- Chiến lược thu hút khách hàng. Đây là một giải pháp mang tính chất bổ trợ, nó gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính dự án ở công ty bởi các nguyên nhân sau đây :
+ Tiếp nhận nhiều dự án sẽ làm cho các cán bộ phân tích có nhiều kinh nghiệm hơn.
+ Trong khi đánh giá hiệu quả đối với một số dự án nước ngoài hoặc các dự án được cấp hỗ trợ từ phía nước ngoài giúp cho người phân tích có thể tiếp cận được với những kiến thức mới và phong cách chuyên nghiệp.
+ Số lượng các dự án tăng lên đồng nghĩa với việc thu nhập cho cán bộ phân tích dự án cũng tăng lên, tạo ra được một động lực lớn để họ có thể làm việc hiệu quả hơn nữa.
Sau đây là một số đề xuất cho chiến lược thu hút khách hàng dựa trên quan điểm Marketing :
+ Cạnh tranh về giá : Dựa trên những lợi thế sẵn có và nguồn lực hiện tại, Công ty có thể đưa ra mức phí tư vấn dự án xuống mức có thể cạnh tranh tốt với các công ty tư vấn tài chính khác.
+ Cạnh tranh về sản phẩm : Trên thực tế, các khách hàng ngoài gặp khó khăn về đánh giá phương án kinh doanh, họ còn gặp phải rất nhiều vướng mắc trong quá trình thu xếp vốn, quản lý xây dựng dự án, đấu thầu hay thậm
chí là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vì thế, một trong những chiến lược nhằm thu hút khách hàng là phải đa dạng hoá sản phẩm. Công việc phân tích tài chính dự án chỉ là một phần trong rất nhièu những công đoạn khác để khách hàng có thể thực hiện được dự án theo đúng ý tưởng của mình. Vì thế tư vấn nguồn vốn, thu xếp vốn, tổ chức đấu thầu, tư vấn quản lý dự án…. Nếu được gói gọn trong một dự án với khách hàng sẽ có thể thu hút được rất nhiều khách hàng đến với Công ty. Đồng thời, Công ty phải dần tiếp cận với những dự án ngoài ngành với mục đích mở rộng thị trường và nhân rộng uy tín.
+ Chiến dịch quảng cáo – PR : Tổ chức các hoạt động với mục đích khuếch trương sản phẩm như các buổi hội thảo và trao đổi kinh nghiệm với khách hàng hoặc ngân hàng; tổ chức triển lãm, giới thiệu về các dự án đã thực hiện do Công ty làm tư vấn…
- Xúc tiến mở rộng thêm nhiều chi nhánh nữa của công ty tại các tỉnh và thành phố khác ngoài Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại,
Công ty đã triển khai chi nhánh mới tại Hải Phòng.
- Tăng cường các mối quan hệ, xây dựng mối liên kết với Hiệp hội DNVVN, các hiệp hội làng nghề, hiệp hội doanh nghiệp trẻ… nắm bắt thông tin về doanh nghiệp như tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu về vốn, dịch vụ; đồng thời chuyển tải thông tin hoạt động của Ngân hàng No tới DNVVN, tạo mối liên hệ qua lại thường xuyên, xâm nhập lẫn nhau giữa công ty với DNVVN.
Thông qua các Hiệp hội, công ty tham gia cung cấp các dịch vụ đào tạo đến các DNVVN, giúp cho việc tiếp cận vốn của các DNVVN thuận lợi với chi phí thấp.
Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức Quốc tế, tranh thủ khai thác các nguồn tài trợ cho DNVVN, giúp cho việc tiếp cận vốn của các DNVVN, tạo ra sự đa dạng hoá nguồn vốn, đặc biệt là trung dài hạn ngoại tệ đầu tư cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu.
Mở rộng hợp tác, học tập kinh nghiệm về mô hình quản lý tín dụng, đầu tư cho DNVVN tại các TCTD trong khu vực và trên Thế giới tạo ra các cơ hội nhận tài trợ đào tạo, học hỏi kinh nghiệm, góp phần nâng cao kỹ năng đầu tư cho DNVVN.
