I. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch 3 1 Công tác thẩm định tại Sở giao dịch
1.3.8 Thẩm định khía cạnh rủi ro của dự án
Do nhiều nguyên nhân từ khách quan đến chủ quan mà một dự án đầu tư từ khi bắt đầu thực hiện đến khi vận hành luôn chứa nhiều các yếu tố rủi ro như
o Rủi ro xảy ra do sự thay đổi cơ chế chính sách luật pháp
o Rủi ro do sự sai lệch trong thanh toán, thu thập số liệu
o Rủi ro xảy ra trong khâu vận hành, sản xuất
o Rủi ro trong quá trình cung cấp
o Rủi ro trong giai đoạn xây dựng, và đưa dự án vào hoạt động
o Các vấn đề rủi ro thuộc về phạm trù vĩ mô
o Rủi ro do các yếu tố xã hội, môi trường tác động đến dự án
Do vậy khi thẩm dịnh các yếu tố rủi ro cán bộ thẩm định thường sử dụng các biện pháp triệt tiêu rủi ro để giúp dự án đạt hiệu quả cao nhất . Các hiệu quả tài chính dự kiến đựoc đều không chịu ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro do vậy cần phải có biện pháp cắt giảm rủi ro tốt nhất
Rủi ro xảy ra do cơ chế chính sách: những bất ổn tài chính như những hạn chế trong luật, các nghị quyết, nghị định, những sắc thuế mới do vậy cần có biện pháp giảm thiểu như chấp hành nghiêm chỉnh luật và các quy
định hiện hành dựa trên mức tuân thủ của dự án, bảo lãnh cụ thể về việc cung cấp ngoại hối, hỗ trợ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu…
1.4.Các phương pháp thẩm định vay vốn của Sở giao dịch 3 1.4.1.Phương pháp thẩm định theo trình tự
Phương pháp thẩm định theo trình tự được sử dụng trong công tác thẩm định tại SGD 3 đây là phuơng pháp đánh giá từ tổng quát đến chi tiết .Đưa ra các kết luận mà kết luận sau phải dựa trên kết luận trước
Đối với thẩm định tổng quát thì đánh giá dự án một cách chung nhất, khái quát nhất để thấy đựợc cái nhìn tổng quát của dự án .Thấy đựoc sự cần thiết phải thực hiện dự án.Tuy nhiên khi thẩm định tổng quát còn vấp phải nhược điểm là khó có thể tìm ra được các sai sót do nhìn nhận dự án ở tổng quát do vậy bước tiếp theo là xem xét dự án ở góc độ chi tiết .Thẩm dịnh dự án chi tiết là đánh giá dự án trên từng phương diện, từng nội dung cụ thể về vốn, kĩ thuật, tài chính, pháp lí, môi trường…Cán bộ thẩm định khi thẩm định ở bước này cũng cần phải xem xét một cách tỉ mỉ cẩn thận từng chi tiết nhỏ trong dự án , nếu như bác bỏ một số nội dung cơ bản của dự án thì có thể ngay sau đó bác bỏ và dừng thẩm định cả dự án .
Tại SGD 3 – ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam thì các bước thẩm định tổng quát và chi tiết đều thực hiện tại phòng quan hệ khách hàng .Tại đây các cán bộ thẩm định sau khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng bao gồm hồ sơ về tư cách khách hàng vay vốn và hồ sơ của dự án vay vốn sẽ tiến hành thẩm định theo sự phân công của trưởng phòng khách hàng , các cán bộ thẩm định sẽ thẩm định độc lập và theo đúng quy trình thẩm định là đi từ tổng quát đến chi tiết của hồ sơ dự án
Phương pháp so sánh đối chiếu được hiểu là là việc so sánh đối chiếu giữa các tiêu chuẩn, định mức, các thông lệ cũng như các kinh nghiệm thực tế với các chỉ tiêu của dự án để từ đó tiến hành phân tích lựa chọn phương án tốt nhất .Đây cũng là một trong những phương pháp thường xuyên được sử dụng thẩm định tại SGD 3. Một số những chỉ tiêu, mà cán bộ thẩm định tại sở thường áp dụng là
o Phân tích đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư, từ đó lựa chọn các phương án đầu tư hợp lí về tất cả các phương diện sau khi đã xem xét kĩ lưỡng
o Đánh giá các tiêu chuẩn về trang thiết bị công nghệ, về sản phẩm của dự án
o Đánh giá các tiêu chuẩn về thiết kế xây dựng … do nhà nước quy định, về các chuẩn mực tài chính dự án có thể thông qua
o Đánh giá các chỉ tiêu về mức vốn đầu tư, suất đầu tư sao cho hợp lí nhất, hay các tiêu chuẩn định mức về nguyên vật liệu, năng lượng, các khoản chi phí như tiền lương, chi phí khác ..
