Không gian đô thị miền Nam xô bồ náo nhiệt

Một phần của tài liệu Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam (Trang 67 - 78)

Ở Sài Gòn và các đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975 đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Con người chịu sự tác động rất lớn của nền kinh tế, văn hoá và lối sống hiện đại. Trong các trang văn của nhiều tác giả miền Nam, đô thị giai đoạn này hiện lên với không khí ngột ngạt, căng thẳng, con người tàn nhẫn, ích kỉ, các giá trị văn hóa bị đảo lộn bởi lối sống phương Tây.

Ở đó, không ít kẻ giàu có nhưng ích kỷ, keo kiệt trước nỗi thống khổ của đồng loại [Áo vải tim vàng – Lê Vĩnh Hòa]; thậm chí “vơi cạn hết chất người”, phản bội nhau, người với người là sói [Ba con cáo – Bình Nguyên Lộc]. Lối sống thực dụng lên ngôi. Rất khó tìm đâu là thứ thiệt, vì mọi thứ đều có thể là đồ giả: nhan sắc giả, danh vị giả, giả nhân giả nghĩa, kể cả tình yêu

“cũng giả tuốt” [Không có thứ thiệt – Bình Nguyên Lộc]. Chiến tranh xâm lược gây ra biết bao thảm cảnh, đưa đẩy những con người nghèo khổ, kể cả trẻ nhỏ đến chốn thị thành để mong kiếm sống [Nồi chè đen và con chó đói – Lê Văn]. Đô thị là nơi con người tận mắt chứng kiến và chiêm nghiệm nỗi đau thất vọng của mình [Cái nết đánh chết cái đẹp, Cho tay nầy lấy tay kia – Bình Nguyên Lộc]. Qua mảng truyện ngắn phản ánh hiện thực trong lòng đô thị, Bình Nguyên Lộc, Lưu Nghi, Tiêu Kim Thủy… đã đem đến cho người đọc nhiều nhận thức mới mẻ về môi trường sống nơi đây.

Không gian đô thị trong truyện ngắn Sơn Nam không đậm đặc như một số cây bút miền Nam cùng thời: Lý Văn Sâm, Thẩm Thệ Hà, Bình Nguyên Lộc, Lê Vĩnh Hòa, Sơn Nam, Vũ Hạnh, Trang Thế Hy, …Tuy vậy, đây vẫn là một kiểu không gian nhằm thể hiện quan niệm nhất định về cuộc sống của Sơn Nam.

Sức hút của không gian đô thị trong truyện ngắn Sơn Nam tuy mạnh nhưng chưa đủ sức xóa nhòa ký ức, làm phai nhạt tình cảm con người. Chính không gian đô thị đôi khi chỉ là một cái cớ để con người nhớ về không gian cũ ở xứ miệt vườn êm đềm giản dị, qua đó càng nhận rõ sự đối lập sâu sắc giữa hai kiểu không gian này. "Ở Sài Gòn, hễ nói đến ngã Năm, ngã Bảy là chúng ta hình dung đến một công trường rộng rãi, có năm hoặc bảy con lộ trải đá giao đầu với nhau, xe cộ dập dìu, phố xá tấp nập, nào quán ăn, tiệm may, tiệm chụp hình, trạm xăng nhớt…theo kiểu ngã Năm Bình Hòa, ngã Bảy Chợ Lớn. Nhưng ở miền Hậu Giang thân yêu của người viết bài nầy thì địa danh Ngã Năm, Ngã Bảy gợi những hình ảnh khác. Đó là vùng kinh rạch bủa giăng như mạng nhện. Con lộ trải đá trở thành con kinh xáng múc, loại kinh ngay thẳng do sở Thủy nông thời xưa vạch ra. Nhà cửa dựng lên, khít vách nhau hai bên kinh rạch, khiến chúng ta liên tưởng đến một thành phố bên Ý Đại Lợi, với những thủy lộ mơ mộng. Ngã Năm, Ngã Bảy rộng rãi, ghe xuồng đậu ken nhau. Trên bờ nào trại cưa, nhà máy xay lúa gạo, trại bán hòm…Để cung cấp

