Thực trạng thẩm định tài chính dự án ở công ty tài chính công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại tổng công ty tài chính công nghiệp tàu thủy (Trang 40 - 51)

nghiệp Tàu Thuỷ

Mặc dù phòng tư vấn dự án mới được thành lập vào đầu năm 2004 nhưng từ năm 2003 về trước, Công ty cũng đã đảm nhận lập cho rất nhiều dự án phát triển của ngành. Con số các dự án Công ty tiếp nhận ngày càng tăng lên, cho tới nay, Công ty đã thực hiện lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho 18 dự án có quy mô lớn như :

Đánh giá chung về hoạt động phân tích tài chính dự án ở Công ty trên các khía cạnh như thời gian hoàn thành phân tích tài chính dự án; quy trình phân tích; chi phí tiến hành phân tích và số các dự án đi vào hoạt động thực tế có hiệu quả.

Hầu hết các dự án này đều được thực hiện theo một quy trình được xây dựng từ trước. Hiện tại, tất cả các dự án của công ty đang đảm nhận được phân tích tài chính theo một trình tự như sau :

-Tính toán tổng mức đầu tư cho dự án bằng cách dự tính các khoản chi đầu tư cho dự án,các nguồn hỗ trợ và phân khai các nguồn chi cho từng hạng mục

-Xây dựng kế hoạch trả nợ cho chủ đầu tư và xác định lãi suất chiết khấu

-Dự tính doanh thu của dự án

-Tổng hợp các khoản chi phí của dự án như chi phí nguyên vật liệu; chi phí nhân công trực tiếp, gián tiếp; chi phí sửa chữa; khấu hao; dự phòng phí, các khoản chi khác…

-Căn cứ vào các khoản danh thu và chi phí đã xác định, nhà phân tích tiến hành tính toán lợi nhuận của dự án qua các năm, các khoản thuế nộp cho Nhà nước và tính toán dòng tiền cho từng năm của dự án (từ khi bắt đầu đầu tư xây dựng cho tới khi dự án kết thúc).

-Trên cơ sở các dòng tiền đã được xác định, người phân tích tiến hành tính toán các chỉ tiêu tài chính như : NPV, IRR, PP, B/C. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này chỉ được tính toán đứng trên quan điểm của cả dự án, bỏ qua quan điểm của chủ đầu tư.

Có thể thấy rõ hơn thực tế hoạt động phân tích tài chính dự án ở Công ty thông qua phân tích tài chính một dự án cụ thể “Dự án đầu tư xây dựng

Nhà máy Công nghiệp Tàu thuỷ Dung Quất”. Đây là một dự án lớn cấp

quốc gia và cũng là dự án lớn nhất mà công ty đảm nhận phân tích tài chính.

(Phần phân tích tài chính dự án chủ yếu được trình bày trong hệ thống các bảng tính kèm theo).

a. Tổng mức đầu tư

Mức đầu tư xây dựng công trình Nhà máy Công nghiệp Tàu thuỷ Dung Quất được lập dựa vào các căn cứ sau:

 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;

 Quyết định số 1242/1998/QĐ-BXD ngày 25/12/1998 của Bộ xây dựng về việc ban hành tập Định mức xây dựng cơ bản;

 Thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư;

 Thông tư số 05/2003/TT-BXD của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản;

 Quyết định số 15/2001/QĐ-BXD ngày 20/7/2001 của Bộ xây dựng về việc ban hành định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;

 Thông tư số 07/2003/TT-BXD ngày 21 tháng 07 năm 2003 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Bộ xây dung về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư trong nước;

 Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ tài chính về việc quy định chi tiết luật thuế giá trị gia tăng và bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng;

 Các chỉ tiêu tổng hợp được rút ra từ các công trình xây dựng tương tự đã được xây dựng trong thời gian gần đây.

 Hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng theo luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

 Đơn giá xây dựng cơ bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng ngãi ban hành kèm theo quyết định 1379/QĐ-UB ngày 23 thágn 04 năm 1999;

 Quyết định số 1260/1998/QĐ-BXd ngày 28 tháng 11 năm 1998 về chi phí ca máy.

Kinh phí đầu tư xây dựng công trình được lập trên cơ sở khối lượng và biện pháp thi công công trình cùng với các thể lệ chế độ định mức đơn giá XDCB của Nhà nước và địa phương. Phần này chỉ tổng hợp kinh phí đầu tư xây dựng công trình cho phương án chọn, chi tiết các tính toán kinh phí đầu tư của phương án này và toàn bộ các khai toán của các phương án so sánh được trình bày ở phần Phụ lục.

