặt nông thôn, nâng cao mức sống của nông dân.

Sau ngày miền Nam giải phóng đến nay, nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, ở mỗi giai đoạn đều đạt được những kết quả nhất định.

- Từ năm 1975 đến năm 1978, nhân dân về lại ruộng vườn cũ, ổn định cuộc sống. Với thành quả cách mạng đem lại, một bộ phận nông dân được Đảng, Nhà nước chia cấp trang trải ruộng đất. Sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ này còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, chủ yếu độc canh một vụ lúa mùa, năng suất thấp. Cơ sở vật chất kỹ thuật ở nông thôn hầu như chưa có gì do hậu quả của chiến tranh tàn phá nặng nề.

- Từ năm 1978 đến năm 1988, toàn tỉnh tập trung xây dựng quan hệ sản xuất mới đối với nông nghiệp. Nông nghiệp ở giai đoạn này phát triển chậm, đất đai bị xáo trộn, sản xuất lương thực có lúc bị sụt giảm nghiêm trọng, nhưng nhờ có Chỉ thị 100 khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động, nông nghiệp bắt đầu khôi phục và phát triển. Tuy cải tạo quan hệ sản xuất cũ xây dựng quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp có nhiều sai lầm khuyết điểm, nhưng đã đem lại một số thành tựu quan trọng; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu phục vụ sản xuất như hệ thống thủy lợi, cải tạo mặt bằng đồng ruộng, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, từng bước xóa bỏ tập quán sản xuất quảng canh một vụ lúa mùa năng suất thấp, thúc đẩy phong trào thâm canh, tăng vụ, mở rộng diện tích sản xuất rộng khắp trong tỉnh.

- Từ năm 1988 đến nay, là giai đoạn thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng. Trong nông nghiệp, thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị lấy hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài, đã tạo động lực to lớn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ bình quân 7%/năm. Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích cây công nghiệp, cây ăn trái, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; đồng thời đã hình thành một số vùng sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như mía, khóm và lúa xuất khẩu.

Tuy nhiên, với một tỉnh có tiềm năng nông nghiệp lớn, những thành tựu đạt được thời gian qua còn rất khiêm tốn. Nên nông nghiệp Kiên Giang chủ yếu mới là thâm canh lúa (sản xuất lúa chiếm tỷ trọng 80-87% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp). Nhiều tiềm năng nông nghiệp lớn chưa được khai thác: cả tỉnh hiện còn 7.700 ha đất hoang hóa và sản xuất chưa ổn định, gần 25.300 ha đất vườn tạp chưa được cải tạo, lao động chưa có

hoặc thiếu việc làm nhiều. Ngay sản lượng lúa tuy rất cao (trên 2 triệu tấn, bình quân lương thực đầu người 1369 kg) nhưng chưa hình thành được vùng lúa chất lượng cao cho xuất khẩu... Một trong những nguyên nhân của tình hình trên là phong trào hợp tác ở Kiên Giang còn chưa thật sự phát triển.

Để khai thác với hiệu quả cao nhất tiềm năng của tỉnh, phát huy những thành tựu đạt được, phải tiếp tục đẩy nhanh nông nghiệp Kiên Giang theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa nhiều thành phần. Do vậy, phát triển kinh tế hợp tác nòng cốt là hợp tác xã vẫn là nhu cầu bức xúc ở Kiên Giang.

Tóm lại: với sự chỉ dẫn của các nhà kinh điển, các nhà kinh tế học về kinh tế hợp tác, với những kinh nghiệm thực tiễn thành công và không thành công về xây dựng, phát triển kinh tế hợp tác ở một số nước trên thế giới, những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước trong chỉ đạo thực tiễn ở Việt Nam, chúng ta đã xác định được những nội dung chủ yếu của kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã ở Việt Nam theo nhận thức mới, đồng thời qua đó cũng thấy rõ việc đẩy mạnh kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã trong nông nghiệp là cực kỳ bức xúc để đưa nông nghiệp trở thành nền nông nghiệp hàng hóa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Chương 2

Thực trạng kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Tỉnh kiên giang từ đổi mới cho đến nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH KIÊN GIANG DOCX (Trang 35 -37 )

×