cho nhu cầu của ghe xuồng qua lại, nhiều người bày ra hình thức mua bán lưu động, bán chè cháo, bán bánh canh, giao hàng tận ghe xuồng hoặc nhà của thân chủ. Tiệm tạp hóa cũng được tổ chức theo chiến thuật lưu động, gọi là ghe"trà vải". Dưới ghe ngoài hai món trà tàu vải bô, còn đủ thứ đường đậu, tương chao, kim chỉ, đèn cầy, hộp quẹt, củ hành, đậu phộng, kẹo, bánh in. Ai muốn mua thì cứ gọi to. Ghe "trà vải" liền cặp bến để phục vụ thận chủ. Và khi tạm biệt, chèo lênh đênh trên sông nước, chủ ghe "trà vải" lại rao hàng bằng một hồi tù và nghe não ruột” [Hương rừng Cà Mau, tập 3, tr 219 - 220]. Hoặc hoàn cảnh của một đôi vợ chồng trẻ lần hồi lên Sài Gòn kiếm sống, cuộc sống khốn khó tủi nhục nơi đất khách càng làm họ thấm thía hơn sự bình yên êm đềm của quê nhà: " Chàng làm thơ ký ở một tiệm bán kem, nàng thì thủ phận đêm đêm gánh chè đậu kiếm thêm tiền để nuôi nấng bầy con sáu đứa. Chàng và nàng đều dính dang đến "chất ngọt" nên càng thương, càng tiếc mùi mật thơm lành của quê nhà, thuở ban đầu. Nhứt là những đêm mưa gió, vợ chồng ngậm ngùi nhìn nhau không nói một câu. Ngọn đèn điện mập mờ gợi hình ảnh ngọn đèn sáp từ đâu lạc đến, đỗ lệ hàng đêm, chẳng bao giờ lụn để soi sáng trang sách của cuộc đời bao la: cuộc đời vừa xới mật vừa dễ hiểu nhưng họ chưa bao giờ hiểu - như cái ổ ong bên cạnh chuồng heo".[ Hương rừng Cà Mau , tập1, tr.138].

Trong truyện của Sơn Nam, không gian đô thị không phải là không gian gắn bó với một đời người như không gian miệt vườn, sông nước, rừng rậm, mà đó là không gian lưu lạc trong một giai đoạn khốn khó nào đó của cuộc sống. Điều này dễ nhận thấy trong các truyện ngắn....[Thằng điếm vô danh, Ông Bang cà ròn, …]

Sự thân mật vồn vã giữa những con người miệt vườn giờ nhường chỗ cho sự lạnh lùng, bàng quan: "Ông hương trưởng không muốn che giấu nỗi buồn vô tận của mình. Người qua lại khá nhiều nhưng chẳng một ai chịu khó nhìn ông, chào hỏi ông như ở thôn quê. Rõ ràng chợ búa là chốn buồn tẻ, buổi trưa