Vốn đầu tư phần thiết bị được khái toán trên cơ sở số lượng, chủng loại và đơn giá của từng thiết bị dự kiến được đầu tư. Số lượng, chủng loại và đơn giá cho từng thiết bị do bên phía đối tác là nhà thầu YMC Trung Quốc cung cấp.

Bảng 3.1: Tổng mức đầu tư Đơn vị: Triệu đồng STT Các hạng mục chi phí Sử dụng vốn Giá trị dự toán trớc thuế Thuế GTGT Giá trị dự toán sau thuế 1 Chi phí xây lắp 890,989 85,699 976,688 2 Chi phí thiết bị 1,117,129 55,856 1,172,985

3 Kiến thiết cơ bản khác 100,016 7,384 107,399

4

Dự phòng phí = 10% x

(XL+Tbị+CPkhác) 210,813 14,894 225,707

4

Phí bảo hiểm tiền vay = 5% x ( nợ

gốc + lãi phải trả) 119,787 0 119,787

5

Lãi vay trong thời gian thi công

xây dựng 233,075 0 233,075

Tổng vốn cố định 2,671,809 163,833 2,835,642

6 Vốn lưu động ban đầu 100,000 0 100,000

Tổng vốn đầu tư 2,771,809 163,833 2,935,642

Nguồn: theo báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án xây dựng Nhà máy CNTT Dung Quất

b. Dự kiến nguồn vốn và kế hoạch huy động vốn

+ Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ hạng mục ụ tàu ( 346 tỷ), chi phí cho công tác xử lý nền (29tỷ), một số chi phí kiến thiết cơ bản khác ( 63,052 tỷ): tổng cộng: 438,052 tỷ đồng, chiếm 15.4% tổng mức vốn cố định.

+ Quĩ HTPT cho vay 567 tỷ đồng, chiếm 20% tổng mức vốn cố định. + Phần vốn tự có của Tổng Công ty tham gia vào Dự án theo tính toán là 4,589 tỷ đồng ( chiếm 0.2% tổng vốn cố định)

+ Phần còn lại Tổng Công ty phải đi vay từ Nhà thầu nước ngoài (Trung Quốc) theo hình thức Tín dụng xuất khẩu, tổng trị giá là 124.830.000 đô la Mỹ.

Các điều khoản cơ bản của khoản tín dụng xuất khẩu như sau:

Thời hạn vay: 10 năm ( gồm cả hai năm ân hạn)

Lãi suất: 3.8%/năm

Phí bảo hiểm tiền vay: 5% tính trên tổng số vốn vay cam kết cộng với lãi phải trả.

Bảo lãnh: Khoản vay yêu cầu được một trong 04 Ngân hàng Thương Mại Quốc Doanh Việt nam bảo lãnh. ( Phí bảo lãnh do người vay trực tiếp thanh toán với Ngân hàng bảo lãnh, dự kiến mức phí tối đa là 1.2%/năm)

Trả nợ gốc và lãi: Để giúp Tổng Công ty giảm bớt áp lực trả nợ trong thời gian đầu, Nhà thầu đã thu xếp để Tổng Công ty được trả nợ theo phương thức bán niên kim cố định đối với mỗi khoản vay. Đồng thời, do thời gian ân hạn chỉ có 02 năm ( theo qui định hiện hành của cơ quan cung cấp tín dụng xuất khẩu Trung Quốc), nhà thầu cũng đã đồng ý để Tổng Công ty được nhận một phần khoản vay bằng tiền mặt để chủ động dùng trả nợ gốc, nợ lãi trong thời gian xây dựng và thực hiện các công việc khác thuộc phạm vi cung cấp của Tập Đoàn.

