6. Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm:
6.1. Các nhân tố chủ quan:
Thứ nhất là Giá cả - công cụ cạnh tranh có hiệu quả trong hệ thống
marketing hỗn hợp của doanh nghiệp. Giá cả vừa là yếu tố cạnh tranh cơ bản, nó vừa là công cụ vừa là mục tiêu gián tiếp của doanh nghiệp. Một quyết định giá phải đồng thời thoả mãn các điều kiện ràng buộc bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp. Trên thực tế, vẫn tồn tại các doanh nghiệp định giá không thành công và không thể sử dụng công cụ giá cả vào mục đích cạnh tranh. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do doanh nghiệp tiếp cận không đúng về định giá, về bản chất của cạnh tranh qua giá, về vai trò của giá cả trong hoạt động cạnh tranh. Người tiêu dùng luôn quan tâm tới giá cả hàng hóa và coi đó là một chỉ dẫn về chất lượng hàng hóa và các chỉ tiêu khác của hàng hóa,do vậy xác định một chính sách giá đúng có vai trò sống còn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Chính sách giá đúng sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa, thực hiên mục tiêu lợi nhuận, tăng thị phần và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Cạnh tranh bằng chiến lược giá có thể thành công và ưu thế trong việc xâm nhập thị trường mới. Hiện nay, người ta thường sử dụng một số chính sách giá như sau:
· Chính sách định giá theo thị trường · Chính sách định giá thấp
· Chính sách định giá cao · Chính sách ổn định giá bán · Chính sách bán phá giá
Thứ ba là nhịp độ phát triển sản xuất kinh doanh của các ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân. Sự phát triển của sản xuất sẽ tác động đến cung-
các ngành khoa học- kỹ thuật, văn hóa- nghệ thuật cũng tác động tới thị trường. Khi khoa học phát triển, máy móc thiết bị được số hóa thì chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn, đồng nhất, mà giá cả lại hạ một cách đáng kể. Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay thì người được lợi nhiều sẽ là người tiêu dùng. Các doanh nghiệp nỗ lực hết mình để đưa ra những sản phẩm đáp nhanh nhạy những nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng,phù hợp với khả năng thanh toán của họ. Từ đó, làm tăng sức mua trên thị trường, kết quả là thị trường được mở rộng, cơ hội để doanh nghiệp gia tăng thị phần.
Thứ tư là các nguồn lực của doanh nghiệp:
Khả năng tổ chức, quản lý, điều hành doanh nghiệp của nhà quản lý: đây là nhân tố quyết đinh sự thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ ở doanh nghiệp nói riêng. Một nhà quản lý chuyên nghiệp sẽ được thể hiện ở việc người ấy có các quyết định kịp thời chính xác trước những biến động của thị trường,từ đó có thể vạch ra chiến lược, kế hoạch mở rộng thị trường đúng đắn và tổ chức thực hiện chúng một cách có hiệu quả nhất. Mở rộng thị trường sẽ trở nên gọn nhẹ và hiệu quả hơn nếu nhà quản lý biết tổ chức phối hợp chặt chẽ các bộ phận với nhau
Nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên trong công ty: nguồn nhân lực trực tiếp tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm đó là lực lượng bán hàng. Chính cử chỉ, cách nói năng, thái độ của nhân viên bán hàng đối với khách hàng từ đầu đã tạo nên mối thiện cảm hay không của người mua đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy gây dựng một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp là công việc cũng không kém phần quan trọng trong mở rộng thị trường.
Nguồn lực tài chính: đây là điều kiện quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho chiến lược có tính khả thi. Với nguồn lực tài chính mạnh, doanh nghiệp có thể thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm thông qua nhiều hình thức khác nhau, đơn cử: cho khách hàng thanh toán chậm, cho mua chịu… Khả năng tài chính gồm các chỉ tiêu: Vốn chủ sở hữu, vốn huy động, tỷ lệ lãi đầu tư về lợi nhuận, khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn... Các công tác điều tra, nghiên cứu thị trường, quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm,tổ chức tiêu thụ sản phẩm, ký kết hợp đồng tiêu thụ…đều cần có nguồn tài chính nhất định để tiến hành có hiệu quả.
Tiềm lực vô hình:mức độ nổi tiếng của hàng hóa,uy tín các mối quan hệ xã hội của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp,hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường tạo nên ưu thế, thế mạnh để doanh nghiệp tiến hành mở rộng thị trường. Sức mạnh thể hiện ở khả năng ảnh hưởng và tác động đến lựa chọn, chấp nhận và quyết định mua của khách hàng.
Thứ năm là mạng lưới phân phối:
Với các chính sách quảng cáo đang được áp dụng, mạng lưới phân phối có sẵn, chất lượng và chủng loại sản phẩm cũng như vị trí của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động mở rộng thị trường