muốn tìm bóng mát đâu phải dễ. Vào quán thì sợ tốn tiền. Còn đi như vầy hoài, thiệt là hành hạ tấm thân"[ Hương rừng Cà Mau, tập 1, tr.20]. “Họ đều là người lạ. Người ở hai bên dòm tôi, ngó qua lại. Tôi dòm họ, mỉm cười, nụ cười lạnh nhạt, theo kiểu xã giao mơ hồ” [Hương rừng Cà Mau, tập 3, tr.82] Đô thị trong mắt người dân từng gắn bó với cánh rừng, con nước…trở thành một nơi bất an với nhiều nguy cơ, tai ương rình rập: " Tôi rảo bước về phía mé sông Cầu Ông Lãnh. Quang cảnh hai bên hơi rộn rịp khác thường. Trẻ con đứng lố nhố, chỉ trỏ…Ngay cả những người lớn tuổi, những ông chủ nhà lầu, chủ biệt thự cũng ra ngoài sân, rời khỏi cổng, đi tới lui ngoài đường, nện từng bước khá mạnh, biểu lộ nổi xao xuyến, bất mãn. Họ giận ai vậy? Thái độ dân chúng ra ngoài đường khiến tôi suy nghĩ, tưởng tượng đến một biến cố…sốt dẻo vào giờ chót mà báo chí và các thông tin viên thạo tin nhứt cũng chưa biết đến.” [Hương rừng Cà Mau, tập 3, tr.81]. Cuộc sống đầy bất trắc: “Sanh kế sẽ đưa họ về đâu? Họ còn được về quê mỗi tuần một lần, đúng ngày thứ bảy? Hay là họ sẽ phát tài, dời cả gia đình lên thành đô để ngày đêm đầm ấm trong cữa rộng nhà cao? Hoặc là một trường hợp não lòng sẽ xảy ra. Họ mất sở làm, không có tiền để về quê nữa, phó mặc việc sinh sống của vợ con cho vợ con đảm nhận. Rồi họ lê gót khắp đô thành từ Bàn Cờ, Phú Nhuận, Hòa Hưng, Tân Sơn Nhất, ăn gởi nằm nhờ, nhìn lá me rụng bên vệ đường, nhìn bóng mát cây trứng cá nhà ai rồi hững hờ dang tay hái trộm thử một trái để tự an ủi". [Biển cỏ Mi ền Tây, tr.63]

Miêu tả không gian sống nơi đô thị, Sơn Nam thường đối lập cảnh rực rỡ, lung linh sắc màu của chốn phồn hoa đô hội với hình ảnh bình dị mộc mạc của xứ miệt vườn. Trong không gian mới này, con người đã có nhiều thay đổi. Cuộc sống mới đã nảy sinh nhiều mối quan hệ phức tạp, xuất hiện nhiều thành phần bất hảo. Thay chỗ cho những con người thông minh, gan dạ, dũng cảm, khí khái là những kẻ liều lĩnh, lọc lừa, gian xảo. Nhường chân cho những người “vị nghĩa vong thân”, “trọng nghĩa khinh tài”là những kẻ tham tiền,

hám danh, trọng vọng, thay thế những con người hồn nhiên, vô tư, lạc quan yêu đời là những kẻ vụ lợi, toan tính. Họ tìm đủ mọi cách để hái ra tiền, đạt được địa vị, danh vọng. Nếu như Sơn Nam đã từng say sưa viết về những câu chuyện nơi rừng rậm hoang vu, về những tháng năm con người đã đương đầu với thiên nhiên dữ dội để qua đó bày tỏ thái độ trân trọng, cảm phục sự hi sinh thầm lặng của họ thì ở mảng không gian đô thị, ngòi bút của ông thiên về cảm hứng phê phán, vạch trần hiện thực phức tạp của xã hội khi con người đã bắt đầu “ăn nên làm ra”, đặc biệt là sự đổi thay của cuộc sống kể từ khi có sự “chiếu cố” của thực dân xâm lược.

Trong truyện Thằng điếm vô danh, qua nhân vật Hai Kim, chân dung của một bộ phận thanh niên trụy lạc thời bấy giờ được khắc họa đậm nét: hút chích, nghiện ngập, cờ bạc rượu chè. Hai Kim là một thanh niên trai tráng nhưng lại ghiền á phiện, không công ăn việc làm. Trong khi những người trang lứa với anh ta đang dấn thân vào hàng ngũ quân Giải phóng thì anh ta lại sống la cà, lợi dụng cơ hội ăn bám người khác để sống cho qua thì. Cũng vì ghiền á phiện mà Chín Tiễn, ông bầu xưa của đoàn hát Hoa Cúc, người có công dìu dắt đoàn trong những ngày mới vào nghề nay đã trở thành kẻ ăn bám lợi hại và bà Hoa Cúc, chủ gánh ngày nay phải mang tiếng là kẻ phụ tình.

Xây dựng những nhân vật dạng này, Sơn Nam muốn khẳng định phần lớn họ là nạn nhân, là sản phẩm của cuộc sống hiện đại, những con người đang bị lối sống vật chất chủ nghĩa tác động, khuynh đảo.

