Các nguyên tắc trả lương cho người lao động tại Công ty Cổ phần Cơ khí

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG, CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TẠI DOANH NGHIỆP (Trang 34 - 35)

5. Kết cấu

2.2.2.Các nguyên tắc trả lương cho người lao động tại Công ty Cổ phần Cơ khí

2.2.1. Mục tiêu chính sách tiền lương của Công ty Cổ phần Cơ khí May Gia Lâm

Mục tiêu chính sách tiền lương của Công ty Cổ phần Cơ khí May Gia Lâm nhằm thiết lập một cơ chế trả lương công bằng, minh bạch và có tính cạnh tranh, đảm bảo thu hút và duy trì những nhân viên giỏi, kích thích động viên tích cực người lao động năng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Đồng thời công ty phải đảm bảo cân bằng về tài chính.

2.2.2. Các nguyên tắc trả lương cho người lao động tại Công ty Cổ phần Cơ khíMay Gia Lâm May Gia Lâm

Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho những người lao động như nhau

Quán triệt nguyên tắc trả lương ngang nhau cho những người lao động như nhau trong quá trình trả lương, thể hiện qua việc đánh giá mức lao động và trả lương tương ứng với nó thông qua việc xác định cấp bậc công việc, thang lương, đơn giá, cũng như hình thức trả lương.

Nguyên tắc 2: Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân

Năng suất lao động không ngừng tăng nhanh, đó là một quy luật khách quan của sản xuất hàng hoá, tiền lương của người lao động cũng tăng lên không ngừng do nhiều nhân tố khác quan nhưng không nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Đây là nguyên tắc quan trọng, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển lâu dài, đảm bảo cho cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng.

Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm các nghề khác nhau trong doanh nghiệp

Đảm bảo sự công bằng bình đẳng trong việc trả lương cho người lao động dựa trên cơ sở về:

- Trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở một ngành

- Điều kiện lao động

- Ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành

- Sự phân bổ theo khu vực sản xuất

Nguyên tắc 4: Đảm bảo sự điều tiết vĩ mô của nhà nước

Đảm bảo sự điều tiết vĩ mô của nhà nước thông qua nhiều công cụ song chủ yếu là quy định về mức tiền lương tối thiểu cho các khu vực trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG, CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TẠI DOANH NGHIỆP (Trang 34 - 35)