KẾT LUẬN
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án nói chung và chất lượng thẩm định tài chính dự án nói riêng là một yêu cầu cấp thiết, khách quan đối với công tác thẩm định dự án của NHTM, nhằm đảm bảo cho các quyết định tài trợ cho các dự án đầu tư của NH thực sự đem lại lợi ích cho cả 2 bên. Về phía Ngân hàng là an toàn, sinh lời và bảo toàn được nguồn vốn cho vay, không phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi. Về phía khách hàng vay vốn là dự án hoạt động hiệu quả, đem lại lợi nhuận đảm bảo nhu cầu chi trả đúng hạn cho Ngân hàng. Muốn làm được điều đó, trong công tác thẩm định của NH phải được thực hiện thật kỹ càng, cẩn thận, chính xác, khoa học theo đúng trình tự và lượng hoá được các rủi ro có thể xảy ra đối với các dự án đầu tư.
Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực tiễn công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh NHNHo&PTNT Nam Hà Nội, em đã hoàn thiện đề tài này. Trong bài viết này, em đã tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:
Khái quát chung nhất những vấn đề liên quan đến thẩm định tài chính dự án đầu tư: Những khái niệm liên quan đến dự án; hệ thống các chỉ tiêu đánh giá; tầm quan trọng của công tác thẩm định tài chính dự án; các nhân tố ảnh hưởng ...
Tìm hiểu thực tiễn công tác thẩm định tài chính dự án đầu tự tài Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội: Thực trạng hoạt động công tác thẩm định; kết quả đạt được và một số hạn chế .
Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn hoạt động thẩm định tài chính dự án tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội, em xin đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội nói riêng và NHTM nói chung.
Tuy nhiên, đây là một đề tài có phạm vi rộng, phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, không những đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và cần sự hiểu biết rộng, sự nhạy cảm và kinh nghiệm. Do đó, bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót, em cần phải nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn nhiều hơn nữa để hoàn thiện đề tài này.
Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy giáo - Tiến sỹ Hoàng Xuân Quế và các cô chú, anh chị làm việc tại Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội để em hoàn thiện đề tài này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Thẩm định .trường kinh tế quốc dân.
2. Báo cáo đánh giá về tổ chức hoạt động của loại hình Công ty Tài chính tại Việt Nam. Tài liệu hội thảo Tổng kết Luật các Tổ chức tín dụng – Loại hình Công ty Tài chính, Hà Nội 26/09/2002
3. Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ trong các năm 2001-2008.
4. Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ. 5. Nguyễn Văn Bình, “Một số quy định liên quan đến hoạt động của Tổ chức Tín dụng phi ngân hàng trong Luật các tổ chức tín dụng cần được nghiên cứu, chỉnh sửa”, Tạp chí Ngân hàng, số chuyên đề năm 2003
6. ThS Trần Công Diệu: “Hoàn thiện và phát triển mô hình Công ty Tài chính ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng số 6 năm 2001.
7. Frederic S. Mishkin, bản dịch “Tiền tệ, ngân hàng và thị trường Tài chính” Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội 2001.
8. Lê Thị Hương, “Về hoạt động của Công ty Tài chính trong Tổng Công ty Nhà nước” , Tạp chí Ngân hàng – số 3 năm 2002.
9. PGS.TS Lưu Thị Hương (chủ biên) “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Thống kê 2003.
10. PGS.TS Lưu Thị Hương (chủ biên) “Thẩm định Tài chính dự án”, Nhà xuất bản Tài chính, 2004.
11. ThS Hồ Kỳ Minh, “ Mô hình Công ty Tài chính trong các tập đoàn kinh doanh trên thế giới”, Tạp chí Tài chính số 12/2001.
13. TS Nguyễn Hữu Tài (chủ biên): “ Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ”
Nhà xuất bản Thống kê, 2002.
15. Các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính, liên quan đến hoạt động của ngành Công nghiệp Tàu thuỷ…