Tác giả còn đề cập đến cuộc sống của tầng lớp nam nữ thanh niên, những kẻ học đòi, chạy theo lối sống hiện đại, đặc biệt nhiều câu chuyện về nhân tình thế thái đầy giả tạo, thiếu tình thương đã trở thành đề tài hấp dẫn trong sáng tác của ông ở mảng không gian này. Khác với tình cảm thuỷ chung son sắt của con Bảy với người khách lạ trong Con Bảy đưa đò, không giống tình yêu ngây thơ trong sáng hồn nhiên của con Lài với thằng Lợi

trong Cây huê xà và nhiều mối tình khác như anh Tư Hưng với cô Một, cô Kim Em với cậu Minh trong Chuyện rừng tràm, Cái tổ ong… tình yêu của những kẻ yêu cuồng sống vội như Hai Tâm , Năm Kiểu, Giáo Trích, Mỹ Huê [Mối tình đầm lai, Giấc mơ ngoài bãi tha ma, Ăn to xài lớn ] phần lớn được sinh ra trong âm mưu thủ đoạn, nên nó cũng chóng vánh tan đi.

Đó là một thứ tình yêu xác thịt tầm thường mà văn hoá phương Tây đã mang lại cho họ. Chỉ sau một vài lần lén lút bày mưu để tặng hoa cho con gái ông Tây lai, hai Tâm đã viết thư hẹn hò, gặp gỡ rồi lợi dụng cơ hội đột nhập vào phòng riêng của “người yêu”.

Người tình của Mỹ Huê trong Giấc mơ ngoài bãi tha ma như vừa nói trên cũng đến với cô chỉ vì muốn được “chia sẻ” số tài sản của bà Phủ Ngọc .

Bà đầm Phô Xi Đông được Sơn Nam đề cập đến ở một góc độ khác. Câu chuyện gợi chúng ta nhớ đến những lời cảnh tỉnh, lên án của Tú Xương đối với những cô gái đua đòi kiểu: “Gái tơ đi lấy làm hai họ” trong Mồng hai tết viếng cô Ký. Bà Đầm trong tác phẩm của Sơn Nam có phần may mắn hơn nhưng điều mà cả hai cùng hướng tới có lẽ là một. Ở tuổi hai lăm, cô trở thành bà chủ đồn điền trên danh nghĩa nhưng thực chất không có chút mảy may quyền hạn. Nhà cửa tuy giàu có nhưng quanh năm thui thủi một mình “ lâu lâu ông Tây mới về thăm một lần”. Thông qua thái độ của cô với cuộc thăm viếng của đám thanh niên trai tráng trong làng, Sơn Nam đã phơi bày cuộc sống tẻ nhạt, vô vị của những cô gái đua đòi chạy theo lối sống hưởng thụ vật chất, một hiện tượng phổ biến trong xã hội đương thời.

Mô tả không gian đô thị miền Nam xô bồ, với cuộc sống lạnh lùng, bàng quan, đầy bất trắc, lắm tai ương, với sự băng hoại về đạo đức nhân phẩm của con người, Sơn Nam thầm gửi gắm niềm tâm sự về nỗi gắn bó sâu nặng với mảnh đất miệt vườn sông nước như lời một nhân vật trong truyện của ông: "Chúng ta muốn làm cát bụi ở thôn quê, vun vén cho lúa cho khoai, mấy ai muốn kiếp

sau của mình được làm hột cát bụi đô thành, ngột thở dưới lớp xi - măng cốt sắt, giam hãm trong mùi xăng nhớt "[ Biển cỏ Mi ền Tây, tr.57]

Phê phán những thói hư tật xấu của con người, trong một chừng mực nào đó tác giả đã khẳng định đó là sản phẩm của chế độ áp bức bóc lột. Nó đã gieo rắc lên mảnh đất và con người nơi đây những thương vong, tàn tích, những di chứng tinh thần vô cùng nhức nhối.

