Xây dựng chính sách tiêu thụ sản phẩm hợp lý:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý kinh tế nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ (Trang 34 - 37)

3. Một số phương pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm:

3.4. Xây dựng chính sách tiêu thụ sản phẩm hợp lý:

Thực tế cho thấy tình trạng bỡ ngỡ thiếu kinh nghiệm hoạt động thị trường của doanh nghiệp nước ta hiện nay là tình trạng khá phổ biến. Vì thế, nâng cao năng lực hoạt động thị trường là điều rất cần thiết đối với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải xác định cho mình được chính sách

thương mại trên cơ sở chiến lược phát triển kinh doanh, trong đó cốt lõi là chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Việc xây dựng phương sách tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp phải nhằm vào một loại hàng hóa sản phẩm, thị trường và đối tượng tiêu thụ cụ thể, phải đảm bảo được tính linh hoạt và nhạy bén, thích ứng kịp thời với những thay đổi nhanh chóng của thị trường và của các đối tượng khách hàng khác nhau. Xây dựng chính sách tiêu thụ hợp lý phải khắc phục được các yếu kém sau:

 Người tiêu dùng chưa hiểu biết nhiều về sản phẩm của doanh nghiệp hay sản phẩm cơ khí của doanh nghiệp không tiếp cận được người tiêu dùng. Vì vậy cần có chính sách hỗ trợ hợp lý như: quảng cáo (lời quảng cáo ngắn gọn, đầy đủ và ấn tượng), khuyếch trương sản phẩm thông qua truyền miệng…

 Địa điểm bán hàng không phù hợp, hệ thống bán hàng hẹp. Biện pháp: địa điểm bán hàng nên bố trí ở những nơi đông dân cư, các trung tâm buôn bán giao thông thuận lợi, hoặc có thể bố trí ở các tỉnh, thành phố có tốc độ tiêu thụ mạnh. Tổ chức thêm các của hàng bán lẻ, giới thiệu sản phẩm để tận dụng hết những ưu điểm của kênh tiêu thụ sản phẩm trực tiếp để không bị phân chia lợi nhuận qua các khâu trung gian. Tổ chưc một vài đại lý lớn,nên có biển hiệu quảng cáo, có uy tín và chấp hành đúng nguyên tắc đại lý sản phẩm. Thực hiện ưu đãi với khách hàng quen.

 Phương pháp bán hàng cứng nhắc, nhân viên bán hàng không biết thuyết phục khách hàng, thái độ bán cửa quyền. Tuyển chọn là một phương án nhưng nó mất chi phí hơn là đào tạo tính chuyên nghiệp trong bán hàng cho đội ngũ nhân viên. Cần lập nên thói quen cho nhân viên bán hàng những cư xử lịch sự, nhã nhặn,

luôn coi khách hàng là thượng đế,đào tạo cho họ hiểu biết vể giá trị sử dụng của sản phẩm. Từ đó xây dựng nên văn hóa bán hàng cho doanh

nghiệp. Làm cho khách hàng tìm tới lần tiếp theo vì thái độ phục vụ tận tình của nhân viên bán hàng. Tăng cường hình thức như gửi giấy chào hàng, bán hàng trong đó có đầy đủ thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp.

 Dịch vụ sau bán hàng kém. Liên hệ với khách hàng sau khi họ đã mua sản phẩm của doanh nghiệp để tham khảo sự hài lòng.

Chương 2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý kinh tế nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ (Trang 34 - 37)