Tùy theo từng phương án cụ thể mà trong quá trình thẩm định cán bộ sẽ tiến hành so sánh và sẽ linh hoạt trong việc vận dụng các kinh nghiệm của mình từ các dự án trước để so sánh tính hợp lí các phưong án đã lựa chọn
Phương pháp này luôn được dùng để thẩm định các dự án vay vốn tại SGD 3 .Do là một trong 3 sở của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nên khối lượng hồ sơ đến xin vay vốn tại SGD 3 là rất lớn do vậy khi thẩm định bằng phương pháp này cán bộ thẩm định ngoài việc nghiên cứu thực tế các số liệu thì còn phải dựa vào các số liệu điện tử có sẵn tại sở để làm căn cứ đối chiếu
1.4.3.Phương pháp phân tích độ nhạy
Khi thẩm định khía cạnh tài chính của dự án tại SGD3 thì cán bộ thẩm định thường sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để có thể đánh giá
được tính hiệu quả về mặt tài chính của dự án. Các chỉ tiêu như NPV, IRR, T,…thường được sử dụng để tính toán sự hiệu quả về mặt tài chính của dự án, xem xét các yếu tố này thay đổi như thế nào khi các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chúng thay đổi
Qua việc phân tích các chỉ tiêu trên thì cán bộ thẩm định sẽ biết được những dự án nào có độ rủi ro cao, dự án nào có độ an toàn là cao nhất, ít gặp rủi ro nhất tạo thuận lợi cho việc ra quyết định đầu tư.Cán bộ thẩm định khi sử dụng phương pháp này phải đưa ra tất cả các khả năng của các yếu tố và sự biến động của chúng, sau đó thực hiện việc thay đổi lần lượt giá trị của các yếu tố để đánh giá sự biến động tầm ảnh hưởng của các biến cố đó đối với chỉ tiêu hiệu quả tài chính
Tại SGD 3 ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam thì phương pháp phân tích độ nhạy luôn được sử dụng trong các bước thẩm định hồ sơ dự án, cán bộ thẩm định sẽ nghiên cứu các dữ liệu liên quan đến dự án, sau đó sẽ tiến hành đánh giá, lựa chọn phương án nào mang lại hiệu quả nhất, tiếp đó cán bộ thẩm định sẽ dự báo mức ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hiệu quả của dựa án
1.4.4.Phương pháp dự báo
Tại SGD 3 phương pháp dự báo thường được sử dụng để thẩm định các dự án đầu tư.Tại đây các cán bộ thẩm định sẽ dựa vào những số liệu vừa thống kê để có thể đưa ra đựơc những dự báo đối với sản phẩm của dự án .Các dự báo về cung cầu của sản phẩm hiện nay trên thị trường như thế nào, tình hình giá cả nguyên vật liệu, các loại chi phí …từ đó có thể nhận thấy đựoc độ khả thi của dự án dựa vào những ảnh hưởng trực tiếp của các dự báo đó
Tại SGD 3 thì phương pháp dự báo đựơc tiến hành song song với phương pháp phân tích độ nhạy khi thẩm định dự án đầu tư.Thông qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dự án để tìm ra các yếu thuận lợi cũng
như khó khăn.Cán bộ thẩm định sẽ thực hiện dự báo về hiệu quả của dự án trong tương lai dưới sự tác động của các yếu tố này
Các phương pháp dự báo thường đựơc cán bộ thẩm định tại SGD 3 sử dụng như phưong pháp định mức, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp sử dụng hệ số co giãn cầu sao, phương pháp ngoại suy thống kê, mô hình tương quan…
1.4.5.Phương pháp triệt tiêu rủi ro
Đối với dự án đầu tư thì yếu tố rủi ro là khó tránh khỏi do thời gian thực hiện dự án thường kéo dài từ lúc bắt đầu thực hiện dự án đến lúc đi vào vận hành khai thác. Cần phải có những biện pháp kinh tế hợp lí nhất để có thể giảm thiểu hay phân tán rủi ro ở mức thấp nhất
Các loại rủi ro thường gặp khi thực hiện dự án đầu tư là
o Rủi ro do công tác giải ngân chậm
o Rủi ro chậm tiến độ thi công hay dịch vụ cung cấp công nghệ không đảm bảo
o Rủi ro do thiếu vốn đầu tư
o Rủi ro về quản lí điều hành
o Rủi ro do thiếu các yếu tố đầu vào cần thiết cho dự án đi vào họat động
o Các loại rủi ro bất khả kháng khác…
Sau khi đã xác định rủi ro các cán bộ thẩm định sẽ tiến hành đề xuất các giải pháp để giảm thiểu rủi ro .Đây là phuơng pháp thực hiện cuối cùng khi thẩm định rủi ro tín dụng của dự án