Kết Kuận

1.Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, Sơn Nam là một nhà văn đăc biệt, với một trước tác đồ sộ trên nhiều lĩnh vực: biên khảo, bút kí, hồi kí, truyện dài, truyện vừa, đặc biệt là truyện ngắn. Với tâm niệm “cả đời viết về khẩn hoang Nam Bộ” [Sơn Nam, “Cả đời viết về khẩn hoang Nam Bộ”], với một sự lao động cần mẫn như “con ong rừng U Minh”, Sơn Nam đã để lại cho văn học Việt Nam những sáng tạo độc đáo và đã khẳng định được phong cách riêng của mình trên văn đàn.

Sơn Nam đã bộ hành trên mảnh đất Nam Bộ, nhặt những “bụi vàng” của cuộc đời làm nên những tác phẩm mà hôm nay chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi khám phá. Tác phẩm của ông luôn dành được sự chú ý, quan tâm của nhiều người trong và ngoài nước. Sơn Nam đặc biệt thành công ở thể loại truyện ngắn, các tập truyện ngắn như: Hương rừng Cà Mau, Biển cỏ miền Tây…đã ghi dấu phong cách nghệ thuật của ông. Cho đến hôm nay, trong lòng bạn đọc yêu văn chương vẫn giữ lại nét chân dung về Sơn Nam, đó là một nhà văn Nam Bộ với tính cách đặc biệt Nam Bộ.

2. Với tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau và Biển cỏ miền Tây Sơn Nam đã cho ta thấy được trong cuộc hành trình đầy gian lao của những người đi mở đất, dường như Sơn Nam đã đặt họ trong tứ bề gian khổ. Đó là cuộc đấu tranh không cân sức giữa con người và các thế lực tự nhiên, đó là những nguy hiểm đang rình rập, đe dọa cuộc sống của họ. Bốn bề rừng rậm hoang vu, luôn đối mặt với thú dữ, với những khó khăn trong buổi đầu khai phá vùng đất mới. Đặt nhân vật trong bối cảnh như vậy Sơn Nam đã làm nổi bật tính cách riêng của con người Nam Bộ. Họ là những con người dũng cảm, gan góc trong quá trình khai phá tự nhiên. Mặc dù, trong cuộc khẩn hoang đó con người phải trả giá bằng máu và nước mắt, nhưng họ vẫn vượt qua và ngời lên một niềm tin mãnh liệt.

Vẽ đẹp đáng quí của con người Nam Bộ được thể hiện đa dạng và phong phú. Nổi bật lên là con người nghĩa khí, hào hiệp, thiết tha với cội nguồn và một tâm hồn hòa nhập cao độ với môi trường sống. Trong hoàn cảnh rừng sâu, nước độc, rắn rết, hùm beo, bao khó khăn đối mặt với sự đe dọa mạng sống của mình nhưng con người vẫn sống với nhau đoàn kết, quí trọng, đùm bọc, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Hướng đến phẩm chất này, ông thể hiện niềm tin vào những vẽ đẹp vốn có của con người Nam Bộ - đó là tình thương đồng loại, họ hướng tất cả tấm lòng đến những con người trong hoạn nạn. Ngoài ra tinh thần nghĩa khí hào hiệp trong truyện ngắn Sơn Nam còn thể hiện ở tấm lòng đạo nghĩa với các loài vật, đó là đối với những con thú hoang dã. Hòa đồng với môi trường sống là tâm thế con người mở lòng mình, hòa đồng với cuộc sống thiên nhiên và xã hội. Ở con người Nam Bộ sự hòa đồng với thiên nhiên là một phẩm chất nổi trội, họ luôn mở rộng lòng cảm nhận cảnh sắc hấp dẫn của rừng núi kì vĩ, chứa nhiều bí hiểm. Sự gắn bó với thiên nhiên cũng là một cách để con người am hiểu và chinh phục nó. Thiên nhiên đã đem lại nguồn lợi có ích cho cuộc sống, vì thế con người ở đây nắm bắt

Một phần của tài liệu Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam (Trang 67 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w