Bảng 3.2 Phân khai nguồn vốn Đơn vị : triệu đồng STT Các hạng mục chi phí Nguồn vốn Ngân sách Quĩ HTPT Vay NN Tự có Tổng cộng 1 Chi phí xây lắp 375,000 90,019 510,106 1,564 976,688 2 Chi phí thiết bị 368,861 804,124 1,172,985

3 Kiến thiết cơ bản khác 63,052 0 41,322 3,025 107,399

4

Dự phòng phí = 10% x

(XL+Tbị+CPkhác) 90,152 135,555 225,707

4

Phí bảo hiểm tiền vay = 5% x ( nợ gốc

+ lãi phải trả) 17,968 101,819 119,787

5

Lãi vay trong thời gian thi công xây

dựng 233,075 233,075

Tổng vốn cố định 438,052 567,000 1,826,001 4,589 2,835,642

6 Vốn lưu động ban đầu 100.000

Tổng vốn đầu tư 438,052 567,000 1,826,001 4,589 2,935,642

Nguồn: theo báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án xây dựng Nhà máy CNTT Dung Quất

c. Kế hoạch trả nợ

Chủ đầu tư sẽ tiến hành trả nợ theo hai nguồn huy động cho dự án là nguồn vay Quỹ HTPT và nguồn vay nước ngoài. Với phương thức trả nợ như sau :

- Nguồn vay Quỹ : trả theo phương thức gốc trả đều lãi trả theo số dư - Nguồn vay nước ngoài trả theo phương thức niên kim cố định d. Doanh thu của nhà máy

Doanh thu được tính toán dựa trên kế hoạch sản xuất dự kiến thực hiện hàng năm của nhà máy trong từng giai đoạn và có tham khảo từ

các số liệu thực tế trong nhiều năm của các cơ sở đóng tàu trong nước Giá đóng mới 02 loại sản phẩm đặc trưng của Nhà máy là tàu chở dầu thô loại Aframax (105,000 dwt) và tàu chở hàng rời Panamax (75,000 dwt) được tính toán dựa trên mức giá thị trường hiện tại với giả thuyết giữ nguyên mức giá đó trong suốt vòng đời của Dự án.

Cụ thể: Mức giá chọn Mức giá thị trường

- Tàu Aframax: 50.000.000 USD/chiếc 53-54 triệu USD/tàu

- Tàu Panamax: 30.000.000 USD/chiếc 33-34 triệu USD/tàu e. Tập hợp chi phí

Dự án khi bắt đầu vận hành sẽ chịu một số loại chi phí sau :

 Chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ chiếm khoảng 65% giá tàu ( chưa có VAT) được chia thành các nhóm sau:

-Nguyên vật liệu phần vỏ: Chủ yếu là thép tấm, thép hình, ống và một số rất ít loại thép khác như thép tròn, thép lá ... chiếm 25% giá tàu.

-Máy móc, trang thiết bị chính: chiếm 35% giá trị tàu, bao gồm một số nhóm như: nhóm trang, thiết bị buồng máy, nhóm trang, thiết bị boong, nhóm thiết bị điện và nghi khí hàng hải và cuối cùng là nhóm trang bị nội thất.

-Vật tư phụ: chiếm 5% giá trị tàu, chủ yếu gồm que hàn và sơn (chiếm trên 60% giá trị vật tư phụ), ngoài ra còn có các loại vật tư phục vụ chuẩn bị sản xuất và một số hàng giao theo tàu.

Ngoài ra, trong thời gian nhà máy đang xây dựng (2005-2007), ngoài chi phí mua sắm nguyên vật liệu, Dự kiến nhà máy sẽ phải chịu thêm một số khoản chi phí khác được đưa vào giá thành như sau (dự kiến chiếm 10% giá tàu) :

o Chi phí vận chuyển, bốc xếp nội địa: 1.8% giá trị vật tư, thiết bị nhập khẩu ( do chưa có bến nhập nguyên liệu)

o Chi phí thuê gia công bên ngoài nhà máy do chưa có phân xưởng sở chế tôn, phân xưởng cắt và phân xưởng gia công chi tiết, một số phân xưởng cơ khí và hoàn thiện, dự kiến bằng 25%; 20% và 15% giá trị nhập khẩu vật tư, thiết bị.

• Nhiên liệu, năng lượng được tính dựa trên hao phí định mức của ngành đóng tàu là 2.5% giá tàu;

• Chi phí tiền lương trực tiếp : Được tính theo định mức 1 giờ công đóng mới tạo ra 21USD cho doanh thu (Tăng 5% mỗi năm từ năng suất 18USD/giờ công vào năm 2005 cho tới hết năm 2008 thì giữ nguyên mức năng suất này). Trong đó, lao động trực tiếp của Nhà máy chiếm 90%, lao động thuê của các nhà thầu phụ 10% ( Tỷ lệ này cao hơn trong những năm đầu khai thác).

Đơn giá tiền công khởi điểm là 100 USD/tháng đối với công nhân Nhà máy và 200 USD/tháng đối với nhân công của các thầu phụ và tăng 3% mỗi năm.

Theo cách tính này khi Nhà máy hoạt động ổn định vào năm 2010, Nhà máy sẽ có tổng cộng trên 5,000 công nhân chưa kể khoảng 500 nhân công của các thầu phụ để sản xuất hàng năm 540,000 tấn trọng tải tàu.

• Chi phí tiền lương gián tiếp: Được tính trên dự kiến về tổ chức bộ máy gián tiếp của Nhà máy, theo đó, số gián tiếp vào thời điểm cao nhất sẽ đạt gần 300 người, trong đó, chuyên gia nước ngoài 30 người.

• Các khoản trích theo lương bao gồm có bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn và bảo hiểm y tế được tính theo các tỷ lệ quy định của Nhà nước. Cụ thể là: BHXH, KPCĐ, BHYT = 19% tiền lương lao động chính thức của Nhà máy

• Chi phí ngoài sản xuất bao gồm: Chi phí dịch vụ kỹ thuật và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của nhà máy chiếm 1.5% doanh thu và chí phí thử tàu 0.8% doanh thu.

• Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định và đầu tư thay thế: Tính bằng 2% giá trị thiết bị và 0.5% giá trị công trình vào năm 2008 ( năm đầu tiên sau khi nhà máy hoàn thành công việc xây dựng). Các năm tiếp theo tăng 5% mỗi năm. Năm 2006 tính bằng 20%, năm 2007 tính bằng 70% giá trị này của năm 2008.

• Chi khấu hao hàng năm cho thiết bị, công trình của nhà máy sẽ được tính theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Giá trị còn lại của công trình sau 13 năm khai thác được tính theo mức giá trị còn lại trên số sách kế toán ( tuy nhiên, thực tế còn cao hơn nhiều). Thời gian khấu hao các hạng mục công trình như sau:

 Các công trình kiến trúc: 20 năm.  Thiết bị: 12 năm.

 Chi phí khác: 10 năm

Phần giá trị còn lại của tài sản được tính vào dòng thu hồi tài sản tại năm cuối cùng của dự án.

f. Một số các ưu đãi của dự án

Đây là dự án đầu tư thuộc lĩnh vực cơ khí được triển khai tại địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn - Danh mục C theo quy định tại NĐ35/2002/NĐCP ngày 29/3/2002 về việc sửa đổi bổ sung danh mục A,B,C, ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐCP ngày 08/7/1999 của CP quy định chi tiết luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi). Các ưu đãi đối với dự án như sau:

 Miễn thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ;

 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng là 15%, được miễn thuế TNDN trong 4 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; Tuy nhiên, căn cứ theo luật thuế TNDN mới, dự án chỉ được tính toán các chỉ tiêu tài chính theo phương án được miễn thuế 2 năm đầu và giảm 50% trong 5 năm tiếp theo kể từ khi nhà máy có thu nhập chịu thuế.

 Ngân sách Nhà nước cấp 50% vốn lưu động định mức; Tuy nhiên, trong phần tính toán dự án, dự kiến toàn bộ vốn lưu động cần thiết trong quá trình sản xuất của nhà máy vẫn đi vay thương mại với mức lãi suất 10.2%/năm, dư nợ bình quân trong năm tài chính bằng 15% tổng doanh thu.

 Lãi suất của vốn vay từ quỹ hỗ trợ phát triển 6,6%/năm thời gian vay 12 năm trong đó có 2 năm ân hạn;

 Dự án được miễn tiền thuê đất trong suốt thời gian thực hiện dự án được quy định tại điều 18-NĐ51/1999/NĐCP.

 Về nguyên tắc, dự án sẽ được Ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn các hạng mục cơ sở hạ tầng: Cầu tàu, triền, đà, ụ nổi, ụ chìm, đường nội bộ, hệ thống điện nước, nạo vét luồng tàu theo quyết định 117/2000/QĐ-TTg và 1420/2001/QĐ - TTg, phần còn lại (Nhà xưởng, thiết bị) được vay Quỹ tín dụng phát triển với lãi suất 6,6% với 2 năm ân hạn.

 Ngoài ra Dự án được đầu tư tại khu CN Dung Quất một khu vực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại tổng công ty tài chính công nghiệp tàu thủy (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w